-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương soạn thảo Văn bản hành chính | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Anh/chị nêu khái niệm về văn bản và văn bản hành chính. Anh/chị sử dụng kỹ thuật trình bày văn bản hành chính để soạn thảo công văn mời họp. Anh/chị hãy phân tích sự giống nhau và khác nhau của văn bản hành chính cá biệt và văn bản quy phạm pháp luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Văn bản hành chính 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Đề cương soạn thảo Văn bản hành chính | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Anh/chị nêu khái niệm về văn bản và văn bản hành chính. Anh/chị sử dụng kỹ thuật trình bày văn bản hành chính để soạn thảo công văn mời họp. Anh/chị hãy phân tích sự giống nhau và khác nhau của văn bản hành chính cá biệt và văn bản quy phạm pháp luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Văn bản hành chính 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Đề 1
Câu 1 (2 điểm): Anh/chị nêu khái niệm về văn bản và văn bản hành chính
● Văn bản - Nghĩa rộng:
+ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người, diễn ra dưới hình thức
giao tiếp bằng ngôn ngữ viết hoặc bằng ngôn ngữ nói.
+ Sản phẩm của quá trình giao tiếp bằng chữ viết là văn bản.
=> văn bản được hiểu là vật/ phương tiện mang tin được ghi bằng ngôn ngữ (ký
hiệu, văn tự hay hình ảnh...), nghĩa là từ bất cứ phương tiện nào dùng để ghi nhận
và truyền đạt thông tin từ chủ thể này sang chủ thể khác. Theo cách hiểu này bia
đá, hoành phi, câu đối, khẩu hiệu, bản vẽ, thư từ, tác phẩm, công trình, bản ghi âm...
đều được gọi là văn bản. - Nghĩa hẹp
+ VB được hình thành trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội; có những nội dung, hình
thức thể hiện, chất liệu và ngôn ngữ khác nhau, mục đích và đối tượng tiếp nhận khác nhau.
+ VB có thể được phân loại theo ngôn ngữ, nội dung, mục đích của văn bản, hoặc căn
cứ vào nguồn gốc phát sinh (nguồn gốc tạo lập), theo chức năng xã hội, chức năng
pháp lý, hoặc căn cứ vào tính chất, hiệu lực pháp lý....
+ Ngày 05 tháng 3 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số
30/2020/NĐ-CP quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. Theo
Nghị định này, "Văn bản là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ
hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình
bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định".
● Văn bản hành chính
- Nghị định số 30/2020/NĐ-CP định nghĩa: Văn bản hành chính" là văn bản hình
thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
=> văn bản hành chính là:
+ loại văn bản trong hệ thống văn bản của nước CHXHCNVN dùng để xử lý, giải
quyết, điều tiết các hoạt động hành chính, những vụ việc trong hoạt động quản lý.
+ các tài liệu, giấy tờ... của các cơ quan, tổ chức dùng để ghi lại, truyền đạt các quyết
định quản lý, hành chính hoặc các thông tin cần thiết hình thành trong hoạt động
của các cơ quan, tổ chức; phản ánh kết quả hoạt động hành chính của các cơ quan, tổ chức đó.
+ phương tiện quan trọng để đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý và phản ánh
kết quả hoạt động của quản lý, đồng thời là tài liệu truyền đạt ý chí, mệnh lệnh của
các cơ quan quản lý đến cấp dưới.
+ là phương tiện thông tin giao dịch qua lại chính thức giữa các cơ quan, tổ chức với
nhau hoặc giữa Nhà nước với tổ chức, Nhà nước với công dân.
Câu 2 (4 điểm): Anh/chị hãy phân tích sự giống nhau và khác nhau của văn bản hành
chính cá biệt và văn bản quy phạm pháp luật.
● Giống nhau
- Đều được xác lập bằng ngôn ngữ viết.
- Đều do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành
- Đều theo trình tự và thủ tục nhất định
- Đều có hiệu lực và bắt buộc thi hành
- Tên các loại văn bản cá biệt giống tên 1 số loại Văn bản quy phạm pháp luật như
Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị,… ● Khác nhau - Quy tắc xử sự:
+ VBHCCB: chứa đựng những quy tắc xử sự riêng
+ VBQPPL: Chứa đựng những nguyên tắc chung
- Thời gian hiệu lực của văn bản
+ VBHCCB: thường áp dụng 1 lần; hiệu lực thời gian ngắn
+ VBQPPL: thường áp dụng nhiều lần; hiệu lực thời gian dài
- Đối tượng thi hành
+ VBHCCB: Áp dụng đối với 1 hoặc 1 nhóm đối tượng cụ thể, được chỉ rõ
+ VBQPPL: Áp dụng đối với nhiều hay một nhóm đối tượng
- Dùng làm căn cứ để tăng tính hợp pháp của văn bản
+ VBHCCB: Áp dụng Văn bản quy phạm pháp luật để làm căn cứ pháp lý
+ VBQPPL: Cơ sở pháp lý cho văn bản cá biệt.
