Đề KSCL Học Kỳ 1 Văn 9 Phòng GD Huyện Xuân Trường 2023-2024 (Có Lời Giải)

Tổng hợp Đề KSCL Học Kỳ 1 Văn 9 Phòng GD Huyện Xuân Trường 2023-2024 (Có Lời Giải) rất hay và bổ ích giúp bạn đạt điểm cao. Các bạn tham khảo và ôn tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp đến nhé. Mời bạn đọc đón xem.

Thông tin:
7 trang 10 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề KSCL Học Kỳ 1 Văn 9 Phòng GD Huyện Xuân Trường 2023-2024 (Có Lời Giải)

Tổng hợp Đề KSCL Học Kỳ 1 Văn 9 Phòng GD Huyện Xuân Trường 2023-2024 (Có Lời Giải) rất hay và bổ ích giúp bạn đạt điểm cao. Các bạn tham khảo và ôn tập để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp đến nhé. Mời bạn đọc đón xem.

77 39 lượt tải Tải xuống
Trang 1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN XUÂN TRƯỜNG
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học: 2023 – 2024
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Đề khảo sát gồm: 02 trang
Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng viết chữ cái đứng trước
phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Từ “chiều chiều” trong câu ca dao: “Chiều chiều ra đứng ngõ sau/Trông về quê mẹ
ruột đau chín chiều.” có sử dụng:
A. Từ đồng nghĩa B. Từ trái nghĩa
C. Từ đồng âm D. Từ nhiều nghĩa
Câu 2. Câu tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
“Người khôn nói ít, làm nhiều.
Không như người dại nói nhiều nhàm tai.”
A. Phương châm về lượng B. Phương châm quan hệ
C. Phương châm lịch s D. Phương châm về chất
Câu 3. Trong các câu văn sau (trích “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long), câu nào sử
dụng lời dẫn gián tiếp?
A. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống.
B. Quê cháu ở Lào Cai này thôi. C. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian.
D. Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều.
Câu 4. Dòng nào dưới đây không phải là thành ngữ?
A. Bèo dạt mây trôi B. Chém to kho mặn
C. Chuối sau cau trước D. Mình đồng da sắt
Câu 5. Dòng nào sau đây hoàn toàn là từ láy ?
A. Lênh đênh, xa xôi, hắt hiu B. Ngặt nghèo, lúng túng, du dương
C. Tươi tắn, đo đỏ, đông đủ D. Tươi tốt, lảnh lót, là lượt
Câu 6. Từ “sử thi” là thuật ngữ khoa học của ngành nào?
A. Toán học B. Văn học C. Lịch sử D. Sinh học
Câu 7. Tác dụng của các biện pháp liệt kê, lặp cú pháp trong đoạn văn sau là gì?
"Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực
dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ
quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa." (Hồ Chí Minh)
A. Vạch trần bản chất phản động, lạc hậu, dối trá của bọn thực dân, phát xít và triều
đình phong kiến.
B. Nêu bật những kết quả, ý nghĩa to lớn của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
C. Khẳng định vai trò to lớn của nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng trong
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Thể hiện những diễn biến hết sức nhanh chóng, mau lẹ của cuộc Cách mạng tháng
Tám năm 1945.
Câu 8. Dòng nào dưới đây sắp xếp các từ đúng với trường từ vựng văn học?
Trang 2
A. Tác giả, tác phẩm, văn bản, tiết tấu, xung đột kịch, giọng điệu, hư cấu, nhân vật
trữ tình.
B. Tác giả, tác phẩm, nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ
tình, câu văn, câu thơ.
C. Tác giả, tác phẩm, bút vẽ, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình,
câu văn, câu thơ.
D. Tác giả, tác phẩm, biên đạo múa, nhân vật, cốt truyện, hư cấu, câu văn, câu thơ,
văn bản.
Phần II. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm) Đọc văn bản sau:
“Theo một nghĩa nào đó, sự bình yên trong tâm hồn được đo bằng khả năng thích nghi
với hiện tại. Bất kể chuyện xảy ra ngày hôm qua những thể đến vào ngày mai,
bạn vẫn đang sống ở hiện tại – luôn luôn là như vậy.
