Đề tài: Chủ nghĩa Data - Đại cương nghệ thuật học | Đạo học KHXH và Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố HCM

Đề tài: Chủ nghĩa Data - Đại cương nghệ thuật học | Đại học công nghệ Sài Gòn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: CHỦ NGHĨA DADA
Môn: Đại cương Nghệ thuật học
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1
Lớp học phần: Lớp 01 - Sáng thứ 6
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Bảo Trâm
STT Họ và tên MSSV
01 Phạm Xuân An 2056010001
02 Lê Vân Anh 2056010085
03 Nguyễn Hương Giang 2056010105
04 Đinh Thị Thúy Huyền 2056010025
05 Trương Kiến Vy 2056010217
06 Nguyễn Đức Lam Thảo 2056010010
07 Nguyễn Trần Tú Uyên 2056010208
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2022
MỤC LỤC
1. Khái niệm và lịch sử hình thành chủ nghĩa Dada....................................1
1.1. Khái niệm..............................................................................................1
1.2. Bối cảnh ra đời......................................................................................1
1.3. Nguồn gốc tên gọi.................................................................................1
1.4. Tiền thân và tiến trình phát triển............................................................2
2. Đặc điểm của tinh thần Dada trong nghệ thuật.......................................5
2.1 Tinh thần hoài nghi, chất vấn..................................................................5
2.2 Tính phi lý và ngẫu nhiên.......................................................................6
2.3 Tính hư vô triệt để..................................................................................6
2.4 Tinh thần hồn nhiên................................................................................7
2.5 Tinh thần tự do.......................................................................................8
3. Những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa Dada..........................................8
3.1. Hugo Ball..............................................................................................8
3.2. Tristan Tzara..........................................................................................9
3.3. Marcel Janco.........................................................................................9
3.4. Richard Huelsenbeck.............................................................................10
3.5. Jean (Hans) Arp.....................................................................................11
3.6. Raoul Hausmann...................................................................................11
3.7. Hannah Hoch.........................................................................................11
3.8. Hans Richter..........................................................................................12
3.9. Francis Picabia......................................................................................13
3.10. Man Ray..............................................................................................14
4. Chủ nghĩa Dada và các loại hình nghệ thuật............................................14
4.1. Thơ Dada - Những bài thơ “âm hưởng” (sound poems)........................15
4.2. Hội họa..................................................................................................18
4.3. Điêu khắc..............................................................................................22
4.4. Nghệ thuật trình diễn.............................................................................24
4.5. Nghệ thuật “đồ vật tìm thấy” (found object)..........................................25
5. Chủ nghĩa Dada trong văn hóa đương đại...............................................27
5.1. Thực hành chủ nghĩa Dada trong văn hóa đương đại............................29
6. Chủ nghĩa Dada tại Việt Nam....................................................................32
6.1. Những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa Dada tại Việt Nam..................32
6.2. Tinh thần Dada trong hoạt động nghệ thuật tại Việt Nam......................34
7. Kết luận.......................................................................................................36
Tài liệu tham khảo
Bảng phân công nhiệm vụ
1. Bối cảnh và lịch sử ra đời của chủ nghĩa Dada
1.1. Khái niệm
Chủ nghĩa Dada (Dadaism) một trào lưu nghệ thuật ra đời từ năm 1916 tại
Zurich, Thuỵ Sĩ. Đây khuynh hướng nghệ thuật đi ngược lại những giá trị hội,
chính trị và văn hóa đương thời, được ví như một cuộc nổi loạn của nghệ thuật. Phong
trào này liên quan đến nghệ thuật thị giác, văn học, thơ ca, tuyên ngôn nghệ thuật,
thuyết nghệ thuật, sân khấu, thiết kế đồ họa. Chủ nghĩa Dada không chỉ một trào
lưu nghệ thuật mà còn là một quan niệm triết học chính trị với tinh thần phản chiến
mạnh mẽ, không ngại đả kích, lên án chủ nghĩa tư bản, ủng hộ chủ nghĩa vô chính phủ
chế giễu hội nghĩa đương thời. Chủ nghĩa Dada chủ trương loại bỏ các tiêu
chuẩn hiện hành trong nghệ thuật truyền thống, công kíchđả phá những công trình
văn hoá, nghệ thuật được xem là chuẩn mực của thời đại.
1.2. Bối cảnh ra đời
Dada là một phong trào văn hóa bắt đầu từ Zurich, Thụy Sĩ, trong thời kỳ Thế
chiến Thứ Nhất đạt tới đỉnh cao trong giai đoạn 1916 - 1922. Do tình hình kinh tế
hội lúc bấy giờ, các phong trào nghệ thuật, bao gồm cả Dada, đều phần nào bị
chính trị hóa. Những người theo chủ nghĩa Dada cho rằng các giá trị gắn liền với nghệ
thuật truyền thống, chẳng hạn như sự tôn sùng lý trí và logic của con người, đã suy đồi
chỗ chúng đồng nghĩa với thể chế sản sau này dẫn đến các cuộc chiến tranh
thế giới.
Trong suốt Thế chiến Thứ Nhất, rất nhiều nghệ sĩ, nhà văn trí thức
tưởng chống đối chiến tranh đã phải di tản tới Thụy Sĩ. Zurich là một nơi trú ngụ dành
cho những con người tha hương ấy. Vào ngày 5 tháng 2 năm 1916, nhà văn Hugo Ball
cùng cộng sự của ông là Emmy Hemmings đã mở ra Cabaret Voltaire, một địa điểm tụ
họp cho những nhà tiên phong chủ nghĩa Dada. Địa điểm này vừa là một câu lạc bộ về
đêm, vừa một nhà triển lãm nghệ thuật nơi người nghệ thể trưng bày các tác
phẩm nghệ thuật của mình từ thi ca, văn học cho tới vũ điệu. Điều này có ý nghĩa kép:
đoạn tuyệt với trật tự trước đó và hy vọng có thể biến đổi một thế giới cực kỳ bạo lực
và hỗn loạn thông qua nghệ thuật.
1.3. Nguồn gốc tên gọi
Về tên gọi Dada, nhiều giả thiết giai thoại được kể lại nhằm giải thích
cho nguồn gốc của nó. Nhiều ý kiến cho rằng, trong tiếng Nga Rumani Dada
nghĩa tiếng Anh là và Hans Ritcher đã cho rằng ý nghĩa này“yes – yes” (vâng – vâng)
nhằm khẳng định tinh thần nhiệt huyết, lạc quan về cuộc sống chủ nghĩa Dada
theo đuổi. Hay như Richard Huelsenbeck và Hugo Ball lại tra thấy trong từ điểnDada
tiếng Pháp tiếng Đức với nghĩa theo cách nói bập bẹ của những“con ngựa gỗ”
em tập nói. Giả thiết này được cho hợp bởi giống với tinh thần tìm lại sự
ngây thơ thuần tuý bản chất trẻ con ngây dại của chủ nghĩa Dada. vậy, Ball
cũng lý giải thêm “Tên gọi Dada nghe thật khôi hài, ẩn nấp sau đó chính là sự trống
rỗng khi những vấn đề cấp thiết chưa được bao quát…” Thế nhưng, trong bản Tuyên
ngôn Dada được Tristan Tzara công bố vào năm 1919, ông khẳng định rằng Dada
một tên gọi được lựa chọn hoàn toàn ngẫu nhiên và không gắn liền với một nguyên cớ
nào cả. chính sự ngẫu nhiên, không nguyên cớ đó mới tinh thần chủ nghĩa
Dada thật sự thể hiện.
1.4. Tiền thân và tiến trình phát triển
a. Tin thân của chủ nghĩa Dada
Chủ nghĩa Dada ra đời ngoài việc bắt nguồn từ phong trào văn hóa tại Thụy
thì điều làm nên thành công của nó phải kể đến nhà thơ được xem là người tiên phong
cho phong trào thơ mới ở phương Tây, sau này được biết đến là cha đẻ của chủ nghĩa
siêu thực chính là nhà văn Apollinaire.
Apollinaire một trong những người đầu tiên khởi xướng phong trào thơ mới
phương Tây được gọi “phản thơ” cũng thể được gọi thơ “tiền
Dada”. Ông đã đề xuất việc giải phóng cho thơ ca thoát khỏi những gò bó của thơ hiện
thực thơ tượng trưng. Các bài thơ của ông làm theo kiểu họa hình, tiêu biểu bài
thơ Trái tim được viết theo hình trái tim, hình vương miện, hình chiếc gương với dòng
thơ hình oval bao quanh giữa tên nhà thơ, hình con ngựa, hình những dòng
nước mưa rơi từ trên trời xuống cùng dòng thơ “Trái tim tôi trông như một ngọn lửa
lộn ngược” được bố trí theo hình trái tim nhưng giống ngọn lửa cháy ngược.
Bài thơ “Trái tim” của Apollinaire
Từ những hình tượng liên tưởng ẩn, nhiều nhà thơ “tiền Dada” khác cũng đã làm
những bài thơ theo lối tự do tuyệt đối như của Jean Cocteau: Tấm lưng thiên thần
“Một đường phố giả tạo trong mơ
Và chiếc piston không thực này
Là những điều dối trá
Do một thiên thần đưa ra...”
Hay những câu thơ mang nhãn hiệu Dada nhưng đã vẽ ra được một bức tranh chấm
phá hiếm hoi trong sự kết hợp pháp phi của ngôn từ trong thơ của Philippe
Soupault:
“Chiếc máy bay đan dệt những sợi dây điện
và con suối vẫn hát ca bài hát cũ
Tại nơi gặp mặt của những người đánh xe ngựa món
rượu khai vị có màu da cam
nhưng những người thợ máy đầu tàu có đôi mắt trắng
Quý bà đã đánh mất nụ cười trong rừng cây.”
Như vậy, chủ nghĩa Dada đã sự kế thừa từ thơ tiền Dada” việc đi ngược lại
những giá trị hội, chính trị văn hóa đương thời, đưa thơ ca thoát khỏi những
của hiện thực hơn cả khẳng định nghệ thuật nên song song với những trải
nghiệm mới này và không nên tách rời khỏi thực tế của thế giới.
b. Tiến trình phát triển của chủ nghĩa Dada
Vào thế kỷ 19, nghệ thuật chủ yếu được định nghĩa bởi “chủ nghĩa nhân
sản”, được các thành viên của tầng lớp này thưởng thức như một phương tiện để
thoát khỏi những ràng buộc của cuộc sống hàng ngày. Vào đầu thế kỷ 20 châu Âu,
sự thay đổi rõ rệt trong bối cảnh xã hội - chẳng hạn như làn sóng công nghiệp hóa toàn
cầu Chiến tranh thế giới thứ nhất - đã thúc đẩy niềm tin rằng nghệ thuật nên song
song với những trải nghiệm mới này không nên tách rời khỏi thực tế của thế giới.
Nói cách khác, ngày càng có niềm tin rằng nghệ thuật nên vượt ra ngoài những thú vui
thẩm mỹ thuần túy (nghệ thuật vì lợi ích của nghệ thuật) để “ảnh hưởng đến cuộc sống
của con người” (Hopkins, 2004, trang 2–3).