- Cơ quan ban hành văn bản
+ VBHCCB: Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước (Thủ trưởng, Bộ trưởng hoặc Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, UBND các cấp), Thủ trưởng các cơ quan hành chính sự
nghiệp, Thủ trưởng các doanh nghiệp
+ VBQPPL: Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, Chánh án TAND tối cao,
Viện trưởng VKSND tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng kiểm
toán nhà nước, Hội đồng nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp - Phạm vi tác động + VBHCCB: hẹp + VBQPPL: rộng
Câu 3 (4 điểm): Anh/chị sử dụng kỹ thuật trình bày văn bản hành chính để soạn thảo công văn mời họp.
● Khái niệm: Là văn bản để các cơ quan, tổ chức mời đối tác hoặc các cán bộ, nhân
viên đến dự các cuộc họp, hội nghị, đại hội quan trọng hay các buổi hội thảo, tọa đàm
khoa học... do đơn vị tổ chức.
● Bố cục nội dung:
- Phần đặt vấn đề: nêu rõ lý do, mục đích của cuộc họp, hội nghị, hội thảo.
- Phần giải quyết vấn đề: nêu cụ thể thời gian, địa điểm, thành phần tham dự cuộc
họp, hội nghị, hội thảo. Nêu nội dung chính và các yêu cầu khi tham dự cuộc
họp, hội nghị, hội thảo.
- Phần kết luận: nêu yêu cầu hay đề nghị các đại biểu tham gia cuộc họp, hội
nghị… thực hiện: đúng giờ, trang phục, đúng thành phần,... Thường kết thúc bằng
câu “Rất mong được đón tiếp quý vị” thể hiện sự nhiệt tình và chu đáo của người mời ĐỀ SỐ 2
Câu 1 Anh/chị hãy nêu các đặc điểm của văn phong hành chính công vụ.
Văn phong hành chính công vụ là một loại văn phong hỗn dung giữa văn phong pháp luật
và văn phong hành chính. Văn phong hành chính là dạng ngôn ngữ viết đặc thù, có tính
khuôn mẫu với việc sử dụng ngôn ngữ đặc trưng.
Đặc điểm: 5 đặc điểm
a. Tính chính xác, mạch lạc
- Ngôn ngữ: phản ánh đúng nội dung cần truyền đạt, phản ánh tường tận, sáng rõ
các vấn đề, tránh để hiểu nhầm, hiểu sai ý.
- Giữa các phần, các ý phải có sự tiếp nối theo một trật tự rõ ràng, mạch lạc - Từ ngữ:
+ Ưu tiên sử dụng nhóm thuật ngữ hành chính phổ biến, nhất quán, đơn nghĩa, chính xác và trung tính
+ Không sử dụng từ ngữ địa phương, từ có sắc thái biểu cảm, biệt ngữ, tiếng
lóng, cách nói mơ hồ, bóng bẩy, nước đôi.. - Câu văn:
+ Chặt chẽ về ngữ pháp, sáng rõ về nghĩa. Các ý biểu đạt chính xác, rõ ràng,
mạch lạc; không diễn đạt vòng vo, luẩn quẩn, mơ hồ, nước đôi, mập mờ tối nghĩa…
+ Phải được sắp xếp đúng trật tự cần thiết, dùng quan hệ từ và dấu câu phù hợp
+ Chính xác về chính tả, thống nhất về phiên âm, chuyển tự hay dịch từ ngữ vay
mượn từ ngôn ngữ nước ngoài, thống nhất viết hoa, viết tắt và các kí hiệu…
+ Có liên kết chặt chẽ về nội dung, cấu trúc hình thức giữa các câu, các đoạn và toàn văn bản b. Tính khuôn mẫu - Về thể thức:
+ VBHC phải thể hiện đầy đủ không được thiếu bất cứ thành phần thể thức nào
+ Phải được soạn thảo theo đúng thể thức mà NHà nước quy định - Về ngôn ngữ:
+ Dùng những khuôn cấu trúc cụ thể của những nhóm văn bản và những văn bản cụ thể.
+ Còn được quy định cụ thể đến cả việc sử dụng những câu, từ, cấu trúc có sẵn
mà không bị coi là lỗi lặp từ, lặp câu
+ Tính khuôn mẫu đảm bảo cho sự thống nhất, kỷ cương, chuẩn mực của văn
bản hành chính => giúp:
việc soạn thảo thuận tiện, chính xác hơn
việc lưu trữ, sắp xếp hồ sơ tài liệu, công văn trở nên khoa học
đem lại thẩm mỹ cao cho văn bản hành chính
c. Tính nghiêm túc, trang trọng
- Ngôn ngữ: trang nghiêm, lịch sự, là ngôn ngữ của lý trí. là một đặc trưng rất riêng của VBHC
- Thành phần thể thức: phải có đủ các thành phần thể thức. Nếu thiếu đi một trong
số những thành phần thể thức không có hiệu lực pháp lý d. Tính khách quan
- Trình bày thông tin một cách khách quan, không thiên vị vì nó là tiếng nói quyền
lực của Nhà nước không phải của bất kỳ cá nhân nào
- Ngôn ngữ: khách quan và mang tính đại diện. Người soạn thảo vbhc không được
quyền đưa quan điểm cá nhân vào mà phải nhân danh tổ chức, cơ quan, tập thể,
trình bày đúng ý chí của NN, của cơ quan, tập thể đó.