Tuy nhiên, chúng ta ng dễ nhận thấy rất nhiều người vẫn thường tiêu phí thời gian
để lo lắng đủ chuyện cho tương lai lẫn quá khứ, kết quả nhận được cũng chỉ lo lắng
khắc khoải, nản lòng, phiền muộn và càng vô vọng thêm. Đa phần chúng ta cũng không dám
hài lòng với chính mình, không dám làm những việc mình thích, không dám tận hưởng hạnh
phúc của hiện tại thường cho rằng “một ngày nào đó” chắc chắn chúng ta sẽ tốt hơn
hôm nay. Rủi thay, cái động lực tinh thần mách bảo bạn trông chờ vào tương lai sẽ cứ lặp đi
lặp lại ngày này qua ngày khác, thế một ngày nào đóthật ra sẽ chẳng bao giờ đến.
John Lennon từng nói: “Cuộc sống là những gì đang diễn ra trong lúc chúng ta mải mê xếp
đặt những kế hoạch khác”. khi chúng ta đang bận vạch ra “các kế hoạch khác” thì con
cái chúng ta cũng “bận” lớn lên, những người ta yêu quý dần rời xa qua đời, chúng ta
dần thay đổi những ước của chúng ta vẫn luôn treo lại đó. Nói ngắn gọn, chúng ta
đánh mất những cơ hội mà cuộc sống hiện tại đang mang đến cho mình.
Cảm giác sợ hãi dường như thách thức lớn nhất con người phải học cách vượt
qua. Và để chống lại sự sợ hãi, cách tốt nhất ý thức được sự hiện hữu của bản thân trong
hiện tại.
Mark Twain từng nói: “Tôi đã trải qua nhiều điều tệ hại trong cuộc sống, chỉ một số ít trong
đó thật sự xảy ra.” vậy, hãy luyện tập cách sống cho hiện tại. Chắc chắn nỗ lực của
bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.
(Theo “Tất cả đều là chuyện nhỏ”– Richard Carlson NXB TP Hồ Chí
Minh.) Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. (0,75 điểm) Việc trích dẫn câu nói của John Lennon và Mark Twain trong đoạn trích
có tác dụng gì?
Câu 3. (0,75 điểm) Em đồng ý với quan điểm: “Cảm giác sợ hãi dường như thách
thức lớn nhất mà con người phải học cách vượt qua.” không? Tại sao?
Phần II: Tập làm văn (6,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
Bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 13 đến 15 câu), em hãy nêu suy nghĩ về vai trò
của việc luyện tập cách sống cho hiện tại.
Câu 2. (4,5 điểm)
Kể lại một câu chuyện đáng nhớ mà em đã trải qua hoặc chứng kiến để lại cho em bài
học sâu sắc về lòng hiếu thảo.
---------------HẾT--------------
Trang 3
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT
CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học: 2023 – 2024
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Hướng dẫn chấm gồm: 04 trang
Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm Yêu cầu nội dung, hình thức và
phân bố điểm như sau:
Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm)
Học sinh chọn đúng mỗi đáp án cho 0,25 điểm. Cụ thể:
Câu
1
2
4
6
7
8
Đáp án
C
A
C
B
B
B
Phần II. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Câu
Nội dung
Mức điểm
Câu 1: 0,25
điểm
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị
luận
0,25
- Mức 0,25 điểm: Trả lời như
trên.
- Mức 0,0 điểm: Không trả
lời hoặc trả lời sai.
Câu 2: 0,5
điểm
Tác dụng của việc trích dẫn câu nói của John
Lennon và Mark Twain:
- Làm sáng tỏ quan điểm của tác giả: Khoảng
thời gian hiện tại vai trò cùng quan trọng,
chi phối, tác động trực tiếp đến cuộc sống của
mỗi người.
- Giúp lập luận trở n chặt chẽ, thuyết phục,
sinh động, hấp dẫn người đọc, người nghe.
- Nhắn nhủ mỗi người y biết tập trung cho
hiện tại, đừng quá bận tâm, lo lắng về quá khứ
hay tương lai.
0,5
- Mức 0,75 điểm: Trả lời
được 2 đến 3 ý trên.
- Mức 0,25 điểm: Trả lời
được ý 1
- Mức 0 điểm: Không trả lời
hoặc trả lời sai.
Trang 4
Câu 3: 0,75
điểm
Em có đồng ý với quan điểm: “Cảm giác sợ hãi
dường như thách thức lớn nhất mà con người
phải học cách vượt qua.” không? Tại sao?
- Cách 1: Đồng tình vì:
+ Trạng thái cảm xúc y xuất hiện như một
phản xạ tự nhiên khiến con người trở nên hèn
nhát, không m đối diện với những chông gai,
thử thách, không dám vượt qua giới hạn của bản
thân.
+ Nếu con người không vượt qua được thì sẽ
không thể làm được điều cả. vậy phải học
cách để vượt qua nó.