Ngày 14-7-1916, ngày quốc khánh nước Pháp, ông chủ Quán rượu Voltaire
Hugo Ball đã đọc bản tuyên ngôn thứ nhất của Dada. Tuy nhiên, bản tuyên ngôn thứ
hai do Tzara viết năm 1917 công bố năm 1918 trên tạp chí tại Zurich đượcDada
gọi Tuyên ngôn Dada 1918 mới được giới văn nghệ chú ý. Sau đó còn
những bản tuyên ngôn khác được công bố, trong đó cả của Tzara lẫn của những
nghệ khác, nhưng bản tuyên ngôn 1918 của Tzara vẫn văn bản quan trọng nhất
của nhóm Dada. Không chỉ viết tuyên ngôn, Tzara các nghệ Dada khác còn in
các tờ rơi để dán lên các bức tường, các cột điện, các cửa sổ bên đường phố.
Nghệ thuật mới của Dada được gọi phản nghệ thuật trào lưu phủ nhận
triệt để nhất trong các trào lưu hiện đại chủ nghĩa lúc bấy giờ. Vì thế nhanh chóng
lan truyền ra các nước châu Âu vượt đại dương sang cả Mỹ, Nhật. Điều đó đã tạo
tiền đề cho các tác phẩm gây sốc trong lĩnh vực tạo hình, thơ ca nghệ thuật trình
diễn ra đời.
Thành phố New York của Mỹ lúc bấy giờ cũng một nơi lánh nạn của các trí
thức giống như Thuỵ Sĩ ở châu Âu. Tại New York, một số nghệ sĩ châu Âu di tản sang
đây đã đem theo cả tinh thần “phản nghệ thuật” của Dada. Nhưng phong trào Dada
New York không theo xu hướng “vỡ mộng” như Dada châu Âu,nó thiên về châm
biếm và hài hước. Ngoài ra, phong trào Dada ở đây cũng xuất hiện một xu hướng đặc
biệt là sử dụng các sản phẩm làm sẵn để trưng bày như là tác phẩm nghệ thuật.
Năm 1917, Duchamp đã gửi đến Hội các Nghệ Độc lập một chiếc bồn tiểu
lật ngược, nó là một sản phẩm được sản xuất hàng loạt tại các nhà máy, trên đó ký một
cái tên R. Mutt nào đó [trong tiếng Anh, “mutt” nghĩa “người ngu si đần độn”]
đặt tên cho . Tất nhiên “tác phẩm” này đã bị từ chối. Tuy nhiên, tSuối nguồn
việc ban đầu nó chỉ là một đồ vật bị khinh bỉ trong giới nghệ thuật, nó đã nhanh chóng
được một số người tôn sùng thành “tác phẩm kinh điển” của trường phái Dada nói
riêng và của nghệ thuật hiện đại nói chung.
Quả thực, nếu xét theo chủ trương các nguyên tắc của nhóm Dada thì Suối
nguồn đúng đã đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chuẩn của một tác phẩm theo kiểu Dada.
Đó một tác phẩm hoàn toàn nghĩa, mang tính phủ định triệt để: không nghệ
thuật, không thẩm mỹ, không nội dung tưởng. đúng một đồ vậtphản nghệ
thuật” đến mức cực đoan mà khôngmột trào lưu hiện đại nào sánh được. Chính
thế khi nói đến chủ nghĩa Dada, người ta không thể bỏ qua “tác phẩm” này của
Duchamp.
Sau chiến tranh, các nghệ Dada người Đức như Hannah Höch George
Grosz đã sử dụng nghệ thuật Dada để thể hiện tình cảm của mình dành cho chủ nghĩa
cộng sản. Tzara, sau khi sang Pháp, năm 1936, khi ấy ông đã từ bỏ Dada để đi theo
chủ nghĩa siêu thực, thì gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và sau đó tham gia kháng chiến
chống phát xít Đức. Các nghệ Dada các nước khác cũng những hành động
tương tự ủng hộ phong trào cánh tả và lên án chiến tranh cùng thế lực đế quốc. Phong
trào phản kháng của các nghệ sĩ Dada cũng diễn ra rất sôi nổi tại nước Đức Quốc Xã.
Và cùng với các trào lưu hiện đại khác, phong trào Dada bị chính quyền Đức Quốc Xã
đàn áp. Các trào lưu đó bị coi nghệ thuật suy đồi, nhiều nghệ sĩ đã phải chạy sang
Mỹ, một số người bị bắt chết trong trại tập trung. Khắp nơi, để phản đối hội
bản với tất cả truyền thống văn hoá-tinh thần của nó, các nghệ Dada đã tổ chức
những buổi trình diễn gây sốc bằng việc trưng bày chính những đồ vật thô tục, bằng
việc thực hiện những hành vi thô tục và những lời lẽ tục tĩu, nhiều khi khiến cho công
chúng phải viện đến cả cảnh sát để giải tán.
Không chỉ đóng góp cho lịch sử nghệ thuật bằng những hình thức nghệ thuật
mới, Dada còn điểm xuất phát cho sự phát triển của nhiều nghệ sĩ. Từ Dada, nhiều
người chuyển sang siêu thực, trừu tượng... để khắc phục những hành vi nổi loạn cực
đoan của nó. Dada không chỉ một cuộc cách mạng về hình thức nghệ thuật, cái
chính một cuộc nổi loạn mang ý nghĩa tưởng hội. Điều quan trọng
nhất trong cuộc nổi loạn đó, Dada không phản ánh hiện thực một cách đơn thuần,
đã “biến tất cả đời sống hiện thực thành một tác phẩm nghệ thuật” Trong bối.
cảnh của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất – cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên ở tầm
thế giới đang diễn ra khốc liệt trên khắp châu Âu, thì sự xuất hiện của nhóm Dada
được coi là một quả bom trên vũ đài văn nghệ. Xuất hiện đồng thời với chủ nghĩa biểu
hiện, chủ nghĩa lập thể, chủ nghĩa vị lai các chủ nghĩa hiện đại khác, nhưng Dada
nổi lên như một hiện tượng đặc biệt vì sự phủ nhận triệt để của nó. Điều này tỏ ra phù
hợp với tâm thế thời đại của giới trí thức. Chính vì vậy mà nó nhanh chóng nhận được
sự hưởng ứng của các văn nghệ trên khắp thế giới, từ châu Âu sang châu Mỹ
sang cả Nhật Bản, trở thành một phong trào nghệ thuật mang tính xã hội.
2. Đặc điểm của tinh thần Dada trong nghệ thuật
Chủ nghĩa Dada là kết quả từ những phản ứng nổi loạn của các nghệ sĩ, trí thức
phương Tây trước thực trạng chiến tranh thế giới. Phong trào không chỉ một nỗ lực
cách tân nghệ thuật mà còn một tiếng nói phản kháng đầy mạnh mẽ của những con
người thời đại. Nói như Tristan Tzara, Dada là một trạng thái của tinh thần, nó tự biến
đổi mình theo từng cuộc đời sự kiện. Tinh thần của Dada thể áp vào mọi thứ
nhưng tự thân nó chẳng là gì cả, nó có thể là một điểm mà ở đó cái có, cái không hoặc
là tập hợp của hết thảy những đối cực của nhau. Tinh thần mà các nhà Dada chủ nghĩa
muốn đem đến không phải sự nghiêm trang như những toà lâu đài của các triết gia
bàn về triết nhân sinh lại giản đơn, trần trụi như những góc đường nơi những
con chó châu chấu tụ tập. Từ phát biểu này, ta nhận thấy rằng, Tzara đã thay mặt
cho nhóm Dada để khái quát về những đặc điểm của tinh thần Dada thể hiện trong
nghệ thuật, những điều làm nên dấu ấn riêng biệt cho trào lưu nghệ thuật này trong
suốt một thế kỷ.
2.1 Tinh thần hoài nghi, chất vấn
Sự bùng nổ của Thế chiến thứ nhất đã để lại những vết nứt và tạo ra sự đứt gãy
trong nhận thức của hết thảy con người thuộc về thời đại đó. Cũng thế, một
khoảng trống hình được tạo ra giữa quá khứ với thực tại, giữa những thuộc về
truyền thống và hiện đại. Các giá trị hay chuẩn mực vốn được xem là lề lối cho sự vận
hành của hội cứ như thế bị truy vấn. chủ nghĩa Dada một đứa con tinh thần
của chính thời đại mình đã ra đời cùng tinh thần hoài nghi như thế.
Kế thừa thái độ “bạo hành ngôn ngữ” của chủ nghĩa vị lai những bài thơ
“phản thơ” của Appolaire, chủ nghĩa Dada trước hết thể hiện thái độ nghi ngờ, chất
vấn khả năng của truyền tải thông tin của ngôn ngữ. Các nhà thơ của chủ nghĩa Dada
không tin vào sự mạch lạc, chối từ những trật tự tính logic của ngôn ngữ. Họ chủ
trương tách rời âm thanh với ý nghĩa. Nói cách khác, chủ nghĩa Dada hoài nghi
chất vấn bản chất của ngôn ngữ. Trong khi đó, ngôn ngữ vốn là phương tiện phản ánh
duy của hội loài người, cái biểu đạt cho những ý tưởng. Đồng nghĩa, chủ
nghĩa Dada không chỉ nghi ngờ ngôn ngữ còn nghi ngờ cảduy, ý niệm và nhận
thức của con người, xã hội trong thời đại mình.
Đồng thời, chủ nghĩa Dada với thái độ “phản nghệ thuật” đã thể hiện luôn cả sự
hoài nghi của mình đối với cái gọi “nghệ thuật” trong quan niệm truyền thống.
Tristan Tzara từng tuyên bố “Chúng tôi khinh bỉ lương tri”, khinh bỉ những tiêu
chuẩn, trật tự được cho chuẩn mực của hội. Để rồi, trước khi tìm kiếm một tiêu
chuẩn, trật tự mới mẻ, phù hợp hơn, chủ nghĩa Dada chủ trương dẹp bỏ các tiêu chí
phân định đẹp xấu, đúng sai, hay dở được mặc định tất yếu, hiển nhiên. Thế
nên, một mặt nào đó, chủ nghĩa Dada bị xem như “một hiện tượng hội mang tính
chất đập phá hơn một khuynh hướng nghệ thuật theo nghĩa thông thường”. Ở đây, cần
hiểu rằng cái các nghệ Dada muốn đập phá những chuẩn mực, trật tự vốn đã
sụp đổ do hoàn cảnh hội, hệ quả chiến tranh,… những lề lối đã trở nên nghĩa
trong thời đại bấy giờ. Từ tinh thần hoài nghi chất vấn đó, chủ nghĩa Dada đã thể
hiện một thái độ, chủ trương quyết liệt hơn đó là huỷ diệt và tự huỷ diệt như Tzara đã
đề cập, “Dada tẩy sách ức, dẹp bỏ ngành khảo cổ học, bác bỏ những điều ước
đoán, thủ tiêu tương lai.”
