Đề ôn tập hè lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 5 | Kết nối tri thức
Đề ôn tập hè lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức - Đề 5 gồm phần đề thi bám sát chương trình học, chuẩn khung đề thi theo Thông tư 27. Đề thi có sẵn phần oli cho học sinh làm bài, không cần chuẩn bị thêm giấy viết. Tài liệu được soạn nhằm giúp các em học sinh đang chuẩn bị bước vào lớp 3, cùng các phụ huynh và quý thầy cô tham khảo trong quá trình ôn luyện, chuẩn bị vào năm học mới!
Chủ đề: Bài tập ôn hè Tiếng Việt 2
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: …………………………..…………………………..……..
Bài tập hè lớp 2 lên lớp 3
Lớp: ……………………………..……………………………..………..…
Môn: Tiếng Việt - Sách: Kết nối tri thức
Đề ôn tập hè lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức - Đề 5 A. ĐỌC
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Yêu lắm trường ơi! (trích) Em yêu mái trường Có hàng cây mát Xôn xao khúc nhạc Tiếng chim xanh trời. Mỗi giờ ra chơi Sân trường nhộn nhịp Hồng hào gương mặt Bạn nào cũng xinh. theo Nguyễn Trọng Hoàn Câu hỏi:
a) Tìm các từ chỉ sự vật ở khổ thơ 1.
b) Tìm các từ chỉ đặc điểm ở khổ thơ 2. 2. Đọc hiểu
Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến sớm.
Nhiều ngày, nhiều tuần, có khi cả tháng trời không có nắng. Ngoài nương
chỉ còn trồng tam giác mạch. Đợi cây ngô thu hoạch xong, trời bắt đầu rét thì gieo
tam giác mạch. Cỏ không mọc nổi nhưng tam giác mạch thì nảy mầm lên xanh
mướt. Hạt tam giác mạch ăn không ngon như hạt ngô, hạt lúa nhưng hoa tam giác mạch thì đẹp.
Trời càng rét thì sắc biếc, sắc hồng càng rực rỡ. Cả dải núi, nương nhà này
nối với nương nhà kia, cứ bừng lên một màu tam giác mạch ngợp trời. theo Đỗ Bích Thuý
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:
a) Bài đọc nói về loại cây nào? cây ngô cây tam giác mạch cây lúa cây phượng vĩ
b) Mùa đông ở vùng núi có đặc điểm gì?
Có nắng ấm mỗi ngày
Cả mùa đông không có nắng
Nắng lớn, hanh khô và gay gắt
Nhiều ngày, nhiều tuần, có khi cả tháng trời không có nắng
c) Câu văn “Cỏ không mọc nổi nhưng tam giác mạch thì nảy mầm lên xanh mướt.”
cho thấy đặc điểm gì của cây tam giác mạch?
Cây tam giác mạch rát khó để chăm sóc
Cây tam giác mạch không có giá trị bằng cây ngô
Cây tam giác mạch có sức sống dẻo dai, cứng cỏi
Cây tam giác mạch không chịu được cái lạnh mùa đông
d) Câu “Hạt tam giác mạch ăn không ngon như hạt ngô, hạt lúa nhưng hoa tam
giác mạch thì đẹp.” là câu: Câu nêu đặc điểm Câu giới thiệu Câu nêu hoạt động Câu hỏi
e) Gạch chân dưới các từ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu?
Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến sớm
g) Điền dấu câu thích hợp vào ô trống:
Mùa đông ở vùng cao vừa rét lạnh lại hanh khô Có khi cả tháng trời
không có nắng Vì thế dù là ngô khoai thậm chí cỏ cũng không mọc
nổi Ấy vậy mà tam giác mạch vẫn xanh tươi
h) Đặt một câu nêu đặc điểm của cây (hoa) tam giác mạch. B. VIẾT 1. Nhìn - viết:
Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dòng suối bắt đầu
cạn nước. Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh của núi đá. Thân cây ngải
đắng bắt đầu khô lại. Rễ cây bám chặt lấy lớp đất chai cứng và ngả sang màu nâu đen vì sương muối.