- Cách 2: Không đồng tình vì:
+ Nhiều người luôn giđược sự bình tĩnh, thế
chủ động để đối mặt với những lo âu, từ đó tìm
cách vượt qua và chiến thắng nỗi sợ.
+ Trước khi thực hiện mọi kế hoạch, con người
0,75
- Mức 0,75 điểm: Trả lời
được 1 trong 3 ý nêu quan
điểm: đồng tình, không đồng
tình, kết hợp cả 2; giải thích
quan điểm hợp của các ý
theo gợi ý trên.
- Mức 0,5 điểm: Trả lời được
1 trong 3 ý nêu quan điểm:
đồng tình, không đồng tình,
kết hợp cả 2; giải thích được
½ nội dung theo gợi ý. - Mức
0,25 điểm: Trả lời được 1
trong 3 ý nêu quan điểm:
đồng tình, không đồng tình,
kết hợp cả 2; giải thích lan
man, không ý đúng hoặc
không giải thích.
cần nghiêm túc suy nghĩ về những khó khăn, rủi
ro tiêu cực thể xảy ra để vạch ra phương
hướng, cách thức vượt qua.
- Cách 3: Kết hợp cả hai trường hợp trên.
- Mức 0 điểm: Không trả lời
hoặc trả lời sai.
Phần III. Tập làm văn (6,0 điểm)
Câu
Nội dung
Mức điểm
Câu 1 (1,5
điểm)
* Yêu cầu chung:
HS biết cách viết một đoạn văn nghị luận, dung lượng 13 đến 15 u; các ý
sắp xếp hợp lí, logic, có sức thuyết phục.
* Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng khoảng
13 đến 15 câu.
0,25
- Mức 0,25 điểm: Đúng
cấu trúc, đúng dung
lượng, đúng vấn đề
- Mức 0,0
điểm:
Không đúng cấu trúc;
sai vấn đề; về dung
lượng dưới 13 câu hoặc
vượt trên 15 câu.
b. Xác định được vấn đề nghị luận: vai trò của việc
luyện tập cách sống cho hiện tại.
Trang 5
c. Triển khai các ý - Giải thích:
Luyện tập cách sống trong hiện tại tập nhận thức
được ràng lưu tâm đến những đang xảy ra
tại chính thời điểm này không để bị phân tâm
bởi những suy ngẫm về quá khứ hay mối lo lắng về
tương lai. - Vai trò:
+ Luyện tập cách sống trong hiện tại sẽ giúp mỗi
người sống hết mình cho mỗi phút giây, chúng ta sẽ
biết tận dụng những mình có, phát huy tốt nhất
năng lực của bản thân, hội vươn đến những
thành công trong cuộc sống hiện thực hoá ước
mơ.
+ Luyện tập cách sống trong hiện tại thì ta sẽ biết
trân trọng những giá trị hiện hữu, tìm được ý nghĩa,
niềm vui, niềm hạnh phúc đích thực của cuộc sống
và chuẩn bị nền tảng cho tương lai.
+ Luyện tập cách sống trong hiện tại, con người sẽ
không đắm chìm trong quá khứ, không ảo tưởng về
tương lai, tránh được những cảm giác tiêu cực:
nuối tiếc, lo lắng, sợ hãi …
+ Dẫn chứng minh họa ngắn gọn, tiêu biểu…
1,0
- Mức 1,0 điểm: HS
biết đưa ra đủ các ý,
sắp xếp khoa học
sức thuyết phục dựa
trên gợi ý của đáp án. -
Mức 0,75 điểm: HS
đưa ra được các ý, sắp
xếp chưa khoa học,
thiếu 1 vài gợi ý như
đáp án.
- Mức 0,5 điểm: HS
biết đưa ra các ý song
chưa đủ, sắp xếp chưa
khoa học, chưa tính
thuyết phục, thiếu dẫn
chứng.
- Mức 0,25 điểm: HS
viết sài, không có
tính thuyết phục.
- Mức 0,0 điểm: Không
đảm bảo yêu cầu trên
hoặc lạc đề.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chính
tả, ngữ pháp và ngữ nghĩa tiếng Việt
0,25
- Mức 0,25 điểm: đảm
bảo yêu cầu trên - Mức
0,0 điểm: sai từ 5 lỗi
chính tả, dùng từ,
đặt câu trở lên.
Câu 2 (4,5
điểm)
1. Yêu cầu chung:
- Về kiến thức: Học sinh cần năng lực tạo lập văn bản tự sự hoàn chỉnh,
có ý nghĩa theo yêu cầu của đề bài.