2.2 Tính phi lý và ngẫu nhiên
Là một trong những nghệ sĩ thuộc nhóm Dada, Paul Eluard đề cao cái trần trụi,
phi lý, hỗn tạp, ngẫu hứng chê bai loại nghệ thuật quá vụ cái đẹp cho rằng “sự
hoàn mỹ chính sự lười biếng” lẽ đó, chủ nghĩa Dada thoát ly khỏi sự hoàn mỹ,.
chỉn chu, hoài nghi khỏi những nền nếp, quy chuẩn rồi trở thành kiểu nghệ thuật
của những hỗn độn, rối loạn chối bỏ những quy luật. Đối với các nhà thơ của
phong trào Dada, làm thơ là làm một sự phi lý triệt để, phi lý mà không cần biết là phi
lý. Bởi lẽ, nếu như bản chất của ngôn ngữ đã bị phủ nhận thì còn lại lẽ hay trật tự
logic nào cho thi ca? Do vậy, chủ nghĩa Dada không đề cập đến các khái niệm như
“nội dung”, “cảm hứng”, “tình điệu” hay “logic nghệ thuật”. Trong thế giới của chủ
nghĩa Dada, hệ thống duy nhất được chấp nhận chính hệ thống về nguyên tắc
không có tính hệ thống.
Trong Tuyên ngôn Dada của mình, Tzara đã viết: “Dada thủ tiêu phép logic,
vốn chỉ trò múa may che giấu sự bất lực trong sáng tác. Dada sự xoá sạch
những tôn ti trật tựsự cân bằng được dựng lên để bảo vệ quyền lợi cho những tên
đầy tớ của chúng ta”. Sự ngẫu nhiên của chủ nghĩa Dada, từ đầu đã thể hiện trong
tên gọi được lựa chọn một cách không chủ đích của trào lưu. Bên cạnh đó, đây còn
kết quả từ sự kế thừa của chủ nghĩa trừu tượng cách sáng tác tuỳ hứng, ngẫu nhiên
cùng với nỗ lực vượt ra khỏi những khuôn khổ và rào cản của các nhà Dada. Từ sự bất
tín ban đầu, nhóm Dada đã đi tìm kiếm một chân lý mới cho mình – không có chân lý.
Nghệ thuật của chủ nghĩa Dada cứ như thế trở nên kỳ lạ, quái dị bởi những điều
ngẫu nhiên, bởi trật tự phi lý.
Ra đời tại quán rượu Voltaire, các nghệ Dada khẳng định những màn biểu
diễn của mình chính “sự sụp đổ tự nguyện của thế giới ý tưởng trưởng giả”. Họ tỉn
rằng, những thứ kiểu cách, phô trương được thể hiện trong nghệ thuật chính hiện
thân cho những trật tự chuẩn mực nghĩa, cần được thay thế. Do vậy, chủ nghĩa
Dada chủ động từ bỏ khả năng kiểm soát của ý thức trong sáng tạo để cho “tất cả mọi
thứ xảy ra theo một cách hoàn toàn ngu ngốc” (trích Bài giảng về Dada năm 1922 của
Tristan Tzara). Cho nên, thay hạn chế tối đa những rủi ro trong các sáng tác của
mình, những nghệ sĩ của chủ nghĩa Dada đ cho những bài thơ, bản nhạc, bức tranh,…
thoả sức để trở thành bất cứ thứ gìnó muốn, theo một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.
Đối với chủ nghĩa Dada, sự phi bản thân mang một ý nghĩa, một ý nghĩa đủ để
làm nên cái đẹp của nghệ thuật.
2.3 Tính hư vô triệt để
Đứng trước sự khủng hoảng của hội phương Tây đương thời, khi chế độ
bản ngày một bộc lộ những khuyết điểm còn chiến tranh lại khiến con người ta trở nên
bạo ngược, hoang tàng, con người ta từ bất tin đi đến phủ nhận các di sản truyền
thống. Sau cùng, họ lựa chọn thái độ hoàn toàn vô. Đề cập đến tính triệt để
của chủ nghĩa Dada, Phillipe Soupault đưa ra định nghĩa như sau “Nghệ thuật + Cái
đẹp = KHÔNG CẢ” (L’Art et la Beauté = RIEN). Trước kia, nếu như nghệ thuật
phải tuân theo những công thức để trở thành nghệ thuật, cái đẹp phải thuộc vào những
chuẩn mực để được công nhận thì giờ đây, chủ nghĩa Dada giải phóng cho tất cả.
Nghệ thuật và cái đẹp không cả thì không nghĩa rằng bị huỷ diệt
kết quả từ việc huỷ diệt mọi quy chuẩn. Nghệ thuật cái đẹp không định nghĩa
hay bất kỳ khuôn khổ nào. Nó là chính nó, tồn tại như hư vô.
Qua tinh thần triệt để được thể hiện trong các sáng tác, chủ nghĩa Dada
như khẳng định rằng, thể tất cả cũng thể không cả. Nhóm Dada
quan niệm rằng “Dada từng đối tượng, mọi đối tượng, những tình cảm, cái tối
tăm, i ảo giác xung đột của những đường thẳng song song, những khí của
cuộc chiến”. Như vậy, chủ nghĩa Dada không tìm kiếm một nhãn dán dành cho mình,
không định nghĩa cũng không biểu hiện mình một cách cụ thể. Tính triệt để đã
tạo điều kiện để trào lưu nghệ thuật này trình làng hàng loạt các sáng tác “vô tiền
khoáng hậu”, bất chấp những ranh giới hạn định khả của nghệ thuật truyền
thống.
Tự nhận mình “những ngọn cuồng phong tan dải mây mờ bẩn thỉu”,
Tristan Tzara đã viết rất về đặc tính triệt để của chủ nghĩa Dada được công
bố trong Tuyên ngôn Dada năm 1918: “Tôi phá huỷ những mô hình tư duy và mô hình
tổ chức hội, gieo rắc sự băng hoại đạo đức đến bất cứ nơi nào tôi tới với tay từ
thiên đường đến địa ngục, lia mắt nhìn từ địa ngục đến thiên đường, bảo tồn guồng
quay vô tận của hí trường vũ trụ cho những thế lực tự nhiên và gìn giữ trí tưởng tượng
cho mỗi cá nhân”. Thoạt nhìn, đây thái độ cực đoan của một thế hệ đánh mất niềm
tin và chỗ dựa về mặt tư tưởng. Thế nhưng, không thể phủ nhận rằng, sự rũ bỏ triệt để
này chính tiền đề để các nghệ của chủ nghĩa Dada đi tìm tạo ra những nghệ
thuật khác thường, bùng nổ. Đó không phải nghệ thuật xa rời quá khứ truyền
thống nghệ thuật của sự vươn lên, của những nỗ lực tạo ra nghệ thuật của tự do
sáng tạo, của tinh thần dân chủ. Đó là nghệ thuật có sức mạnh phát nổ giữa đời thường
mà một thời đại mới đang kỳ vọng.
2.4 Tinh thần hồn nhiên
Như đã đề cập, một trong những cách lý giải quen thuộc đối với nguồn gốc của
tên gọi Dada chính là tiếng nói bập bẹ của những đứa trẻ thơ. Qua đó, ta thấy rằng, sự
hồn nhiên, thơ dại cũng một trong những điều các nghệ Dada muốn hướng
đến. Đánh mất niềm tin đối với thực tại, mang tâm thế hoài nghi đối với thế giới
không ngừng nỗ lực tìm kiếm một lối thoát, không khó hiểu khi nhóm Dada lại tìm về
với sự hồn nhiên. Trước hết, đó là sự hồn nhiên trong tâm trí của chính mình. Họ chối
bỏ tính, phủ nhận những trật tự logic cũng chính lẽ này. đây, nghệ thuật
thay được sàng lọc, lựa chọn bởi trí thì cứ như thế chính nó, như những phản
ứng tự nhiên, bình thường đầy bản năng của những đứa trẻ. Đối với chủ nghĩa Dada,
nghệ thuật đích thực chính nghệ thuật như những đứa trẻ ngây dại: không biết nói
dối, không tạo ra những nguỵ tín và không phải là những vỏ bọc.
Cũng đề cao tinh thần hồn nhiên, chủ nghĩa Dada chê bai nghệ thuật hoàn
mỹ. Đối với các nghệ Dada, sự hoàn mỹ những điều giả dối được nguỵ tạo,
một “thế giới ý tưởng trưởng giả” đã không còn phù hợp với thời đại. Vậy nên, thái độ
chống đối, đập phá chính là để tái sinh các giá trị thuần khiết, ngây thơ của con người
của chính thế giới. S chống đối, đả phá của chủ nghĩa Dada chính thế không
phải chống đối để đẩy mọi thứ đi đến trạng thái vô nghĩa. Ngược lại, họ muốn xoá
bỏ những điều vô nghĩa đó để quay lại với sự hồn nhiên gốc rễ họ cho là đáng quý, tốt
đẹp nhất.
2.5 Tinh thần tự do
Trong thời gian tồn tại ngắn ngủi của mình, chủ nghĩa Dada tuy đối diện với
nhiều làn sóng tranh cãi, bị can thiệp nhiều lần bởi chính quyền địa phương nhưng
không thể phủ nhận những ảnh hưởng tích cực mà trào lưu này để lại. Quan trọng nhất
chính là sự khơi gợi tinh thần tự do, không chỉ trong sáng tạo nghệ thuật mà còn trong
cả lối sống. Như Tzara đã nhấn mạnh “Điều hấp dẫn một người theo chủ nghĩa Dada
là cách sống của riêng mình”.
Trong bản Tuyên ngôn Dada thứ ba, ông cũng viết “Dada nghĩa tự do,
sự giải phóng mọi công thức, sự độc lập của nghệ sĩ…” một nghệ của chủ
nghĩa Dada, người ta có thể sáng tác bất kỳ thứ gì theo bất kỳ cách thức, chất liệu nào
mình có. Nghệ thuật được phá bỏ những giới hạn của công thức luật lệ để thể
hiện mình theo cách riêng. Chủ nghĩa Dada cho phép người nghệ được tự do
chính mình với tinh thần độc lập tự chủ. Nhờ vậy, ngọn lửa đam sáng tạo của các
nghệ sĩ Dada được thắp sáng cùng tinh thần cách tân không mệt mỏi, không giới hạn.
Chủ nghĩa Dada với sự chối từ những chuẩn mực quy cách đã hơn một lần
khẳng định rằng “Một tác phẩm nghệ thuật không bao giờ đẹp một cách khách quan
với tất cả mọi người”. đây, sự tự do không chỉ tạo điều kiện cho thoả sức sáng tạo
còn “cởi trói” cho hoạt động tiếp nhận. Với chủ nghĩa Dada, người ta không cần
buộc mình với những quy chuẩn, không cần ép mình để thừa nhận những cái đẹp
mình cảm thấy không phù hợp. Cũng nhờ tinh thần tự do, các nghệ Dada thể
sáng tạo với một tinh thần rộng mở, phóng khoáng theo cách của riêng mình. Từ đó,
chủ nghĩa Dada không chỉ thể hiện cá tính nghệ thuật của các nghệ sĩ và cả bản sắc cái
tôi trong chính hoạt động sáng tạo của mình.