+ Khách quan, không dùng từ ngữ biểu cảm, ít dùng đại từ nhân xưng số ít, không
dùng các danh từ chỉ mối quan hệ thân thuộc để xưng hô giữa các cá nhân, cơ
quan, tổ chức trong quá trình giải quyết công việc chung.
+ Dùng từ ngữ chỉ chức danh, chức vụ hoặc dùng tên cơ quan tổ chức để xưng hô trong văn bản
- Thông tin: đúng hiện thực khách quan, không hư cấu, không được tô hồng hay
bóp méo thông tin, làm sai sự thật theo ý chủ quan của người soạn thảo văn bản.
e. Tính phổ thông, đại chúng
- Ngôn ngữ: mang tính phổ thông, đại chúng, dễ đọc, dễ hiểu, dễ tiếp thu đối với
quần chúng nhân dân (vì đối tượng tiếp nhận là những người dân thuộc nhiều tầng lớp khác nhau)
Câu 2 (4 điểm): Anh/chị hãy phân tích sự giống nhau và khác nhau của văn bản
hành chính cá biệt và văn bản hành chính thông thường. VBHC cá biệt VBHC thông thường
- Đều được xác lập bằng ngôn ngữ viết.
- Đều được ban hành bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền - Giống
Đều có nội dung là ý chí của chủ thể ban hành => nhằm đạt được mục tiêu quản lý nhau
- Đều có hình thức do pháp luật quy định
- Theo trình tự và thủ tục nhất định
- Đều là những văn bản được Nhà nước đảm bảo thực hiện
Thẩm quyền ban hành - Do cơ quan, tổ chức
- Do cơ quan, tổ chức có thẩm
nhà nước có thẩm quyền quyền Mục đích ban hành
- Nhằm đưa ra quy tắc xử - Nhằm thực thi các văn bản
sự riêng áp dụng với một quản lý nhà nước như công bố hoặc một nhóm đối
hoặc thông báo về một chủ
tượng cụ thể, được chỉ
trương, quyết định hay nội
rõ, thường dùng để giải
dung và kết quả hoạt động của
quyết một vụ việc cụ thể một cơ quan, tổ chức
- Dùng để giải quyết các công
việc cụ thể, phản ánh tình hình,
ghi chép lại các ý kiến và kết
luận trong các hội nghị
- Thông tin giao dịch, trao đổi
chính thức giữa cơ quan, tổ
chức với nhau hoặc giữa tổ
chức và công dân, hoặc đôn Khác
đốc, nhắc nhở, thông báo… nhau
các công việc trong cơ quan, tổ chức. Phạm vi ban hành Hình thức ban hành
- Văn bản theo quy định - Văn bản theo quy định của của PL PL Nội dung ban hành
Mệnh lệnh cụ thể dựa
Chứa đựng các quy tắc chung
trên cơ sở các quy phạm mang tính pháp lý hoặc mệnh
pháp luật để áp dụng giải lệnh cá biệt được ban hành để
quyết công việc phát sinh tổ chức thực hiện các văn bản
QPPL và các văn bản áp dụng PL
Đối tượng thi hành
- Áp dụng một số đối
Luôn cụ thể, xác định có 1 dấu tượng nhất định
hiệu nhân thân nếu là cá nhân, - Áp dụng 1 lần; hiệu
tên gọi, địa chỉ nếu là tổ chức
lực thời gian ngắn, tác động phạm vi hẹp
Câu 3 (4 điểm): Anh/chị sử dụng kỹ thuật trình bày văn bản hành chính để soạn
thảo công văn đề nghị giải quyết công việc. a. Khái niệm:
- Công văn là văn bản hành chính không có tên loại dùng để thông tin, giao dịch và
trao đổi công tác… giữa các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết các nhiệm vụ có liên quan
- Công văn đề nghị là văn bản của cấp dưới gửi lên cấp trên nhằm đề đạt một vấn đề
cần giải quyết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. b. Nội dung
- Bố cục nội dung
+ Phần mở đầu: Đặt vấn đề:
Cần nêu lý do, mục đích của việc đề nghị, kiến nghị, yêu cầu
Căn cứ vào thực tiễn và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân được giao,
hoặc văn bản quản lý của Nhà nước làm cơ sở để soạn thảo công văn
+ Phần nội dung: Giải quyết vấn đề
Nêu cụ thể nội dung đề nghị hoặc kiến nghị và cách thức giải quyết đề nghị, kiến nghị đó.