- Về năng: Học sinh biết vận dụng các yếu tố khác nhau như: Miêu tả,
biểu cảm, nghị luận; sử dụng linh hoạt các yếu tố độc thoại, đối thoại, độc
thoại nội tâm... trong bài tự sự để bài văn sinh động.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc, đặc điểm bản của bài văn
tự sự:
- Nắm được các năng, yêu cầu của bài n tự sự
kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, miêu tả nội
tâm, nghluận các hình thức đối thoại, độc
thoạivà độc thoại nội tâm khi kể.
- Bố cục gồm ba phần ràng: Mở bài, thân bài, kết
bài.
0,25
- Mức 0,25 điểm: Đúng
cấu trúc, đúng nội dung
yêu cầu của đề bài.
- Mức 0,0 điểm: Không
đúng cấu trúc hoặc
không đúng vấn đề.
Trang 6
b. Xác định đúng yêu cầu của đề:
Kể lại một u chuyện đáng nhớ em đã trải qua
hoặc chứng kiến để lại cho em bài học sâu sắc về
lòng hiếu thảo.
0,25
- Mức 0,25 điểm: Xác
định đúng yêu cầu của
đề bài.
- Mức 0,0 điểm:
Không đúng yêu cầu.
Học sinh thể làm theo nhiều cách. Dưới đây một số gợi ý mang tính
định hướng:
A. Mở bài:
Dẫn dắt giới thiệu u chuyện đáng nhớ để lại
trong em bài học về lòng hiếu thảo.
0,25
- Mức 0,25 điểm : đảm
bảo các yêu cầu
- Mức 0,0 điểm:
Không đảm bảo các
yêu cầu trên.
B. Thân bài: Kể lại câu chuyện đáng nhớ để lại
trong em bài học về lòng hiếu thảo.
- Kể về mốc thời gian, không gian, hoàn cảnh diễn
racâu chuyện…
- Diễn biến cụ thể của câu chuyện theo trình tự
nhất định, sự việc chính, nhân vật chính, nhân
vật phụ, nêu bật được ý nghĩa truyện, có các yếu
tố nghệ thuật giúp câu chuyện hấp dẫn hơn… -
Qua câu chuyện rút ra cho bản thân bài học sâu
sắc về lòng hiếu thảo…
- Cụ thể đảm bảo yêu cầu:
+ Chuyện kể sâu sắc, mang ý nghĩa giáo dục tích
cực.
+ Tình huống cốt truyện hấp dẫn, cao trào,
giải quyết cao trào, kết thúc truyện, bộc lộ ý nghĩa
truyện. Nhân vật những hành vi, cử chỉ, điệu
bộ, tâm lý phù hợp với tình huống truyện.
3,0
- Mức điểm 2,5-3,0
điểm: đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu; ý nghĩa
sâu sắc; kết hợp c
yếu tố: Miêu tả, biểu
cảm, nghị luận; c
hình thức: độc thoại,
đối thoại, độc thoại nội
tâm… sinh động. -
Mức 1,75 -2,25 điểm :
bản đáp ứng được
yêu cầu; ý nghĩa khá
sâu sắc; kết hợp c
yếu: Miêu tả, biểu
cảm,
* Lưu ý chung:
- Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng đáp án, tránh hiện tượng chấm đếm ý cho
điểm hoặc chấm sót điểm của học sinh. Khuyến khích bài viết sự sáng tạo phù
hợp. - Nếu mắc từ 5 10 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt trừ 0,25 điểm; trên 10 lỗi trừ
0,5 điểm.
- Bố cục ba phần không chặt chẽ: trừ 0,5 điểm. - Điểm của toàn bài để điểm lẻ tới
0,25 điểm.
Trang 7
----------------------HẾT-------------------
+ Ngôi kể nhất quán, phương thức biểu đạt chính
là tự sự.
+ Kết hợp hài hoà các yếu tố khi kể: Miêu tả, biểu
cảm, nghị luận; kết hợp các yếu tố: độc thoại, đối
thoại, độc thoại nội tâm…
nghị luận; Các hình
thức: độc thoại, đối
thoại, độc thoại nội
tâm…
- Mức 0,75-1,5 điểm:
Đáp ứng được 1/2 yêu
cầu. kết hợp các
yếu tố khác khi kể
song chưa hài hòa. -
Mức 0,25-0,5 điểm:
Đáp ứng được 1/3 yêu
cầu; chưa ý nghĩa
truyện, xa đề. - Mức
0,0 điểm: Lạc đề hoàn
toàn hoặc không làm
bài.
C. Kết bài:
- Kết thúc câu chuyện. - Rút ra bài học.