3. Những đại diện của chủ nghĩa Dada
3.1. Hugo Ball
Trong suốt Thế chiến thứ nhất, rất nhiều những nhà văn, nghệ sĩ, nhà tri thức có
tư tưởng chống đối chiến tranh đã phải di tản tới Thụy Sĩ. Tại đây, nhà văn Hugo Ball
cùng với cộng sự của mình Emmy Hemmings đã mở ra Cabaret Voltaire - một địa
điểm tụ họp cho những nhà tiên phong của chủ nghĩa Dada.
Một số nghệ đóng góp lớn cho Cabaret Voltaire thể kể đến như: Jean
(Hans) Arp, Tristan Tzara, Marcel Janco Richard Huelsenbeck. đây, những tác
phẩm của họ bắt đầu được trình diễn trước công chúng. Đến giữa những năm 1917-
1920, hội Dada thu hút rất nhiều nghệ như Raoul Hausmann, Hannah Höch,
Johannes Baader, Francis Picabia, Georg Grosz, John Heartfield, Max Ernst, Marcel
Duchamp, Beatrice Wood, Kurt Schwitters, và Hans Richter.
Đã nhắc đến chủ nghĩa Dada thì không thể không nhắc đến “cha đẻ” của phong
trào nghệ thuật này. Đó chính nhà văn Hugo Ball. Ông sinh năm 1986, mất năm
1927, được biết đến là một nhà thơ, nhà soạn kịch và nhà viết tiểu sử người Đức. Ông
người đã tạo nên bản sắc Dada. Những màn trình diễn của ông tại Cabaret Voltaire
được coi dấu mốc cho sự hình thành phát triển của chủ nghĩa Dada, cũng
dấu son trong sự nghiệp của người nghệ sĩ này. Hugo Ball đã sinh ra Dada từ những
hỗn độn, trống rỗng phi của hội thời kỳ hậu chiến. Ông tìm thấy Dada sự
ngây thơ, chất phác của con người nguyên thủy, của bản chất trụ, tinh thần
ông muốn hướng đến khi sáng tác ra những bài thơ “âm hưởng” đặc trưng của nghệ
thuật Dada. Hugo Ball cũng là người tiên phong cho dòng thơ này.
3.2. Tristan Tzara
Cùng với Hugo Ball, Tristan Tzara cũng một trong những người đặt nền
móng cho chủ nghĩa Dada. Ông được biết đến với nhiều vai trò như nhà báo, nhà thơ,
nhà viết kịch, nghệ sĩ biểu diễn, nhà soạn nhạc, đạo diễn phim hay một chính trị gia.
Tristan Tzara một người nghệ sống tị nạn trong một nước trung lập. Ông đã
cùng với các văn nghệchung tưởng quyết định dùng nghệ thuật trừu tượng để
chống lại những ý tưởng hội, văn hóa, chính trị của thời đại họ cho rằng
những thứ phẩm của một xã hội tư sản vô cảm trước số phận con người. Tzara đã viết
những tác phẩm đầu tiên của chủ nghĩa Dada, một trong số đó nổi bật nhất phải kể đến
bản Tuyên ngôn do chính ông viết vào năm 1917được công bố vào năm 1918 trên
tạp chí Dada tại Zurich - được gọi Tuyên ngôn Dada 1918. Bản tuyên ngôn này đã
cho ra đời những định nghĩa về chủ nghĩa Dada, về những gì được coi là Dada.
3.3. Marcel Janco
Đứng trước một hội “vặn vẹo”, một hội theo những người thuộc
trường phái Dada cho là đáng bị xóa sổ, họa sĩ gốc Do Thái Marcel Janco đã cho rằng
ông hoàn toàn bị mất niềm tin vào văn hóa, cần phải phá hủy mọi thứ. Đó có lẽ chính
do ông tham gia vào phong trào phản nghệ thuật chủ nghĩa Dada lúc bấy
giờ.
Marcel Janco sinh ngày 24 tháng 5 năm 1895 tại Romania mất ngày 21
tháng 4 năm 1984. Janco được biết đến một nghệ của nghệ thuật thị giác, một
kiến trúc một nhà luận nghệ thuật. Với một tâm hồn nhạy cảm dễ xúc
động, Janco thường bị chi phối bởi ý thức mạnh mẽ về con người và công bằng xã hội.
Ông thương cảm trước số phận của những người bị thiệt thòi, yếu đuối, những người
lao động nghèo khổ. Chính thế Janco dễ dàng sự đồng cảm cùng với những
cộng sự của mình khi gia nhập vào phong trào Dada.
Sau một cuộc gặp gỡ với Hugo Ball, Marcel Janco đã gia nhập vào Cabaret
Voltaire, hội nhóm của các nghệ Dada lúc bấy giờ. Sự tham gia của Janco đã khiến
các màn trình diễn trở nên táo bạo hơn, ông cũng đích thân tham gia vào trang trí
Cabaret Voltaire. Bầu không khí náo nhiệt đã tạo nên cảm xúc khiến cho Janco tạo ra
bức tranh sơn dầu cùng tên. Có thể nói Marcel Janco người đã những đóng góp
cực kỳ to lớn đối với các sự kiện của Cabaret Voltaire. Ông đã đặc biệt chạm khắc ra
những chiếc mặt nạ kỳ lạ dành cho những người biểu diễn đeo trên cà kheo. Bên cạnh
đó ông còn cùng với Huelsenbeck Tzara tạo nên những buổi “đồng đọc thơ” đầu
tiên. Đó hình thức các nhà thơ cùng lên sân khấu, hòa giọng đọc lên tác phẩm của
mình, hình thức như một dàn đồng ca. Tác phẩm của ông cùng với những chiếc mặt nạ
kỳ khôi đã đem lại nhiều ấn tượng mở ra một lĩnh vực sân khấu mới để khám phá
chủ nghĩa Dada. Janco cũng được cho rằng ông một trong những người thiết kế
“chiếc váy giám mục” - một trong những biểu tượng của chủ nghĩa Dada trong thời kỳ
đầu.
3.4. Richard Huelsenbeck
Nói về các trụ cột làm nên một phong trào Dada lừng lẫy, để lại nhiều ấn tượng
sâu sắc trong lòng của công chúng thì Richard Huelsenbeck lẽ một trong những
cái tên cùng đáng nhớ. Ông được biết đến một nhà văn, nhà thơ, nhà phân tâm
học người Đức.
Richard Huelsenbeck lớn lên mang trong mình một khát khao trở thành một
nhà văn ông thực sự bị ảnh hưởng nhiều bởi thơ văn xuôi của nhà văn người
Đức Heinrich Heine, người tác phẩm châm biếm hội anh muốn phỏng.
Vào năm 19 tuổi, Richard đến Munich và tại đây ông đã gặp Hugo Ball, người có ảnh
hưởng đến ông sau này.
Thơ của Richard Huelsenbeck được dùng như những đòn tấn công vào nhà thờ,
vào Tổ quốc quy điển của văn học Đức, đi kèm với những tiếng trống lớn,
tiếng gầm, tiếng huýt sáo và tiếng cười. Huelsenbeck còn sử dụng cả tiếng trống quân
nhằm ám chỉ sự gần kề của chiến tranh. Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông để
lại nhiều ấn tượng đến công chúng khi nhắc đến Dada đó chính ,Dada Almanach
tuyển tập Dada đầu tiên.
Dada Almanach của Richard Huelsenbeck
3.5. Jean (Hans) Arp
Nói đến những người theo chủ nghĩa Dada và có hoạt động sôi nổi thì Jean Arp
là một trong những nghệ sĩ vô cùng nổi bật.
Jean Arp tên thật Hans Peter Wilhelm Arp, ông sinh ngày 18 tháng 6 năm
1886 mất vào ngày 7 tháng 6 năm 1966. Ông một nhà điêu khắc, họa nhà
thơ người Pháp gốc Đức. Ông được biết đến một người theo chủ nghĩa Dada
một nghệ sĩ trừu tượng. Sau khi chuyển đến Zurich để tránh bị nhập ngũ vào quân đội
Đức trong thế chiến thứ nhất, Arp đã kết bạn với Hugo Ball. Trong những năm này
ông đã cùng với Ball tham gia vào Cabaret Voltaire và sáng tác bản tuyên ngôn Dada.
Jean Arp một trong những nghệ tiêu biểu của Dada tại Cologne, ông cũng
người khám phá ra các kỹ thuật sáng tạo độc đáo của nghệ thuật Dada, điển hình là kỹ
thuật cắt ghép (collage). Các tác phẩm của ông đa số là điêu khắc gỗ và tranh cắt dán.
Những sáng tác của Jean Arp luôn được thúc đẩy bởi sự quan tâm đến việc khai thác
những suy nghĩ vô thức và bắt chước những ý tưởng đã có sẵn.
3.6. Raoul Hausmann
Một trong những nhân vật quan trọng của Berlin Dada Raoul Hausmann.
Raoul Hausmann sinh ngày 12 tháng 7 năm 1886 mất vào ngày 1 tháng 2 năm
1971, là một nghệ sĩ và nhà văn người Áo. Những bức ảnh ghép thử nghiệm, thơ ca và
những bài phê bình của ông đã những ảnh hưởng sâu sắc đến Châu Âu sau Thế
chiến thứ nhất.
Để diễn tả hiện thực các nghệ đã lựa chọn các đồ vật ghép chúng lại với
nhau theo các bố cục phù hợp với quan điểm ý đồ nghệ thuật của người sáng tạo.
Những bức tranh cắt dán đến từ các nghệ Dada tựa như một cuốn phim tĩnh tấn
công vào các hiện tượng sự kiện hội đương thời.Và Raoul Hausmann một
trong những người rất tích cực trong việc sáng tạo kỹ thuật cắt ghép. Ông đã sử dụng
nó một cách rộng rãi, khiến nó trở thành kỹ thuật gắn liền với Berlin Dada. Có thể nói
kỹ thuật cắt ghép đã khẳng định được vai trò của mình bằng việc tạo ra những hiệu
ứng thẩm mỹ độc đáo có khả năng bổ sung cho nhiếp ảnh và phim ảnh.
3.7. Hannah Höch
Nhắc đến phong trào Dada, nhắc đến những người nghệ Dada thì Hannah
Höch một cái tên ghi lại nhiều dấu ấn trong lòng công chúng, khi một trong
những người đã khởi xướng nên kỹ thuật photomontage.
Hannah Höch tên khai sinh Anna Therese Johanne Höch sinh ngày 1 tháng
11 năm 1889 mất ngày 31 tháng 5 năm 1978, một người nghệ Dada người
Đức. Bàmột nghệ sĩ, họa sĩ, đặc biệt được chú ý với các tác phẩm nhiếp ảnh, đồng
thời cũng người đồng sáng lập Berlin Dada. Các hoạt động của Höch nhằm mục
đích phá bỏ các định kiến và đặc biệt là đấu tranh chống lại phân biệt giới tính.