Cần phải diễn đạt rõ ràng, lý lẽ chặt chẽ, có sức thuyết phục để đạt được sự chấp thuận
+ Phần kết thúc: Kết luận
Thể hiện sự mong muốn nhận được sự quan tâm, xem xét giải quyết các đề
nghị, kiến nghị đã nêu.
Kết thúc cần sử dụng cụm “Xin chân thành cảm ơn!” hoặc “Trân trọng cảm ơn!”
Sử dụng các từ mang tính trang trọng và tôn trọng đối với cấp trên: Kính mong, Kính đề nghị… ĐỀ 3
Câu 1 (2 điểm): Anh/chị hãy nêu khái niệm thể thức của văn bản hành chính.
- Thể thức văn bản hành chính: tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm
những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần
bổ sung trong trường hợp cụ thể hoặc đối với các loại văn bản nhất định.
- Thể thức của văn bản hành chính bao gồm các thành phần: (10 thành phần)
+) Quốc hiệu và tiêu ngữ
+) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
+) Số, ký hiệu của văn bản
+) Địa danh và thời gian ban hành văn bản
+) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản +) Nội dung văn bản
+) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
+) Dấu và chữ ký số của cơ quan, tổ chức +) Nơi nhận
- Tầm quan trọng của thể thức văn bản hành chính:
+) Thể thức văn bản là toàn bộ các bộ phận cấu thành văn bản Nhằm đảm bảo văn
bản có hiệu lực pháp lý và sử dụng được thuận lợi trong quá trình hoạt động của các cơ quan.
+) Thể thức trong văn bản là những yếu tố hình thức và nội dung có tính bố cuch đã được thể chế hóa.
+) Thể thức nếu thiếu văn bản sẽ không được xem là hợp thức Việc truyền đạt các
quyết định quản lý sẽ không đạt hiệu quả mong muốn
+) Có những thể thức nếu thiếu sẽ khó xác định được trách nhiệm của người hay bộ
phận soạn thảo văn bản việc tra tìm, đky vb gặp khó khăn
=> Thể thức văn bản có yếu tố cấu thành nghi thức nhà nước Cần được tôn trọng
và tuân thủ nghiệm ngặt trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản.
Câu 2 (4 điểm): Anh/chị hãy phân tích về văn phong hành chính công vụ sử dụng trong
các văn bản hành chính.
- Văn phong hành chính công vụ: dạng ngôn ngữ viết đặc thù, có tính khuôn mẫu với
việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ đặc trưng
+ Văn phong hành chính công vụ là loại văn phong hỗn dung giữ văn phong pháp
luật và văn phong hành chính.
+ Đòi hỏi người soạn thảo phải sử dụng ngôn ngữ theo khuôn mẫu nhất định, phù
hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích giao tiếp; địa vị của người giao tiếp trong văn bản.
- Đặc điểm của văn phong hành chính công vụ:
+ Tính chính xác, rõ ràng: VBHC chứa những thông tin quan trọng phải được
diễn đạt chính xác, mạch lạc, rõ ràng, phản ánh tường tận, sáng tỏ vấn đề.
Từ ngữ trong vbhc: ưu tiên sử dụng nhóm thuật ngữ hành chính phổ biến,
nhất quán, đơn nghĩa, chính xác và trung tính. Không sử dụng ngôn từ địa
phương, từ ngữ có sắc thái biểu cảm tiếng lóng,...
Câu văn: chặt chẽ về ngữ pháp, rõ ràng, sáng tỏ về nghĩa. Các ý được diễn đạt
chính xác, rõ ràng, mạch lạc. Không diễn đạt vòng vo, luẩn quẩn, mơ hồ, nước
đôi, chung chung, đại khái.
Câu văn phải được sắp xếp đúng trật tự cần thiết, dùng quan hệ từ và dấu câu
phù hợp. Câu phải chính xác về chính tả, thống nhất về phiên âm, thống nhất
về viết hoa, viết tắt và các ký hiệu phi ngôn ngữ khác. Thống nhất về số lượng,
đại lượng, ký hiệu đo lường.
Văn bản có sự liên kết chặt chẽ về nội dung, cấu trúc hình thức giữa các câu,
các đoạn và toàn bài văn.
+ Tính phổ thông đại chúng:
Đối tượng tiếp nhận của vbhc không chỉ là các cơ quan, tổ chức mà còn là
những người dân tộc thuộc nhiều tầng lớp nhân dân, vùng miền, trình độ văn
hóa, nghề nghiệp, tuổi tác khác nhau ngôn ngữ biểu đạt phải mang tính phổ
thông, dễ hiểu, dễ đọc dễ tiếp thu người dân hiểu đúng mới có thể thực hiện đúng nội dung. + Tính khách quan
VBHC là tiếng nói của nhà nước trình bày thông tin khách quan, không thiên vị
Người soạn thảo không được phép đưa quan điểm cá nhân mình vào văn bản
mà phải nhân danh cơ quan, tổ chức, tập thể, trình bày đúng ý chí của nhà nước
ngôn ngữ sử dụng phải khách quan, mang tính đại diện.