- Khẳng định lại cảm xúc, ấn tượng của bản thân.
0,25
- Mức 0,25 điểm: Trả
lời được cả các ý trên.
- Mức 0,0 điểm:
Không trả lời hoặc sai
hoàn toàn.
c. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo đúng chính tả,
ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
- Mức 0,25 điểm:
Đảm bảo yêu cầu.
- Mức 0,0 điểm:
Không đảm bảo yêu
cầu.
d. Sáng tạo:
- Diễn đạt rõ ràng, tình cảm trong sáng, không sa
đà vào việc kể lể lan man.
- Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.
0,25
- Mức 0,25 điểm:
Đảm bảo yêu cầu.
- Mức 0,0 điểm:
Không đảm bảo yêu
cầu.
| 1/7

Preview text:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I HUYỆN XUÂN TRƯỜNG Năm học: 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 ĐỀ CHÍNH THỨC
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Đề khảo sát gồm: 02 trang
Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước
phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Từ “chiều chiều” trong câu ca dao: “Chiều chiều ra đứng ngõ sau/Trông về quê mẹ
ruột đau chín chiều.” có sử dụng: A. Từ đồng nghĩa B. Từ trái nghĩa C. Từ đồng âm D. Từ nhiều nghĩa
Câu 2. Câu tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
“Người khôn nói ít, làm nhiều.
Không như người dại nói nhiều nhàm tai.”
A. Phương châm về lượng B. Phương châm quan hệ
C. Phương châm lịch sự D. Phương châm về chất
Câu 3. Trong các câu văn sau (trích “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long), câu nào sử
dụng lời dẫn gián tiếp?
A. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống.
B. Quê cháu ở Lào Cai này thôi. C. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian.
D. Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều.
Câu 4. Dòng nào dưới đây không phải là thành ngữ? A. Bèo dạt mây trôi B. Chém to kho mặn C. Chuối sau cau trước D. Mình đồng da sắt
Câu 5. Dòng nào sau đây hoàn toàn là từ láy ?
A. Lênh đênh, xa xôi, hắt hiu B. Ngặt nghèo, lúng túng, du dương
C. Tươi tắn, đo đỏ, đông đủ D. Tươi tốt, lảnh lót, là lượt
Câu 6. Từ “sử thi” là thuật ngữ khoa học của ngành nào? A. Toán học B. Văn học C. Lịch sử D. Sinh học
Câu 7. Tác dụng của các biện pháp liệt kê, lặp cú pháp trong đoạn văn sau là gì?
"Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực
dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ
quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa."
(Hồ Chí Minh)
A. Vạch trần bản chất phản động, lạc hậu, dối trá của bọn thực dân, phát xít và triều đình phong kiến.
B. Nêu bật những kết quả, ý nghĩa to lớn của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
C. Khẳng định vai trò to lớn của nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng trong
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Thể hiện những diễn biến hết sức nhanh chóng, mau lẹ của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 8. Dòng nào dưới đây sắp xếp các từ đúng với trường từ vựng văn học? Trang 1
A. Tác giả, tác phẩm, văn bản, tiết tấu, xung đột kịch, giọng điệu, hư cấu, nhân vật trữ tình.
B. Tác giả, tác phẩm, nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ.
C. Tác giả, tác phẩm, bút vẽ, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ.
D. Tác giả, tác phẩm, biên đạo múa, nhân vật, cốt truyện, hư cấu, câu văn, câu thơ, văn bản.
Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2,0 điểm) Đọc văn bản sau:
“Theo một nghĩa nào đó, sự bình yên trong tâm hồn được đo bằng khả năng thích nghi
với hiện tại. Bất kể chuyện gì xảy ra ngày hôm qua và những gì có thể đến vào ngày mai,
bạn vẫn đang sống ở hiện tại – luôn luôn là như vậy.

Tuy nhiên, chúng ta cũng dễ nhận thấy rất nhiều người vẫn thường tiêu phí thời gian
để lo lắng đủ chuyện cho tương lai lẫn quá khứ, mà kết quả nhận được cũng chỉ là lo lắng
khắc khoải, nản lòng, phiền muộn và càng vô vọng thêm. Đa phần chúng ta cũng không dám
hài lòng với chính mình, không dám làm những việc mình thích, không dám tận hưởng hạnh
phúc của hiện tại và thường cho rằng “một ngày nào đó” chắc chắn chúng ta sẽ tốt hơn
hôm nay. Rủi thay, cái động lực tinh thần mách bảo bạn trông chờ vào tương lai sẽ cứ lặp đi
lặp lại ngày này qua ngày khác, và vì thế “một ngày nào đó” thật ra sẽ chẳng bao giờ đến.