Höch được xem một trong những người đi tiên phong trong kỹ thuật sáng tác được
gọi là . Nhiều tác phẩm của bà đã phê phán, mỉa mai ngành công nghiệpphotomontage
làm đẹp trong văn hóa đại chúng lúc bấy giờ. Höch đã thể hiện sự nổi loạn của mình
dưới góc nhìn của phụ nữ. Tác phẩm nổi bật nhất của bà là Cut with the Kitchen Knife
through the Last Epoch of Weimar Beer-Belly Culture in Germany. Tác phẩm một
lời chỉ trích trực tiếp nỗ lực thất bại của nền dân chủ cộng hòa Weimar áp đặt. Cut
with the Kitchen Knife thể xem một sự kết hợp bùng nổ của những hình ảnh cắt
ghép, tác phẩm tượng trưng cho lát cắt của hội phụ hệ, đồng thời thể hiện cái nhìn
của Hannah Höch về nữ quyền.
Tác phẩm Cut with the Kitchen Knife through the Last Epoch of Weimar Beer-Belly Culture in
Germany của Höch
3.8. Hans Richter
Hans Richter (1843 - 1916) là một nghệ sĩ người Áo – Hungary. Ông được biết
đến trong vai trò chỉ huy dàn nhạc opera còn một nhà văn, nhà điện ảnh của
phong trào Dada. Ông đã cùng với Tristan Tzara (1896-1963) Hans Arp (1888-
1976) làm nên chủ nghĩa Dada. Họ gọi cuộc gặp gỡ của họ sáng lập ra chủ nghĩa
Dada là “nghệ thuật trùng hợp”.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Hans Richter cuốn sách với
Dada: Art and Anti-Art (McGrawHill, New York, 1965). Cuốn sách thể coi như
một giáo trình dẫn nhập vào nghệ thuật Dada, đồng thời cũng nói lên tinh thần đi
ngược lại nghệ thuật truyền thống của những nghệ sĩ thuộc phong trào này. Cuốn sách
đã góp phần thúc đẩy các trào lưu nghệ thuật đương thời hướng đến việc nghệ thuật
phải càng trở nên giàu có, phong phú và đa dạng hơn.
Bìa cuốn sách Dada: Art and Anti-Art của Hans Richter
3.9. Francis Picabia
Francis Picabia (1879 - 1953) cũng một trong những nhân vật tiên phong của
phong trào Dada Hoa Kỳ Pháp. New York một nơi nổi tiếng dành cho những
nghệ sĩ lưu vong suốt Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Francis Picabia, một họa sĩ người
Pháp theo trường phái lập thể, ghé thăm New York lần đầu vào năm 1913 để tham gia
buổi diễn , một buổi triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đạiArmory
đến từ châu Âu và châu Mỹ. Bản thân không có bất cứ một ràng buộc gì, ông đã dành
những năm tháng chiến tranh nổ ra để chu du khắp châu Âu, châu Mỹ.
Trong khoảng thời gian sống ở New York, Picabia đã rất hứng thú với những cỗ
máy như biểu tượng của hội hiện đại. Ông đã thể hiện điều này trong 'portraits
mécaniques' - một chuỗi tác phẩm tái hiện lại những điều phi lý để ẩn dụ về mối quan
hệ con người. Trong một bài báo trích từ New York Tribune, ông đã nói rằng: “Máy
móc đã không còn một phần hỗ trợ cuộc sống. Chúng thật sự đã hòa nhập trở
thành nhân tố của cuộc sống…Có lẽ tôi đã quá quen thuộc với máy móc thời hiện đại
và tận dụng chúng vào studio làm việc."
Tác phẩm Love Parade (1917) của Francis Picabia
3.10. Man Ray
Man Ray bút danh được sử dụng bởi Emmanuel Radnitzky, sinh năm 1890
và mất năm 1976, một nghệ sĩ đến từ Hoa Kỳ, người đã trở thành một trong những trụ
cột của chủ nghĩa Dada nhà tiên phong của chủ nghĩa Siêu thực sau này. Đặc
trưng trong các sáng tác của ông sự phi lý. Ông thể hiện quá trình tìm kiếm sự phi
trong các tác phẩm của mình. Man Ray được biết đến như một nhiếp ảnh gia. Các
tác phẩm nhiếp ảnh của ông được giới phê bình nghiên cứu nghệ thuật cho rằng
mang nhiều ý nghĩa ẩn dụ, nghiêng về trình bày những ý niệm. Bằng cách này ông
được coi là cha đẻ của nhiếp ảnh sáng tạo.
Man Ray đã tiếp thu khái niệm “đồ làm sẵn” từ người bạn (Readymades)
nghệ đồng nghiệp Marcel Duchamp trong thời này, tạo ra tác phẩm The Gift
một tác phẩm điêu khắc được tạo ra từ các vật dụng thường ngày nhưng được kết hợp
một cách độc đáo, khác thường và không kém phần nổi bật. Trong tác phẩm nàysự
kết hợp của một chiếc bàn với một số đinh bấm của người thợ mộc. Kết quả
xuất hiện một vật thể không có công dụng xác định, mặt khác, khơi gợi lên cuộc tranh
luận về sự phân biệt giới tính vào thời điểm đó trong xã hội.
Tác phẩm Gift (1921) của Man Ray
10 gương mặt trên đây thể coi 10 đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa Dada.
Họ những người đã tạo nên một chủ nghĩa cùng mới lạ, đầy tính sáng tạo
mang một tinh thần nổi loạn trong nghệ thuật. Những nghệ của chủ nghĩa Dada
không chỉ làm nên các thành tựu trong thời đại của họ, góp phần xây dựng tưởng
mà họ theo đuổi, mà còn có những ảnh hưởng nhất định đến các thế hệ nghệ sĩ về sau,
thậm chí là tác động tới các phong trào nghệ thuật hiện đại.
4. Chủ nghĩa Dada và các loại hình nghệ thuật
Ra đời từ những vụn vỡ của thế giới sau chiến tranh thứ I, chủ nghĩa Dada đã
bày tỏ tinh thần phản chiến và đề cao trực giác, tính thơ ngây, thậm chí là sự phi lý của
con người qua các tác phẩm nghệ thuật thuộc nhiều loại hình. Trải dài từ văn chương,
hội họa cho đến điêu khắc, chủ nghĩa Dada len lỏi vào trong mọi ngóc ngách của nghệ
thuật đầu thế kỷ XX. Từ Dada, khái niệm “đồ làm sẵn” (ready-made), nghệ thuật “đồ
vật tìm thấy” (found object) - tiền đề của nghệ thuật sắp đặt, cùng với thủ pháp cắt dán
(collage) trong hội họa đã lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử nghệ thuật.
4.1. Thơ Dada - những bài thơ “âm hưởng” (sound poems)
“Chính vào lúc những bài thơ âm hưởng ra đời, tính phi được đưa vào văn
học” - Raoul Hausmann, nhà văn, nghệ sĩ người Áo theo đuổi chủ nghĩa Dada đã phát
biểu như vậy trong tác phẩm của ông. Courrier Dada
Với việc đề cao những sáng tạo mới mẻ, những kết hợp gần như rất bất-hợp-lý,
thơ Dada kế thừa tinh thần “bạo hành ngôn ngữ” của chủ nghĩa vị lai rồi xuất hiện như
một tiếng nói phản kháng lại sự lừa dối của ngôn từ. Hugo Ball - nhà thơ tiêu biểu của
chủ nghĩa Dada cho rằng ngôn ngữ mà chúng ta đang dùng đã bị cánh nhà báo tàn phá
và khiến cho mảnh đất từ ngữ vốn giàu có trở nên cằn cỗi. Những nhà thơ Dada mong
muốn loại bỏ thứ ngôn ngữ đã bị phá hủy và biến dạng đó, để trở về với giá trị nguyên
bản của ngôn từ. Do đó, từ chủ nghĩa Dada, các nhà thơ đã đưa đến một thể loại thơ
mới gọi là thơ “âm hưởng” . Đặc trưng của thể thơ này là các từ ngữ hầu(sound poem)
như đều được tách ra thành các âm tiết hoặc chữ cái riêng biệt, tạo thành các âm thanh
gần như vô nghĩa. Kiểu phá vỡ cấu trúc của ngôn ngữ không chỉ là một thi pháp đáng
lưu ý của thơ Dada, còn mang ý nghĩa ẩn dụ cho sự tan vỡ mong manh của
nhân loại hậu Thế chiến thứ I. Chiến tranh đã phá hủy tất cả, bao gồm cả ngôn từ
chúng ta vẫn thường dùng để nói viết hằng ngày. Các nhà thơ các nghệ sĩ trình
diễn khác đã cùng gia nhập vào hội các nhà thơ Dada để cùng ngâm lên những bài thơ
âm hưởng. Cách ngâm thơ này cũng gần giống như hình thức của một dàn đồng ca,
khi tất cả các nhà thơ tham gia biểu diễn đều ngâm lên một bài thơ được viết bằng
nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhiều âm hưởng, nhịp điệu tông giọng khác nhau. Kỹ
thuật trình diễn này thể chính sự tiếp nối từ nguyên mẫu của chủ nghĩa vị lai.