Thông tin trình bày khách quan, không hư cấu, không tô hồng hay bóp méo
thông tin làm sai sự thật theo chủ ý của người soạn thảo.
Ngôn ngữ phải khách quan, không dùng từ biểu cảm, ít dùng đại từ nhân xưng
số ít, không dùng danh từ chỉ mối quan hệ thân thuộc để xưng hô mà phải dùng
từ chỉ chức danh hoặc dùng tên cơ quan, tổ chức để xưng hô.
+ Tính trang trọng, lịch sự
Vb là phương tiện giao tiếp, là phát ngôn bằng giấy tờ của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân nhằm ban hành mệnh lệnh, thông tin, hướng, dẫn giải quyết,
điều hành các công việc hay giải quyết, tường trình, báo cáo vấn đề gì đó.
Tính trang nghiêm thể hiện rất rõ trong thành phần thể thức của văn bản hành
chính. Nếu thiếu bất kỳ phần nào trong thể thức đã được quy định thì văn bản
đó sẽ không có giá trị pháp lý và thực tế.
Ngôn ngữ sử dụng phải trang nghiêm. lịch sử là ngôn ngữ của lý trí. Đây là
đặc trưng rất riêng của vb hành chính + Tính khuôn mẫu
Về hình thức: Tính khuôn mẫu được quy định rõ trong thể thức. Văn bản hành
chính phải thể hiện đầy đủ các phần và theo đúng thể thức nhà nước quy định
Về ngôn ngữ: Dùng đúng những khuôn cấu trúc cụ thể của nhóm văn bản và
những văn bản cụ thể; nhất là những văn bản hành chính thông dụng, văn bản
chuyên môn, văn bản kỹ thuật. Tính khuôn mẫu còn được quy định cụ thể đến
cả việc sử dụng những câu từ, cấu trúc có sẵn mà không bị coi là lỗi lặp từ, lăp câu.
Tính khuôn mẫu đảm bảo cho sự thống nhất, kỷ cương, chuẩn mực của văn
bản hành chính, giúp cho việc soạn thảo văn bản hành chính thuận tiện, chính
xác, giúp cho việc lưu trữ, sắp xếp hồ sơ, tài liệu công văn khoa học, đem lại
giá trị thẩm mỹ cao cho văn bản hơn.
VBHC được soạn thảo theo đúng khuôn mẫu là một trong những yếu tố quan
trọng, quyết định hiểu lực pháp lý của văn bản đó.
Câu 3 (4 điểm): Anh/chị sử dụng kỹ thuật trình bày văn bản hành chính để soạn thảo
công văn hướng dẫn thực hiện chỉ thị của cấp trên.
- Công văn hướng dẫn: VB được sử dụng để hướng dẫn thực hiện các công việc cụ
thể hoặc giải thích chủ trương, chính sách của nhà nước có liên quan đến ngành, lĩnh
vực mà cơ quan, tổ chức đang đảm nhiệm. - Bố cục:
+) Phần mở đầu: Nêu những văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho việc hướng dẫn, giải thích.
+) Phần nội dung: nêu rõ những nội dung quan trọng cần lưu ý và đưa ra các nhận
định, phân tích tình hình. Giải thích những vấn đề nêu lên trong văn bản và những yêu
cầu cụ thể cần thực hiện. Đề ra những biện pháp tổ chức, quán triệt các nội dung quan
trọng, nghiêm túc thực hiện nghiên cứu và phối hợp.
+) Phần kết thúc: Phân tích ý nghĩa, tác dụng của chủ trương chính sách đó về mặt
chính trị, kinh tế, xã hội. Nêu rõ mục đích chủ chương và nhấn mạnh vào về tính
nghiêm túc trong việc thi hành văn bản. BỘ Y TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM —-----
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
—---------------------------------- Số: 796 /BYT-MT
Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2022
V/v hướng dẫn công tác phòng, chống
dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp
Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ
ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19", căn cứ tình hình dịch bệnh hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam, tỷ lệ bao
phủ vắc xin phòng COVID-19 cao trên phạm vi toàn quốc. Bộ Y tế đã xây dựng, bổ sung
một số nội dung hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học để tạo điều
kiện thuận lợi cho cơ sở giáo dục khi tổ chức dạy, học trực tiếp, cụ thể như sau:
1. Về quy trình xử trí khi phát hiện trường hợp F0 trong cơ sở giáo dục:
Bước 1: Khi có trường hợp F0, báo ngay Hiệu trưởng/ Ban chỉ đạo/Tổ an
toàn phòng chống, chống dịch COVID-19 của nhà nước. Nhà tường chuyển ngay
trường hợp F0 xuống phòng cách ly tạm thời của trường học theo lối đi riêng đã phân công
Bước 2: Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19
của nhà trường thông báo đồng thời ngay cho trạm y tế cấp xã hoặc cơ sở y tế đã
được giao nhiệm vụ phân công hỗ trợ trường học trong công tác phòng, chống dịch
COVID-19 để ngay lập tức đến xử lý cùng. Bước 3:
- Đối với lớp có học sinh F0: Sau khi xác định đối tượng là F1, cho học sinh
không phải là F1 di chuyển sang lớp học dự phòng và khử khuẩn toàn bộ lớp học.