John Lennon từng nói: “Cuộc sống là những gì đang diễn ra trong lúc chúng ta mải mê xếp
đặt những kế hoạch khác”. Và khi chúng ta đang bận vạch ra “các kế hoạch khác” thì con
cái chúng ta cũng “bận” lớn lên, những người ta yêu quý dần rời xa và qua đời, chúng ta
dần thay đổi và những ước mơ của chúng ta vẫn luôn treo lại đó. Nói ngắn gọn, chúng ta
đánh mất những cơ hội mà cuộc sống hiện tại đang mang đến cho mình.

Cảm giác sợ hãi dường như là thách thức lớn nhất mà con người phải học cách vượt
qua. Và để chống lại sự sợ hãi, cách tốt nhất là ý thức được sự hiện hữu của bản thân trong hiện tại.
Mark Twain từng nói: “Tôi đã trải qua nhiều điều tệ hại trong cuộc sống, chỉ một số ít trong
đó là thật sự xảy ra.” Vì vậy, hãy luyện tập cách sống cho hiện tại. Chắc chắn nỗ lực của
bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.

(Theo “Tất cả đều là chuyện nhỏ”– Richard Carlson – NXB TP Hồ Chí
Minh.) Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. (0,75 điểm) Việc trích dẫn câu nói của John Lennon và Mark Twain trong đoạn trích có tác dụng gì?
Câu 3. (0,75 điểm) Em có đồng ý với quan điểm: “Cảm giác sợ hãi dường như là thách
thức lớn nhất mà con người phải học cách vượt qua.” không? Tại sao?
Phần II: Tập làm văn (6,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
Bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 13 đến 15 câu), em hãy nêu suy nghĩ về vai trò
của việc luyện tập cách sống cho hiện tại.
Câu 2. (4,5 điểm)
Kể lại một câu chuyện đáng nhớ mà em đã trải qua hoặc chứng kiến để lại cho em bài
học sâu sắc về lòng hiếu thảo.
---------------HẾT-------------- Trang 2
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT
CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I Năm học: 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Hướng dẫn chấm gồm: 04 trang
Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm Yêu cầu nội dung, hình thức và
phân bố điểm như sau:
Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm)
Học sinh chọn đúng mỗi đáp án cho 0,25 điểm. Cụ thể: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A D C A B B B
Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2,0 điểm) Câu Nội dung Mức điểm
Câu 1: 0,25 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị 0,25 điểm luận
- Mức 0,25 điểm: Trả lời như trên.
- Mức 0,0 điểm: Không trả lời hoặc trả lời sai.
Câu 2: 0,5 Tác dụng của việc trích dẫn câu nói của John 0,5 điểm Lennon và Mark Twain:
- Mức 0,75 điểm: Trả lời
- Làm sáng tỏ quan điểm của tác giả: Khoảng được 2 đến 3 ý trên.
thời gian hiện tại có vai trò vô cùng quan trọng, - Mức 0,25 điểm: Trả lời
chi phối, tác động trực tiếp đến cuộc sống của được ý 1 mỗi người.
- Mức 0 điểm: Không trả lời
- Giúp lập luận trở nên chặt chẽ, thuyết phục, hoặc trả lời sai.
sinh động, hấp dẫn người đọc, người nghe.
- Nhắn nhủ mỗi người hãy biết tập trung cho
hiện tại, đừng quá bận tâm, lo lắng về quá khứ hay tương lai. Trang 3
Câu 3: 0,75 Em có đồng ý với quan điểm: “Cảm giác sợ hãi 0,75 điểm
dường như là thách thức lớn nhất mà con người - Mức 0,75 điểm: Trả lời
phải học cách vượt qua.” không? Tại sao?
được 1 trong 3 ý nêu quan
- Cách 1: Đồng tình vì:
điểm: đồng tình, không đồng
+ Trạng thái cảm xúc này xuất hiện như một tình, kết hợp cả 2; giải thích
phản xạ tự nhiên khiến con người trở nên hèn quan điểm hợp lí của các ý
nhát, không dám đối diện với những chông gai, theo gợi ý trên.
thử thách, không dám vượt qua giới hạn của bản - Mức 0,5 điểm: Trả lời được thân.
1 trong 3 ý nêu quan điểm:
+ Nếu con người không vượt qua được thì sẽ đồng tình, không đồng tình,
không thể làm được điều gì cả. Vì vậy phải học kết hợp cả 2; giải thích được cách để vượt qua nó.