Tuy nhiên, những bài thơ Dada thường trừu tượng hơn và thể hiệnquan điểm điểm
phản chiến. Từ những đặc trưng rất độc đáo như vậy, hoạt động sáng tác một bài thơ
Dada cũng cùng khác biệt. Dưới đây một chỉ dẫn về cách sáng tác một bài thơ
Dada, theo Tristan Tzara - một nhà thơ, đồng thời người đặt nền móng cho chủ
nghĩa Dada:
Lấy một tờ báo
Lấy một cái kéo
Chọn một mẩu tin có độ dài tương ứng với bài thơ bạn định làm
Cắt mẩu tin bạn vừa chọn ra
Cắt từng từ trong mẩu tin ra và bỏ tất cả vào một cái túi
Lắc nhẹ “túi chữ”
Lấy từng mẩu giấy đã cắt ra khỏi túi, từng mẩu giấy một
Chép lại từng từ theo thứ tự bạn đã lấy ra khỏi túi
Bài thơ sẽ mô phỏng chính bản thân bạn
Và thế là bạn đã trở thành một nhà thơ thiên tài với trực giác thật nhạy bén và
quyến rũ mà không kẻ phàm tục nào hiểu được
Một bài thơ của Tristan Tzara mang tên Assessment (Tạm dịch: Sự đánh giá)
Phương pháp sáng tác mới lạ chưa từng của Tristan Tzara đã cho thấy tính
sáng tạo, phóng khoáng và “thơ ngây” của những bài thơ Dada đã toát ra từ giai đoạn
phôi thai của tác phẩm, chứ không phải đợi đến khi bài thơ “thành hình”. Thơ Dada
tưởng như những sáng tạo ngẫu nhiên nhưng thật ra lại mang theo những chủ ý rất
rõ ràng. Qua bài thơ của Hugo Ball, ta sẽ thấy được điều này. Karawane
Bản in của Karawane - Hugo Ball
Karawane được coi bài thơ “âm hưởng” đầu tiên của chủ nghĩa Dada, cũng
như nền thơ ca thế giới. Bài thơ là đứa con tinh thần của Hugo Ball - một trong những
nhân vật chủ chốt đặt nền móng cho sự ra đời của chủ nghĩa Dada. một nhà thơ,
chính Hugo Ball đã phát biểu rằng, ông muốn “giải phóng” con chữ ra khỏi vùng đất
cằn cỗiđang mắc kẹt, đưa ngôn từ trở về với những giá trị nguyên bản của nó.
chính từ tưởng ấy những dòng thơ “âm hưởng” (sound poems) ra đời, với
toàn những thanh âm bị cho là vô nghĩa, trừu tượng, khó hiểu. là một trong những bài
thơ như vậy. Tác phẩm được biểu diễn lần đầu tại sự kiện Cabaret Voltaire, cũng là sự
xuất hiện đầu tiên của chủ nghĩa Dada trước đông đảo công chúng. Phần trình diễn bài
thơ của Hugo Ball cũng một trong những điểm nhấn quan trọng đánhKarawane
dấu sự hình thành phát triển của chủ nghĩa Dada. Trong phần trình diễn của mình,
Hugo Ball đã mặc một bộ trang phục được thiết kế bằng giấy, mô phỏng hình ảnh của
một ngọn bút tháp. Ông đã ngâm thơ cùng xuất thần, khiến cho khán giả phấn
khích đến độ trèo lên sân khấu. Thậm chí, khi diễn xong, người ta phải dìu nhà thơ
xuống vì ông đã quá kiệt sức.
Chịu chung số phận với nhiều bài thơ âm hưởng khác, cũng bị gắnKarawane
mác nghĩa”. Thực chất, những thanh âm của bài thơ đang tả lại một cuộc
diễu hành của loài voi, với những chuyển động chậm rãi âm thanh gần giống như
tiếng kèn trumpet phát ra từ vòi của những chú voi. Thông điệp của bài thơ phơi
bày sự hỗn loạn tổ chức của hội loài người sau chiến tranh. Điều này cũng
thể hiện qua bản in của . Những phông chữ được lựa chọn ngẫu nhiên gâyKarawane
ấn tượng về sự lộn xộn, mất trật tự.
Gadji beri bimba
gadji beri bimba glandridi laula lonni cadori
gadjama gramma berida bimbala glandri galassassa laulitalomini
| 1/43

Preview text:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH *** TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: CHỦ NGHĨA DADA
Môn: Đại cương Nghệ thuật học
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1
Lớp học phần: Lớp 01 - Sáng thứ 6
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Bảo Trâm STT Họ và tên MSSV 01 Phạm Xuân An 2056010001 02 Lê Vân Anh 2056010085 03 Nguyễn Hương Giang 2056010105 04 Đinh Thị Thúy Huyền 2056010025 05 Trương Kiến Vy 2056010217 06 Nguyễn Đức Lam Thảo 2056010010 07 Nguyễn Trần Tú Uyên 2056010208
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2022 MỤC LỤC
1. Khái niệm và lịch sử hình thành chủ nghĩa Dada....................................1
1.1. Khái niệm..............................................................................................1
1.2. Bối cảnh ra đời......................................................................................1
1.3. Nguồn gốc tên gọi.................................................................................1
1.4. Tiền thân và tiến trình phát triển............................................................2
2. Đặc điểm của tinh thần Dada trong nghệ thuật.......................................5
2.1 Tinh thần hoài nghi, chất vấn..................................................................5
2.2 Tính phi lý và ngẫu nhiên.......................................................................6
2.3 Tính hư vô triệt để..................................................................................6
2.4 Tinh thần hồn nhiên................................................................................7
2.5 Tinh thần tự do.......................................................................................8
3. Những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa Dada..........................................8
3.1. Hugo Ball..............................................................................................8
3.2. Tristan Tzara..........................................................................................9
3.3. Marcel Janco.........................................................................................9
3.4. Richard Huelsenbeck.............................................................................10
3.5. Jean (Hans) Arp.....................................................................................11
3.6. Raoul Hausmann...................................................................................11
3.7. Hannah Hoch.........................................................................................11
3.8. Hans Richter..........................................................................................12
3.9. Francis Picabia......................................................................................13
3.10. Man Ray..............................................................................................14
4. Chủ nghĩa Dada và các loại hình nghệ thuật............................................14
4.1. Thơ Dada - Những bài thơ “âm hưởng” (sound poems)........................15
4.2. Hội họa..................................................................................................18
4.3. Điêu khắc..............................................................................................22
4.4. Nghệ thuật trình diễn.............................................................................24
4.5. Nghệ thuật “đồ vật tìm thấy” (found object)..........................................25
5. Chủ nghĩa Dada trong văn hóa đương đại...............................................27
5.1. Thực hành chủ nghĩa Dada trong văn hóa đương đại............................29
6. Chủ nghĩa Dada tại Việt Nam....................................................................32
6.1. Những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa Dada tại Việt Nam..................32
6.2. Tinh thần Dada trong hoạt động nghệ thuật tại Việt Nam......................34
7. Kết luận.......................................................................................................36 Tài liệu tham khảo
Bảng phân công nhiệm vụ
1. Bối cảnh và lịch sử ra đời của chủ nghĩa Dada 1.1. Khái niệm
Chủ nghĩa Dada (Dadaism) là một trào lưu nghệ thuật ra đời từ năm 1916 tại
Zurich, Thuỵ Sĩ. Đây là khuynh hướng nghệ thuật đi ngược lại những giá trị xã hội,
chính trị và văn hóa đương thời, được ví như một cuộc nổi loạn của nghệ thuật. Phong
trào này liên quan đến nghệ thuật thị giác, văn học, thơ ca, tuyên ngôn nghệ thuật, lý
thuyết nghệ thuật, sân khấu, thiết kế đồ họa. Chủ nghĩa Dada không chỉ là một trào
lưu nghệ thuật mà còn là một quan niệm triết học và chính trị với tinh thần phản chiến
mạnh mẽ, không ngại đả kích, lên án chủ nghĩa tư bản, ủng hộ chủ nghĩa vô chính phủ
và chế giễu xã hội vô nghĩa đương thời. Chủ nghĩa Dada chủ trương loại bỏ các tiêu
chuẩn hiện hành trong nghệ thuật truyền thống, công kích và đả phá những công trình
văn hoá, nghệ thuật được xem là chuẩn mực của thời đại.
1.2. Bối cảnh ra đời
Dada là một phong trào văn hóa bắt đầu từ Zurich, Thụy Sĩ, trong thời kỳ Thế
chiến Thứ Nhất và đạt tới đỉnh cao trong giai đoạn 1916 - 1922. Do tình hình kinh tế
xã hội lúc bấy giờ, các phong trào nghệ thuật, bao gồm cả Dada, đều phần nào bị
chính trị hóa. Những người theo chủ nghĩa Dada cho rằng các giá trị gắn liền với nghệ
thuật truyền thống, chẳng hạn như sự tôn sùng lý trí và logic của con người, đã suy đồi
ở chỗ chúng đồng nghĩa với thể chế tư sản mà sau này dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới.
Trong suốt Thế chiến Thứ Nhất, rất nhiều nghệ sĩ, nhà văn và trí thức có tư
tưởng chống đối chiến tranh đã phải di tản tới Thụy Sĩ. Zurich là một nơi trú ngụ dành
cho những con người tha hương ấy. Vào ngày 5 tháng 2 năm 1916, nhà văn Hugo Ball
cùng cộng sự của ông là Emmy Hemmings đã mở ra Cabaret Voltaire, một địa điểm tụ
họp cho những nhà tiên phong chủ nghĩa Dada. Địa điểm này vừa là một câu lạc bộ về
đêm, vừa là một nhà triển lãm nghệ thuật nơi người nghệ sĩ có thể trưng bày các tác
phẩm nghệ thuật của mình từ thi ca, văn học cho tới vũ điệu. Điều này có ý nghĩa kép:
đoạn tuyệt với trật tự trước đó và hy vọng có thể biến đổi một thế giới cực kỳ bạo lực
và hỗn loạn thông qua nghệ thuật.
1.3. Nguồn gốc tên gọi
Về tên gọi Dada, có nhiều giả thiết và giai thoại được kể lại nhằm giải thích
cho nguồn gốc của nó. Nhiều ý kiến cho rằng, Dada trong tiếng Nga và Rumani có
nghĩa tiếng Anh là “yes – yes” (vâng – vâng) và Hans Ritcher đã cho rằng ý nghĩa này
nhằm khẳng định tinh thần nhiệt huyết, lạc quan về cuộc sống mà chủ nghĩa Dada
theo đuổi. Hay như Richard Huelsenbeck và Hugo Ball lại tra thấy Dada trong từ điển
tiếng Pháp và tiếng Đức với nghĩa là “con ngựa gỗ” theo cách nói bập bẹ của những
em bé tập nói. Giả thiết này được cho là hợp lý bởi nó giống với tinh thần tìm lại sự
ngây thơ thuần tuý và bản chất trẻ con ngây dại của chủ nghĩa Dada. Dù vậy, Ball
cũng lý giải thêm “Tên gọi Dada nghe thật khôi hài, ẩn nấp sau đó chính là sự trống
rỗng khi những vấn đề cấp thiết chưa được bao quát…”
Thế nhưng, trong bản Tuyên
ngôn Dada được Tristan Tzara công bố vào năm 1919, ông khẳng định rằng Dada
một tên gọi được lựa chọn hoàn toàn ngẫu nhiên và không gắn liền với một nguyên cớ
nào cả. Và chính sự ngẫu nhiên, không nguyên cớ đó mới là tinh thần mà chủ nghĩa Dada thật sự thể hiện.
1.4. Tiền thân và tiến trình phát triển
a. Tiền thân của chủ nghĩa Dada
Chủ nghĩa Dada ra đời ngoài việc bắt nguồn từ phong trào văn hóa tại Thụy Sĩ
thì điều làm nên thành công của nó phải kể đến nhà thơ được xem là người tiên phong
cho phong trào thơ mới ở phương Tây, sau này được biết đến là cha đẻ của chủ nghĩa
siêu thực chính là nhà văn Apollinaire.
Apollinaire là một trong những người đầu tiên khởi xướng phong trào thơ mới
ở phương Tây mà nó được gọi là “phản thơ” và cũng có thể được gọi là thơ “tiền
Dada”. Ông đã đề xuất việc giải phóng cho thơ ca thoát khỏi những gò bó của thơ hiện
thực và thơ tượng trưng. Các bài thơ của ông làm theo kiểu họa hình, tiêu biểu là bài
thơ Trái tim được viết theo hình trái tim, hình vương miện, hình chiếc gương với dòng
thơ hình oval bao quanh và ở giữa là tên nhà thơ, hình con ngựa, hình những dòng
nước mưa rơi từ trên trời xuống cùng dòng thơ “Trái tim tôi trông như một ngọn lửa
lộn ngược” được bố trí theo hình trái tim nhưng giống ngọn lửa cháy ngược.
