Đề ôn tập hè lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 2 | Kết nối tri thức
Đề ôn tập hè lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức - Đề 2 gồm phần đề thi bám sát chương trình học, chuẩn khung đề thi theo Thông tư 27. Đề thi có sẵn phần oli cho học sinh làm bài, không cần chuẩn bị thêm giấy viết. Tài liệu được soạn nhằm giúp các em học sinh đang chuẩn bị bước vào lớp 3, cùng các phụ huynh và quý thầy cô tham khảo trong quá trình ôn luyện, chuẩn bị vào năm học mới!
Chủ đề: Bài tập ôn hè Tiếng Việt 2
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: …………………………..…………………………..……..
Bài tập hè lớp 2 lên lớp 3
Lớp: ……………………………..……………………………..………..…
Môn: Tiếng Việt - Sách: Kết nối tri thức
Đề ôn tập hè lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức - Đề 2 A. ĐỌC
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: Ông ngoại
Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho
luồng khí mát dịu mỗi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong,
trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
Năm nay, tôi sẽ đi học. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn
tôi cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy tôi những chữ cái đầu tiên. theo Nguyễn Việt Bắc Câu hỏi:
a) Tìm các chi tiết miêu tả thiên nhiên mùa thu trong bài đọc.
b) Ông ngoại của nhân vật tôi đã làm những việc gì cho bạn ấy? 2. Đọc hiểu Em yêu nhà em (trích)
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ Có ao rau muống cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ bống lên theo Đoàn Thị Lam Luyến
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:
a) Câu thơ “Chẳng đâu bằng chính nhà em” thể hiện tình cảm gì của bạn nhỏ dành cho ngôi nhà của mình? yêu quý đoàn kết bền chặt dịu dàng
b) Trong đoạn thơ, đã xuất hiện những con vật nào?
chim sẻ, gà con, cá cờ, cá bống
chim sẻ, gà mái, cá cờ, cô Tấm
chim sẻ, ông ngô, gà mái, cá cờ
chim sẻ, gà mái, cá cờ, cá bống
c) Từ in đậm trong câu thơ “Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo” là từ chỉ: hoạt động sự vật đặc điểm thời gian
d) Em hãy gạch chân dưới các từ chỉ sự vật trong câu sau:
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ
e) Chọn một trong các từ tìm được ở câu d và đặt câu nêu đặc điểm.
g) Câu thơ “Em là chị Tấm đợi chờ bống lên” nhắc đến truyện cổ tích nào của nước ta? B. VIẾT 1. Nhìn - viết:
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc. theo Đoàn Văn Cừ
2. Thực hiện các yêu cầu sau:
a) Chọn tr hoặc ch thay cho ô vuông
b) Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên từ in đậm e xanh Xanh tự bao giờ?
uyện ngày xưa... đa có bờ e xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luy nên thành e ơi?
Ơ đâu e cũng xanh tươi
o dù đất soi đất vôi bạc màu.
3. Viết 4-5 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi năm học sắp kết thúc Gợi ý:
- Em có suy nghĩ gì khi năm học sắp kết thúc?
- Em cảm thấy thế nào nếu mấy tháng nghỉ hè không đến trường?
- Em sẽ nhớ nhất điều gì về trường lớp, về thầy cô khi nghỉ hè? Nhận xét ❀❀❀❀❀
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI A. ĐỌC
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
a) Các chi tiết miêu tả thiên nhiên mùa thu trong bài đọc:
- luồng khí mát dịu mỗi sáng
- trời xanh ngắt trên cao
b) Ông ngoại của nhân vật tôi đã: dẫn bạn nhỏ đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn
cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy những chữ cái đầu tiên 2. Đọc hiểu
a) Câu thơ “Chẳng đâu bằng chính nhà em” thể hiện tình cảm gì của bạn nhỏ dành cho ngôi nhà của mình? yêu quý đoàn kết bền chặt dịu dàng
b) Trong đoạn thơ, đã xuất hiện những con vật nào?
chim sẻ, gà con, cá cờ, cá bống
chim sẻ, gà mái, cá cờ, cô Tấm
chim sẻ, ông ngô, gà mái, cá cờ
chim sẻ, gà mái, cá cờ, cá bống
c) Từ in đậm trong câu thơ “Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo” là từ chỉ: hoạt động sự vật đặc điểm thời gian
d) Em hãy gạch chân dưới các từ chỉ sự vật trong câu sau:
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ e) Mẫu:
- Buồng chuối mật chín thơm phức, vàng ươm.
- Sợi tơ mỏng manh nhưng rất mềm mại, dẻo dai.
g) Truyện cổ tích Tấm Cám. B. VIẾT 1. Nhìn - viết: Chú ý: - Viết đúng chính tả
- Trình bày đúng quy tắc khi chép một đoạn thơ (các câu thơ đều lùi vào cùng số ô
giống nhau, viết hoa chữ cái đầu dòng, xuống dòng sau mỗi câu thơ)
2. Thực hiện các yêu cầu sau: Tre xanh Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.
3. Viết 4-5 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi năm học sắp kết thúc Mẫu:
(1) Mới ngày nào em còn cùng các bạn phấn khởi tham dự lễ khai giảng, mà giờ
đây năm học đã sắp kết thúc rồi. (2) Biết bao kỉ niệm đẹp và đáng nhớ đã được ghi
lại trong suốt năm học qua. (3) Em sẽ nhớ lắm những giờ ra chơi nô đùa cùng bạn
bè, những giờ học vui nhộn, những tiết kiểm tra căng thẳng. (4) Chỉ cần nghĩ đến
việc phải tạm xa bạn bè, thầy cô và mái trường một thời gian, là em buồn lắm. (5)
Vừa nghĩ vừa mong sao thời gian này kéo dài hơn để giờ phút chia xa ấy đến thật chậm.