½ nội dung theo gợi ý. - Mức
0,25 điểm: Trả lời được 1
- Cách 2: Không đồng tình vì:
+ Nhiều người luôn giữ được sự bình tĩnh, thế trong 3 ý nêu quan điểm:
đồng tình, không đồng tình,
chủ động để đối mặt với những lo âu, từ đó tìm kết hợp cả 2; giải thích lan
cách vượt qua và chiến thắng nỗi sợ.
man, không có ý đúng hoặc
+ Trước khi thực hiện mọi kế hoạch, con người không giải thích.
cần nghiêm túc suy nghĩ về những khó khăn, rủi - Mức 0 điểm: Không trả lời
ro tiêu cực có thể xảy ra để vạch ra phương hoặc trả lời sai.
hướng, cách thức vượt qua.
- Cách 3: Kết hợp cả hai trường hợp trên.
Phần III. Tập làm văn (6,0 điểm) Câu Nội dung Mức điểm
Câu 1 (1,5 * Yêu cầu chung: điểm)
HS biết cách viết một đoạn văn nghị luận, dung lượng 13 đến 15 câu; các ý
sắp xếp hợp lí, logic, có sức thuyết phục.
* Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng khoảng 0,25 13 đến 15 câu. - Mức 0,25 điểm: Đúng
b. Xác định được vấn đề nghị luận: vai trò của việc cấu trúc, đúng dung
luyện tập cách sống cho hiện tại. lượng, đúng vấn đề - Mức 0,0 điểm: Không đúng cấu trúc; sai vấn đề; về dung
lượng dưới 13 câu hoặc vượt trên 15 câu. Trang 4
c. Triển khai các ý - Giải thích: 1,0
Luyện tập cách sống trong hiện tại là tập nhận thức - Mức 1,0 điểm: HS
được rõ ràng và lưu tâm đến những gì đang xảy ra biết đưa ra đủ các ý,
tại chính thời điểm này mà không để bị phân tâm sắp xếp khoa học và có
bởi những suy ngẫm về quá khứ hay mối lo lắng về sức thuyết phục dựa tương lai. - Vai trò:
trên gợi ý của đáp án. -
+ Luyện tập cách sống trong hiện tại sẽ giúp mỗi Mức 0,75 điểm: HS
người sống hết mình cho mỗi phút giây, chúng ta sẽ đưa ra được các ý, sắp
biết tận dụng những gì mình có, phát huy tốt nhất xếp chưa khoa học,
năng lực của bản thân, có cơ hội vươn đến những thiếu 1 vài gợi ý như
thành công trong cuộc sống và hiện thực hoá ước đáp án. mơ. - Mức 0,5 điểm: HS
+ Luyện tập cách sống trong hiện tại thì ta sẽ biết biết đưa ra các ý song
trân trọng những giá trị hiện hữu, tìm được ý nghĩa, chưa đủ, sắp xếp chưa
niềm vui, niềm hạnh phúc đích thực của cuộc sống khoa học, chưa có tính
và chuẩn bị nền tảng cho tương lai.
thuyết phục, thiếu dẫn
+ Luyện tập cách sống trong hiện tại, con người sẽ chứng.
không đắm chìm trong quá khứ, không ảo tưởng về - Mức 0,25 điểm: HS
tương lai, tránh được những cảm giác tiêu cực: viết sơ sài, không có
nuối tiếc, lo lắng, sợ hãi … tính thuyết phục.
+ Dẫn chứng minh họa ngắn gọn, tiêu biểu… - Mức 0,0 điểm: Không đảm bảo yêu cầu trên hoặc lạc đề.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chính 0,25
tả, ngữ pháp và ngữ nghĩa tiếng Việt - Mức 0,25 điểm: đảm
bảo yêu cầu trên - Mức 0,0 điểm: sai từ 5 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu trở lên. Câu 2 (4,5 1. Yêu cầu chung: điểm)
- Về kiến thức: Học sinh cần có năng lực tạo lập văn bản tự sự hoàn chỉnh,
có ý nghĩa theo yêu cầu của đề bài.
- Về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng các yếu tố khác nhau như: Miêu tả,
biểu cảm, nghị luận; sử dụng linh hoạt các yếu tố độc thoại, đối thoại, độc
thoại nội tâm... trong bài tự sự để bài văn sinh động.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc, đặc điểm cơ bản của bài văn 0,25 tự sự: - Mức 0,25 điểm: Đúng
- Nắm được các kĩ năng, yêu cầu của bài văn tự sự cấu trúc, đúng nội dung
kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, miêu tả nội yêu cầu của đề bài.
tâm, nghluận và các hình thức đối thoại, độc - Mức 0,0 điểm: Không
thoạivà độc thoại nội tâm khi kể. đúng cấu trúc hoặc
không đúng vấn đề.