Bài thơ “Trái tim” của Apollinaire
Từ những hình tượng liên tưởng bí ẩn, nhiều nhà thơ “tiền Dada” khác cũng đã làm
những bài thơ theo lối tự do tuyệt đối như Tấm lưng thiên thần của Jean Cocteau:
“Một đường phố giả tạo trong mơ
Và chiếc piston không thực này Là những điều dối trá
Do một thiên thần đưa ra...”
Hay những câu thơ mang nhãn hiệu Dada nhưng đã vẽ ra được một bức tranh chấm
phá hiếm hoi trong sự kết hợp cú pháp phi lý của ngôn từ trong thơ của Philippe Soupault:
“Chiếc máy bay đan dệt những sợi dây điện
và con suối vẫn hát ca bài hát cũ
Tại nơi gặp mặt của những người đánh xe ngựa món
rượu khai vị có màu da cam
nhưng những người thợ máy đầu tàu có đôi mắt trắng
Quý bà đã đánh mất nụ cười trong rừng cây.”
Như vậy, chủ nghĩa Dada đã có sự kế thừa từ thơ “tiền Dada” ở việc đi ngược lại
những giá trị xã hội, chính trị và văn hóa đương thời, đưa thơ ca thoát khỏi những gò
bó của hiện thực và hơn cả là khẳng định nghệ thuật nên song song với những trải
nghiệm mới này và không nên tách rời khỏi thực tế của thế giới.
b. Tiến trình phát triển của chủ nghĩa Dada
Vào thế kỷ 19, nghệ thuật chủ yếu được định nghĩa bởi “chủ nghĩa cá nhân tư
sản”, và được các thành viên của tầng lớp này thưởng thức như một phương tiện để
thoát khỏi những ràng buộc của cuộc sống hàng ngày. Vào đầu thế kỷ 20 ở châu Âu,
sự thay đổi rõ rệt trong bối cảnh xã hội - chẳng hạn như làn sóng công nghiệp hóa toàn
cầu và Chiến tranh thế giới thứ nhất - đã thúc đẩy niềm tin rằng nghệ thuật nên song
song với những trải nghiệm mới này và không nên tách rời khỏi thực tế của thế giới.
Nói cách khác, ngày càng có niềm tin rằng nghệ thuật nên vượt ra ngoài những thú vui
thẩm mỹ thuần túy (nghệ thuật vì lợi ích của nghệ thuật) để “ảnh hưởng đến cuộc sống
của con người” (Hopkins, 2004, trang 2–3).
Ngày 14-7-1916, ngày quốc khánh nước Pháp, ông chủ Quán rượu Voltaire
Hugo Ball đã đọc bản tuyên ngôn thứ nhất của Dada. Tuy nhiên, bản tuyên ngôn thứ
hai do Tzara viết năm 1917 và công bố năm 1918 trên tạp chí Dada tại Zurich – được
gọi là Tuyên ngôn Dada 1918 – mới được giới văn nghệ sĩ chú ý. Sau đó còn có
những bản tuyên ngôn khác được công bố, trong đó có cả của Tzara lẫn của những
nghệ sĩ khác, nhưng bản tuyên ngôn 1918 của Tzara vẫn là văn bản quan trọng nhất
của nhóm Dada. Không chỉ viết tuyên ngôn, Tzara và các nghệ sĩ Dada khác còn in
các tờ rơi để dán lên các bức tường, các cột điện, các cửa sổ bên đường phố.
Nghệ thuật mới của Dada được gọi là phản nghệ thuật và là trào lưu phủ nhận
triệt để nhất trong các trào lưu hiện đại chủ nghĩa lúc bấy giờ. Vì thế nó nhanh chóng
lan truyền ra các nước châu Âu và vượt đại dương sang cả Mỹ, Nhật. Điều đó đã tạo
tiền đề cho các tác phẩm gây sốc trong lĩnh vực tạo hình, thơ ca và nghệ thuật trình diễn ra đời.
Thành phố New York của Mỹ lúc bấy giờ cũng là một nơi lánh nạn của các trí
thức giống như Thuỵ Sĩ ở châu Âu. Tại New York, một số nghệ sĩ châu Âu di tản sang
đây đã đem theo cả tinh thần “phản nghệ thuật” của Dada. Nhưng phong trào Dada ở
New York không theo xu hướng “vỡ mộng” như Dada châu Âu, mà nó thiên về châm
biếm và hài hước. Ngoài ra, phong trào Dada ở đây cũng xuất hiện một xu hướng đặc
biệt là sử dụng các sản phẩm làm sẵn để trưng bày như là tác phẩm nghệ thuật.
Năm 1917, Duchamp đã gửi đến Hội các Nghệ sĩ Độc lập một chiếc bồn tiểu
lật ngược, nó là một sản phẩm được sản xuất hàng loạt tại các nhà máy, trên đó ký một
cái tên R. Mutt nào đó [trong tiếng Anh, “mutt” nghĩa là “người ngu si đần độn”] và
đặt tên cho nó là Suối nguồn. Tất nhiên “tác phẩm” này đã bị từ chối. Tuy nhiên, từ
việc ban đầu nó chỉ là một đồ vật bị khinh bỉ trong giới nghệ thuật, nó đã nhanh chóng
được một số người tôn sùng thành “tác phẩm kinh điển” của trường phái Dada nói
riêng và của nghệ thuật hiện đại nói chung.
Quả thực, nếu xét theo chủ trương và các nguyên tắc của nhóm Dada thì Suối
nguồn đúng là đã đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chuẩn của một tác phẩm theo kiểu Dada.
Đó là một tác phẩm hoàn toàn vô nghĩa, mang tính phủ định triệt để: không nghệ
thuật, không thẩm mỹ, không nội dung tư tưởng. Nó đúng là một đồ vật “phản nghệ
thuật” đến mức cực đoan mà không có một trào lưu hiện đại nào sánh được. Chính vì
thế mà khi nói đến chủ nghĩa Dada, người ta không thể bỏ qua “tác phẩm” này của Duchamp.
Sau chiến tranh, các nghệ sĩ Dada người Đức như Hannah Höch và George
Grosz đã sử dụng nghệ thuật Dada để thể hiện tình cảm của mình dành cho chủ nghĩa
cộng sản. Tzara, sau khi sang Pháp, năm 1936, khi ấy ông đã từ bỏ Dada để đi theo
chủ nghĩa siêu thực, thì gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và sau đó tham gia kháng chiến
chống phát xít Đức. Các nghệ sĩ Dada ở các nước khác cũng có những hành động
tương tự ủng hộ phong trào cánh tả và lên án chiến tranh cùng thế lực đế quốc. Phong
trào phản kháng của các nghệ sĩ Dada cũng diễn ra rất sôi nổi tại nước Đức Quốc Xã.
Và cùng với các trào lưu hiện đại khác, phong trào Dada bị chính quyền Đức Quốc Xã
đàn áp. Các trào lưu đó bị coi là nghệ thuật suy đồi, nhiều nghệ sĩ đã phải chạy sang
Mỹ, một số người bị bắt và chết trong trại tập trung. Khắp nơi, để phản đối xã hội tư
bản với tất cả truyền thống văn hoá-tinh thần của nó, các nghệ sĩ Dada đã tổ chức
những buổi trình diễn gây sốc bằng việc trưng bày chính những đồ vật thô tục, bằng
việc thực hiện những hành vi thô tục và những lời lẽ tục tĩu, nhiều khi khiến cho công
chúng phải viện đến cả cảnh sát để giải tán.
Không chỉ đóng góp cho lịch sử nghệ thuật bằng những hình thức nghệ thuật
mới, Dada còn là điểm xuất phát cho sự phát triển của nhiều nghệ sĩ. Từ Dada, nhiều
người chuyển sang siêu thực, trừu tượng... để khắc phục những hành vi nổi loạn cực
đoan của nó. Dada không chỉ là một cuộc cách mạng về hình thức nghệ thuật, mà cái
chính là nó là một cuộc nổi loạn mang ý nghĩa tư tưởng và xã hội. Điều quan trọng
nhất là trong cuộc nổi loạn đó, Dada không phản ánh hiện thực một cách đơn thuần,
mà nó đã “biến tất cả đời sống hiện thực thành một tác phẩm nghệ thuật” T . rong bối
cảnh của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất – cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên ở tầm
thế giới – đang diễn ra khốc liệt trên khắp châu Âu, thì sự xuất hiện của nhóm Dada
được coi là một quả bom trên vũ đài văn nghệ. Xuất hiện đồng thời với chủ nghĩa biểu
hiện, chủ nghĩa lập thể, chủ nghĩa vị lai và các chủ nghĩa hiện đại khác, nhưng Dada
nổi lên như một hiện tượng đặc biệt vì sự phủ nhận triệt để của nó. Điều này tỏ ra phù
hợp với tâm thế thời đại của giới trí thức. Chính vì vậy mà nó nhanh chóng nhận được
sự hưởng ứng của các văn nghệ sĩ trên khắp thế giới, từ châu Âu sang châu Mỹ và
sang cả Nhật Bản, trở thành một phong trào nghệ thuật mang tính xã hội.
2. Đặc điểm của tinh thần Dada trong nghệ thuật
Chủ nghĩa Dada là kết quả từ những phản ứng nổi loạn của các nghệ sĩ, trí thức
phương Tây trước thực trạng chiến tranh thế giới. Phong trào không chỉ là một nỗ lực
cách tân nghệ thuật mà còn là một tiếng nói phản kháng đầy mạnh mẽ của những con
người thời đại. Nói như Tristan Tzara, Dada là một trạng thái của tinh thần, nó tự biến
đổi mình theo từng cuộc đời và sự kiện. Tinh thần của Dada có thể áp vào mọi thứ
nhưng tự thân nó chẳng là gì cả, nó có thể là một điểm mà ở đó cái có, cái không hoặc
là tập hợp của hết thảy những đối cực của nhau. Tinh thần mà các nhà Dada chủ nghĩa
muốn đem đến không phải là sự nghiêm trang như những toà lâu đài của các triết gia
bàn về triết lý nhân sinh mà lại giản đơn, trần trụi như những góc đường nơi những
con chó và châu chấu tụ tập. Từ phát biểu này, ta nhận thấy rằng, Tzara đã thay mặt
cho nhóm Dada để khái quát về những đặc điểm của tinh thần Dada thể hiện trong
nghệ thuật, những điều làm nên dấu ấn riêng biệt cho trào lưu nghệ thuật này trong suốt một thế kỷ.