- Đối với học sinh các lớp học khác:
+ Nếu không có sự giao lưu tiếp xúc với F0 thì cho đi học bình thường.
+ Nếu xác định có học sinh tiếp xúc gần (F1) với trường hợp F0 thì tiến hành
xét nghiệm kháng nguyên nhanh với trường hợp là F1 đó và thực hiện cách ly tại
khu vực phòng riêng hoặc chuyển về nơi thường trú để thực hiện cách ly.
2. Yêu cầu cơ sở giáo dục không bắt buộc tất cả học sinh phải xét nghiệm trước khi
trở lại trường để học trực tiếp, chỉ xét nghiệm đối với trường hợp nghi ngờ (sốt, ho,
khó thở, … hoặc có triệu chứng nghi ngờ khác) hoặc có tiền sử tiếp xúc với F0. Trân trọng cảm ơn. Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG - Như trên; THỨ TRƯỞNG
- PTTg Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Đồng chí Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng; - Văn phòng Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Sở Y tế các tỉnh/thành phố;
Nguyễn Trường Sơn - Lưu VT,MT. ĐỀ 4
Câu 1 (2 điểm): Anh/chị hãy nêu các yêu cầu về nội dung của văn bản hành chính.
Trong quá trình soạn thảo nội dung của văn bản hành chính cần đảm bảo: 1. Tính mục đích
Trước khi soạn thảo, người viết cần xác định các mục tiêu, giới hạn điều chỉnh của
văn bản, phải trả lời các vấn đề như: Ban hành để làm gì? Giải quyết việc gì?
Mức độ văn bản cần giải quyết?
Kết quả cần thực hiện?
Văn bản thuộc thẩm quyền của đơn vị, bộ phận nào? Nội dung có phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi.
Phạm vi tác động của văn bản
Xác định trật tự pháp lý của văn bản. VB phải thể hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
=> Người soạn thảo phải nắm vững các nội dung, nắm vững kĩ thuật, chủ trương, chính sách. 2. Tính khoa học
Một văn bản có tính khoa học đảm bảo:
- Có đủ lượng thông tin quy phạm và thông tin thực tế
- Các thông tin khi được sử dụng để vào văn bản phải được xử lý, đảm bảo
chính xác các thông tin, đúng thực tế.
- Đảm bảo tính logic về mặt nội dung, sự nhất quán về chủ đề, bố cục. Các ý
phải có sự nhất quán, mối quan hệ mật thiết với nhau. Nội dung phải rõ ràng.
- Sử dụng ngôn ngữ hành chính công vụ chuẩn mực. Ngôn ngữ và cách hành
văn nghiêm tức, khách quan, phổ thông
- Đảm bảo tính hệ thống của văn bản
- Nội dung phải có tính dự báo cao.
- Nội dung và cách trình bày có hướng quốc tế hóa 3. Tính công quyền
- VB thể hiện quyền lực đòi hỏi mọi đối tượng phải tuân theo, thể hiện địa vị
pháp lý của chủ thể pháp luật
- Nội dung VB chỉ ra quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ
xã hội mà nó điều chỉnh.
- VB phải có nội dung hợp pháp, được ban hành theo đúng hình thức và trình
tự do PL quy định, ban hành đúng thẩm quyền.
- Vb phản ánh và thể hiện quyền lực của nhà nước, đảm bảo cơ sở pháp lý để
nhà nước giữ vững quyền lực của mình.
- Tính công quyền cho thấy tính cưỡng chế, bắt buộc thực hiện ở các mức độ
khác nhau của văn bản. Để đảm bảo, văn bản cần được ban hành đúng thẩm
quyền, chỉ sử dụng để giải quyết các công việc trong phạm vi.
- Biểu hiện khác của tính công quyền đó là nội dung được trình bày dưới dạng
các quy phạm pháp luật, thể hiện rõ hai mặt: cho phép và bắt buộc. 4. Tính đại chúng
- Nội dung được viết bằng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu nhưng phải đảm bảo
tính nghiêm túc, chặt chẽ.
- Tránh lạm dụng các thuật ngữ chuyên môn, kĩ thuật mà không giải thích gây khó hiểu.
- Nội dung phải gắn liền với đời sống xã hội, liên quan trực tiếp phản ánh
nguyện vọng chính đáng của đông đảo quần chúng nhân dân.