(trích Mùa đông ở núi cao)
2. Thực hiện yêu cầu sau:
a) Chọn l hoặc n thay cho ô vuông
b. Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm Bông ☐úa quyện Triu bàn tay Như đựng đầy Mưa, gió, ☐ắng Như đeo ☐ặng Giọt mồ hôi Cua bao người ☐uôi ☐ớn ☐úa… theo Nguyễn Khoa Đăng
3. Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu một đồ vật được làm từ tre hoặc gỗ.\ Gợi ý:
- Em muốn giới thiệu đồ vật gì?
- Đồ vật đó có điểm gì nổi bật? (về hình dạng, màu sắc…)
- Đồ vật đó được dùng để làm gì?
- Em có nhận xét gì về đồ vật đó hoặc người làm ra đồ vật đó? Nhận xét ❀❀❀❀❀
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI A. ĐỌC
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
a) Từ chỉ sự vật ở khổ thơ 1: em, mái trường, hàng cây, khúc nhạc, tiếng chim, trời
b) Từ chỉ đặc điểm ở khổ thơ 2: nhộn nhịp, hồng hào, xinh 2. Đọc hiểu
a) Bài đọc nói về loại cây nào? cây ngô cây tam giác mạch cây lúa cây phượng vĩ
b) Mùa đông ở vùng núi có đặc điểm gì?
Có nắng ấm mỗi ngày
Cả mùa đông không có nắng
Nắng lớn, hanh khô và gay gắt
Nhiều ngày, nhiều tuần, có khi cả tháng trời không có nắng
c) Câu văn “Cỏ không mọc nổi nhưng tam giác mạch thì nảy mầm lên xanh mướt.”
cho thấy đặc điểm gì của cây tam giác mạch?
Cây tam giác mạch rát khó để chăm sóc
Cây tam giác mạch không có giá trị bằng cây ngô
Cây tam giác mạch có sức sống dẻo dai, cứng cỏi
Cây tam giác mạch không chịu được cái lạnh mùa đông
d) Câu “Hạt tam giác mạch ăn không ngon như hạt ngô, hạt lúa nhưng hoa tam
giác mạch thì đẹp.” là câu: Câu nêu đặc điểm Câu giới thiệu Câu nêu hoạt động Câu hỏi
e) Gạch chân dưới các từ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu?
Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến sớm
g) Điền dấu câu thích hợp vào ô trống:
Mùa đông ở vùng cao vừa rét lạnh lại hanh khô. Có khi cả tháng trời không
có nắng. Vì thế dù là ngô, khoai, thậm chí cỏ cũng không mọc nổi. Ấy vậy mà, tam
giác mạch vẫn xanh tươi.
h) Mẫu: Tam giác mạch là một loài cây có sức sống bền bỉ, có thể vượt qua mọi
khó khăn của mùa đông để vươn lên xanh tốt. B. VIẾT 1. Nhìn - viết: Chú ý: - Viết đúng chính tả
- Trình bày đúng quy tắc viết đoạn văn:
+ Lùi vào một ô và viết hoa chữ cái đầu đoạn
+ Các câu văn viết liền nhau, không tự ý xuống hàng (chỉ xuống hàng khi
dòng không còn chỗ trống)
2. Thực hiện yêu cầu sau: Bông lúa quyện Trĩu bàn tay Như đựng đầy Mưa, gió, nắng Như đeo nặng Giọt mồ hôi Của bao người
Nuôi lớn lúa… theo Nguyễn Khoa Đăng
3. Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu một đồ vật được làm từ tre hoặc gỗ. Mẫu:
(1) Nhà bà em có đặt một cái phản lớn ở trước sân. (2) Cái phản có bốn cái chân to
và chắc chắn, cao đến hông em. (3) Mặt phản là một tấm gỗ lớn hình chữ nhật
được mài nhẵn mặt, nằm lên mát lắm. (4) Mỗi buổi trưa chiều, em và các chị, các
anh lại sang nhà bà, ngồi trên phản để nghe bà kể chuyện. (5) Chiếc phản ấy gắn
liền với bao kỉ niệm của em cùng bà nên em quý nó lắm.