- Bố cục gồm ba phần rõ ràng: Mở bài, thân bài, kết bài. Trang 5
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0,25
Kể lại một câu chuyện đáng nhớ mà em đã trải qua - Mức 0,25 điểm: Xác
hoặc chứng kiến để lại cho em bài học sâu sắc về định đúng yêu cầu của lòng hiếu thảo. đề bài. - Mức 0,0 điểm: Không đúng yêu cầu.
Học sinh có thể làm theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý mang tính định hướng: A. Mở bài: 0,25
Dẫn dắt giới thiệu câu chuyện đáng nhớ để lại - Mức 0,25 điểm : đảm
trong em bài học về lòng hiếu thảo. bảo các yêu cầu - Mức 0,0 điểm: Không đảm bảo các yêu cầu trên.
B. Thân bài: Kể lại câu chuyện đáng nhớ để lại 3,0
trong em bài học về lòng hiếu thảo. - Mức điểm 2,5-3,0
- Kể về mốc thời gian, không gian, hoàn cảnh diễn điểm: đáp ứng đầy đủ racâu chuyện… các yêu cầu; ý nghĩa sâu sắc; kết hợp các
- Diễn biến cụ thể của câu chuyện theo trình tự yếu tố: Miêu tả, biểu
nhất định, có sự việc chính, nhân vật chính, nhân cảm, nghị luận; Các
vật phụ, nêu bật được ý nghĩa truyện, có các yếu hình thức: độc thoại,
tố nghệ thuật giúp câu chuyện hấp dẫn hơn… - đối thoại, độc thoại nội
Qua câu chuyện rút ra cho bản thân bài học sâu tâm… sinh động. -
sắc về lòng hiếu thảo… Mức 1,75 -2,25 điểm :
- Cụ thể đảm bảo yêu cầu:
Cơ bản đáp ứng được
+ Chuyện kể sâu sắc, mang ý nghĩa giáo dục tích yêu cầu; ý nghĩa khá cực. sâu sắc; kết hợp các yếu: Miêu tả, biểu
+ Tình huống và cốt truyện hấp dẫn, có cao trào, cảm,
giải quyết cao trào, kết thúc truyện, bộc lộ ý nghĩa
truyện. Nhân vật có những hành vi, cử chỉ, điệu
bộ, tâm lý phù hợp với tình huống truyện. * Lưu ý chung:
- Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng đáp án, tránh hiện tượng chấm đếm ý cho
điểm hoặc chấm sót điểm của học sinh. Khuyến khích bài viết có sự sáng tạo và phù
hợp. - Nếu mắc từ 5 – 10 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt trừ 0,25 điểm; trên 10 lỗi trừ 0,5 điểm.

- Bố cục ba phần không chặt chẽ: trừ 0,5 điểm. - Điểm của toàn bài để điểm lẻ tới 0,25 điểm. Trang 6
+ Ngôi kể nhất quán, phương thức biểu đạt chính nghị luận; Các hình là tự sự.
thức: độc thoại, đối
+ Kết hợp hài hoà các yếu tố khi kể: Miêu tả, biểu thoại, độc thoại nội
cảm, nghị luận; kết hợp các yếu tố: độc thoại, đối tâm…
thoại, độc thoại nội tâm… - Mức 0,75-1,5 điểm: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu. Có kết hợp các yếu tố khác khi kể song chưa hài hòa. - Mức 0,25-0,5 điểm: Đáp ứng được 1/3 yêu cầu; chưa rõ ý nghĩa truyện, xa đề. - Mức
0,0 điểm: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài. C. Kết bài: 0,25
- Kết thúc câu chuyện. - Rút ra bài học. - Mức 0,25 điểm: Trả
- Khẳng định lại cảm xúc, ấn tượng của bản thân.
lời được cả các ý trên. - Mức 0,0 điểm: Không trả lời hoặc sai hoàn toàn.
c. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo đúng chính tả, 0,25
ngữ pháp tiếng Việt. - Mức 0,25 điểm: Đảm bảo yêu cầu. - Mức 0,0 điểm: Không đảm bảo yêu cầu. d. Sáng tạo: 0,25
- Diễn đạt rõ ràng, tình cảm trong sáng, không sa - Mức 0,25 điểm:
đà vào việc kể lể lan man. Đảm bảo yêu cầu.
- Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. - Mức 0,0 điểm: Không đảm bảo yêu cầu.
----------------------HẾT------------------- Trang 7