- VB cần được diễn đạt, trình bày phù hợp với đối tương tiếp nhận và thực hiện. 5. Tính khả thi
- Tính khả thi phải phù hợp giữa nội dung của văn bản với các điều kiện KT - XH hiện tại.
Tính khả thi thường được đánh giá ở sự phù hợp giữa văn bản với các điều kiện kinh tế,
xã hội hiện tại. Phản ánh mối tương quan giữa trình độ pháp luật với trình độ phát triển
kinh tế, xã hội. Nếu VB phản ánh chính xác, kịp thời sẽ tạo đòn bẩy tăng trưởng kinh tế,
xã hội, tạo điều kiện pháp triển. Ngược lại những VB không phù hợp sẽ làm giảm sút hiệu quả quán lý nhà nước.
- Tính khả thi thể hiện ở sự phù hợp các nội dung VBPL với đường lối chính
sách của Đảng, và lợi ích các bên liên quan.
VBPL phải có nội dung phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng trongquas trình thể
chế hóa thành pháp luật hoặc trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả mới bảo vệ hiệu
hiệu lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp lao động.
Cho nên, VBPL phải có các quy định, các mệnh lệnh chi tiết, cụ thể để dễ dàng triển khai
thực hiện trong thực tế, phù hợp với khả năng của cơ quan có phẩm quyền.
- Nội dung VBPL phải phù hợp với đối tương tác động và tuyên truyền đạo
đức, phong tục tập quán, văn hóa, lối sống.
Phải phù hợp với thực trạng ý thức xã hội, đặc biệt là các quy phạm đạo đức, tôn giáo,
phong tục, tập quán. VB phải tác động đến nhận thức của những đối tượng có liên quan,
qua đó mới điều chỉnh hành vi của họ. Khi xây dựng văn bản và dự thảo từng quy định
quan trọng của văn bản nếu người soạn đánh giá được tác động kinh tế - xã hội cũng như
dự kiện nguồn lực đảm bảo thi hành VB, thì VB mới có tính khả thi cao.
- Tính khả thi còn được thể hiện nội dung của văn bản phải phù hợp với pháp
luật của các nước trong khu vực và thế giới
Trong điều kiện hội nhập kinh tế, sự phù hợp này là cần thiết, có như vậy mới tạo điều
kiện thuận lợi cho các hoạt động hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Tính khả thi của VBPL còn thể hiện trong kỹ thuật soạn thảo.
Tính khả thi còn được xem xét dưới góc độ pháp lý thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, xây
dựng kết cấu, bố cục chặt chẽ, logic. Ngôn ngữ chính xác, một nghĩa, các diễn đạt và trình
bày cô đọng, dễ hiểu. Việc tuân thù các kỹ thuật soản thảo có tác động trực tiếp và sâu sắc tới tính khả thi
Câu 2 (4 điểm): Anh/chị hãy phân tích về tính khả thi của văn bản hành chính.
Tính khả thi là một yêu cầu đối với văn bản, đồng thời là hiệu quả của sự kết hợp đúng
đắn và hợp lý các yêu cầu nêu trên. Tính khả thi thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Tính khả thi của văn bản pháp luật phải phù hợp giữa nội dung của văn
bản với các điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại
Tính khả thi thường được đánh giá ở sự phù hợp giữa nội dung văn bản với các điều
kiện kinh tế - xã hội hiện tại. Sự phù hợp này phản ánh rất rõ mối tương quan giữa trình
độ pháp luật với trình độ pháp triển kinh tế - xã hội. Pháp luật và kinh tế có mối quan
hệ biện chứng với nhau. Nếu văn bản phản ánh chính xác, kịp thời những vấn đề đặt ra
từ thực tiễn, chứa đựng nội dung phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
và yêu cầu các quản lý nhà nước sẽ tạo những “đòn bẩy” tăng trưởng kinh tế - xã hội
góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
Ngược lại, những trường hợp văn bản không phù hợp là nguyên nhân làm giảm sút hiệu
quả của quản lý nhà nước. Văn bản pháp luật cũng có thể có tác động tiêu cực nếu nó
đi ngược lại sự vận động phát triển của đời sống xã hội sẽ làm kìm hãm pháp luật,
không phù hợp với sự phát triển kinh tế.
- Tính khả thi của văn bản thể hiện ở sự phù hợp của nội dung văn bản
pháp luật với đường lối chính sách của Đảng, và lợi ích của các bên liên quan
Các văn bản pháp luật phải có nội dung phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng
trong quá trình thể chế hóa thành pháp luật hoặc trong việc tổ chức thực hiện trên thực
tế các đường lối, chính sách đó, có như vậy mới bảo đảm thực hiện có hiệu quả và mới
bảo vệ hữu hiệu lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác.
Vì vậy, văn bản pháp luật còn đòi hỏi phải có các quy định, các mệnh lệnh chi tiết, cụ
thể để dễ dàng triển khai thực hiện trong thực tế, phù hợp với khả năng của các cơ quan
có trách nhiệm trong việc tổ chức và thực hiện văn bản và phù hợp với nhận thức pháp
luật của đối tượng có liên quan.
- Nội dung văn bản pháp luật phải phù hợp với đối tượng tác động và truyền
thống đạo đức, phong tục tập quán, văn hóa, lối sống
Nội dung văn bản pháp luật phải phù hợp với thực trạng ý thức xã hội, đặc biệt là các
quy phạm đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán trong xã hội. Vì muốn tác động vào
các đối tượng quản lý, trước hết chủ thể có thẩm quyền phải sử dụng văn bản để tác
động tới nhận thức của những đối tượng có liên quan, qua đó mới điều chỉnh hành vi của họ.
Khi xây dựng văn bản và dự thảo từng quy định quan trọng của văn bản nếu người soạn
thảo đánh giá được tác động kinh tế - xã hội cũng như dự kiến nguồn lực bảo đảm thi
hành văn bản (khía cạnh tích cực, tiêu cực) thì văn bản khi được áp dụng, chắc chắn sẽ có tính khả thi cao.
- Tính khả thi của văn bản pháp luật còn được thể hiện nội dung của văn
bản phải phù hợp với pháp luật của các nước trong khu vực và trên thế giới
Trong điều kiện hội nhập kinh tế và mở rộng giao lưu hợp tác nhiều mặt với các nước,
các tổ chức quốc tế như hiện nay, sự phù hợp này là cần thiết, đặc biệt là đối với các
quy định về quản lý kinh tế, tuy nhiên cũng cần xác định rõ những vấn đề nào có thể tiếp thu có chọn lọc.
- Tính khả thi của văn bản pháp luật còn thể hiện trong kỹ thuật soạn thảo
văn bản pháp luật
Tính khả thi của văn bản pháp luật còn được xem xét dưới góc độ pháp lý thông qua
việc sử dụng ngôn ngữ, xây dựng kết cấu văn bản, bố cục logic, chặt chẽ. Các thuật ngữ
pháp lý được sử dụng chính xác, một nghĩa; cách diễn đạt, trình bày nội dung văn bản
phải cô đọng, khoa học, dễ hiểu, phù hợp
Cho nên các yếu tố thuộc kỹ thuật soạn thảo văn bản thì việc sử dụng ngôn ngữ có tác
động trực tiếp và khá sâu sắc tới tính khả thi của văn bản.
Bên cạnh đó, việc phân chia, sắp xếp văn bản thành đề mục nhỏ hơn, có phối hợp với
việc đánh số, đặt tên, đặt nhan đề cho các đề mục đó; việc xác lập cơ cấu hình thức của
văn bản cũng có ảnh hưởng.
Câu 3 (4 điểm): Anh/chị sử dụng kỹ thuật trình bày văn bản hành chính để soạn
công văn đôn đốc, nhắc nhở công việc. - Khái niệm:
Công văn đôn đốc nhắc nhớ là truyền đtạ mệnh lệnh cho cấp dưới thực hiện và đảm
bảo tiến độ, chất lượng công việc, đưa ra các biện pháp nhằm thực thi công tác quản lý,
điều hình được xuyên xuốt, nhịp nhàng - Bố cục
+ Mở đầu: nêu cơ sở thực tiễn, mục đích, yêu cầu công việc được triển khai, tóm tắt
công việc, hoặc nhắc lại chủ trương, kế hoạch đã có, các việc còn tồn đọng, nêu lý
do và yêu cầu khắc phục.
+ Phần nội dung - nêu rõ công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện. Có thể nêu ra
các giải pháp hoặc phương án nhằm giải quyết vướng mắc, khó khăn
+ Kết thúc: nêu lại yêu cầu, đề nghị cấp dưới phải báo cáo kết quả công việc - Bài mẫu UBND QUẬN LÊ CHÂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 140/CV-GDĐT
Hải Phòng, ngày 13 tháng 1 năm 2023
V/v nhắc nhở thực hiện cơ sở dữ liệu
báo cáo thống kê kỳ đầu năm học 2023 - 2024 Kính gửi:
- Hiệu trưởng cơ sở giáo dục Mầm non Ngôi nhà Trẻ thơ;
- Hiệu trưởng cơ sở giáo dục Mầm non Hoa Mai
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo về báo cáo thống kê trên hệ
thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản thực hiện
báo cáo thống kê đầu năm. Tuy nhiên đến ngày 13/1/2023 vẫn còn 2 đơn vị nêu trên
chưa thực hiện trên hệ thống.
Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị có tên trên, có mặt tại trường THCS
Tô Hiệu lúc 08 giờ ngày 17 tháng 1 năm 2023 để được hỗ trợ hoàn thiện báo cáo.
Vì tính chất quan trọng, đề nghị các đơn vị có mặt đúng giờ. Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG Như kính gửi;
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) Lưu VT.