2.1 Tinh thần hoài nghi, chất vấn
Sự bùng nổ của Thế chiến thứ nhất đã để lại những vết nứt và tạo ra sự đứt gãy
trong nhận thức của hết thảy con người thuộc về thời đại đó. Cũng vì thế, có một
khoảng trống vô hình được tạo ra giữa quá khứ với thực tại, giữa những gì thuộc về
truyền thống và hiện đại. Các giá trị hay chuẩn mực vốn được xem là lề lối cho sự vận
hành của xã hội cứ như thế bị truy vấn. Và chủ nghĩa Dada – một đứa con tinh thần
của chính thời đại mình đã ra đời cùng tinh thần hoài nghi như thế.
Kế thừa thái độ “bạo hành ngôn ngữ” của chủ nghĩa vị lai và những bài thơ
“phản thơ” của Appolaire, chủ nghĩa Dada trước hết thể hiện thái độ nghi ngờ, chất
vấn khả năng của truyền tải thông tin của ngôn ngữ. Các nhà thơ của chủ nghĩa Dada
không tin vào sự mạch lạc, chối từ những trật tự và tính logic của ngôn ngữ. Họ chủ
trương tách rời âm thanh với ý nghĩa. Nói cách khác, chủ nghĩa Dada hoài nghi và
chất vấn bản chất của ngôn ngữ. Trong khi đó, ngôn ngữ vốn là phương tiện phản ánh
tư duy của xã hội loài người, là cái biểu đạt cho những ý tưởng. Đồng nghĩa, chủ
nghĩa Dada không chỉ nghi ngờ ngôn ngữ mà còn nghi ngờ cả tư duy, ý niệm và nhận
thức của con người, xã hội trong thời đại mình.
Đồng thời, chủ nghĩa Dada với thái độ “phản nghệ thuật” đã thể hiện luôn cả sự
hoài nghi của mình đối với cái gọi là “nghệ thuật” trong quan niệm truyền thống.
Tristan Tzara từng tuyên bố “Chúng tôi khinh bỉ lương tri”, khinh bỉ những tiêu
chuẩn, trật tự được cho là chuẩn mực của xã hội. Để rồi, trước khi tìm kiếm một tiêu
chuẩn, trật tự mới mẻ, phù hợp hơn, chủ nghĩa Dada chủ trương dẹp bỏ các tiêu chí
phân định đẹp – xấu, đúng – sai, hay – dở được mặc định là tất yếu, hiển nhiên. Thế
nên, một mặt nào đó, chủ nghĩa Dada bị xem như “một hiện tượng xã hội mang tính
chất đập phá hơn một khuynh hướng nghệ thuật theo nghĩa thông thường”. Ở đây, cần
hiểu rằng cái mà các nghệ sĩ Dada muốn đập phá là những chuẩn mực, trật tự vốn đã
sụp đổ do hoàn cảnh xã hội, hệ quả chiến tranh,… những lề lối đã trở nên vô nghĩa
trong thời đại bấy giờ. Từ tinh thần hoài nghi và chất vấn đó, chủ nghĩa Dada đã thể
hiện một thái độ, chủ trương quyết liệt hơn đó là huỷ diệt và tự huỷ diệt như Tzara đã
đề cập, “Dada là tẩy sách ký ức, dẹp bỏ ngành khảo cổ học, bác bỏ những điều ước
đoán, thủ tiêu tương lai.”
2.2 Tính phi lý và ngẫu nhiên
Là một trong những nghệ sĩ thuộc nhóm Dada, Paul Eluard đề cao cái trần trụi,
phi lý, hỗn tạp, ngẫu hứng và chê bai loại nghệ thuật quá vụ cái đẹp vì cho rằng “sự
hoàn mỹ chính là sự lười biếng”. Vì lẽ đó, chủ nghĩa Dada thoát ly khỏi sự hoàn mỹ,
chỉn chu, nó hoài nghi khỏi những nền nếp, quy chuẩn rồi trở thành kiểu nghệ thuật
của những hỗn độn, rối loạn và chối bỏ những quy luật. Đối với các nhà thơ của
phong trào Dada, làm thơ là làm một sự phi lý triệt để, phi lý mà không cần biết là phi
lý. Bởi lẽ, nếu như bản chất của ngôn ngữ đã bị phủ nhận thì còn lại lý lẽ hay trật tự
logic nào cho thi ca? Do vậy, chủ nghĩa Dada không đề cập đến các khái niệm như
“nội dung”, “cảm hứng”, “tình điệu” hay “logic nghệ thuật”. Trong thế giới của chủ
nghĩa Dada, hệ thống duy nhất được chấp nhận chính là hệ thống về nguyên tắc
không có tính hệ thống
.
Trong Tuyên ngôn Dada của mình, Tzara đã viết: “Dada thủ tiêu phép logic,
vốn chỉ là trò múa may che giấu sự bất lực trong sáng tác. Dada là sự xoá sạch
những tôn ti trật tự và sự cân bằng được dựng lên để bảo vệ quyền lợi cho những tên
đầy tớ của chúng ta”
. Sự ngẫu nhiên của chủ nghĩa Dada, từ đầu đã thể hiện rõ trong
tên gọi được lựa chọn một cách không chủ đích của trào lưu. Bên cạnh đó, đây còn là
kết quả từ sự kế thừa của chủ nghĩa trừu tượng ở cách sáng tác tuỳ hứng, ngẫu nhiên
cùng với nỗ lực vượt ra khỏi những khuôn khổ và rào cản của các nhà Dada. Từ sự bất
tín ban đầu, nhóm Dada đã đi tìm kiếm một chân lý mới cho mình – không có chân lý.
Nghệ thuật của chủ nghĩa Dada cứ như thế mà trở nên kỳ lạ, quái dị bởi những điều
ngẫu nhiên, bởi trật tự phi lý.
Ra đời tại quán rượu Voltaire, các nghệ sĩ Dada khẳng định những màn biểu
diễn của mình chính là “sự sụp đổ tự nguyện của thế giới ý tưởng trưởng giả”. Họ tỉn
rằng, những thứ kiểu cách, phô trương được thể hiện trong nghệ thuật chính là hiện
thân cho những trật tự và chuẩn mực vô nghĩa, cần được thay thế. Do vậy, chủ nghĩa
Dada chủ động từ bỏ khả năng kiểm soát của ý thức trong sáng tạo để cho “tất cả mọi
thứ xảy ra theo một cách hoàn toàn ngu ngốc” (trích Bài giảng về Dada năm 1922 của
Tristan Tzara). Cho nên, thay vì hạn chế tối đa những rủi ro trong các sáng tác của
mình, những nghệ sĩ của chủ nghĩa Dada để cho những bài thơ, bản nhạc, bức tranh,…
thoả sức để trở thành bất cứ thứ gì mà nó muốn, theo một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.
Đối với chủ nghĩa Dada, sự phi lý bản thân nó mang một ý nghĩa, một ý nghĩa đủ để
làm nên cái đẹp của nghệ thuật.
2.3 Tính hư vô triệt để
Đứng trước sự khủng hoảng của xã hội phương Tây đương thời, khi chế độ tư
bản ngày một bộc lộ những khuyết điểm còn chiến tranh lại khiến con người ta trở nên
bạo ngược, hoang tàng, con người ta từ bất tin đi đến phủ nhận các di sản truyền
thống. Sau cùng, họ lựa chọn thái độ hoàn toàn hư vô. Đề cập đến tính hư vô triệt để
của chủ nghĩa Dada, Phillipe Soupault đưa ra định nghĩa như sau “Nghệ thuật + Cái
đẹp = KHÔNG GÌ CẢ” (L’Art et la Beauté = RIEN). Trước kia, nếu như nghệ thuật
phải tuân theo những công thức để trở thành nghệ thuật, cái đẹp phải thuộc vào những
chuẩn mực để được công nhận thì giờ đây, chủ nghĩa Dada giải phóng cho tất cả.
Nghệ thuật và cái đẹp là không gì cả thì không có nghĩa rằng nó bị huỷ diệt mà nó là
kết quả từ việc huỷ diệt mọi quy chuẩn. Nghệ thuật và cái đẹp không có định nghĩa
hay bất kỳ khuôn khổ nào. Nó là chính nó, tồn tại như hư vô.
Qua tinh thần hư vô triệt để được thể hiện trong các sáng tác, chủ nghĩa Dada
như khẳng định rằng, nó có thể là tất cả và cũng có thể không là gì cả. Nhóm Dada
quan niệm rằng “Dada là từng đối tượng, là mọi đối tượng, những tình cảm, cái tối
tăm, cái ảo giác và xung đột của những đường thẳng song song, những vũ khí của
cuộc chiến”. Như vậy, chủ nghĩa Dada không tìm kiếm một nhãn dán dành cho mình,
không định nghĩa cũng không biểu hiện mình một cách cụ thể. Tính hư vô triệt để đã
tạo điều kiện để trào lưu nghệ thuật này trình làng hàng loạt các sáng tác “vô tiền
khoáng hậu”, bất chấp những ranh giới và hạn định khả dĩ của nghệ thuật truyền thống.
Tự nhận mình là “những ngọn cuồng phong xé tan dải mây mờ bẩn thỉu”,
Tristan Tzara đã viết rất rõ về đặc tính hư vô triệt để của chủ nghĩa Dada được công
bố trong Tuyên ngôn Dada năm 1918: “Tôi phá huỷ những mô hình tư duy và mô hình
tổ chức xã hội, gieo rắc sự băng hoại đạo đức đến bất cứ nơi nào tôi tới và với tay từ
thiên đường đến địa ngục, lia mắt nhìn từ địa ngục đến thiên đường, bảo tồn guồng
quay vô tận của hí trường vũ trụ cho những thế lực tự nhiên và gìn giữ trí tưởng tượng
cho mỗi cá nhân”. Thoạt nhìn, đây là thái độ cực đoan của một thế hệ đánh mất niềm
tin và chỗ dựa về mặt tư tưởng. Thế nhưng, không thể phủ nhận rằng, sự rũ bỏ triệt để
này chính là tiền đề để các nghệ sĩ của chủ nghĩa Dada đi tìm và tạo ra những nghệ
thuật khác thường, bùng nổ. Đó không phải là nghệ thuật xa rời quá khứ và truyền
thống mà nghệ thuật của sự vươn lên, của những nỗ lực tạo ra nghệ thuật của tự do
sáng tạo, của tinh thần dân chủ. Đó là nghệ thuật có sức mạnh phát nổ giữa đời thường
mà một thời đại mới đang kỳ vọng.
2.4 Tinh thần hồn nhiên
Như đã đề cập, một trong những cách lý giải quen thuộc đối với nguồn gốc của
tên gọi Dada chính là tiếng nói bập bẹ của những đứa trẻ thơ. Qua đó, ta thấy rằng, sự
hồn nhiên, thơ dại cũng là một trong những điều mà các nghệ sĩ Dada muốn hướng
đến. Đánh mất niềm tin đối với thực tại, mang tâm thế hoài nghi đối với thế giới và
không ngừng nỗ lực tìm kiếm một lối thoát, không khó hiểu khi nhóm Dada lại tìm về
với sự hồn nhiên. Trước hết, đó là sự hồn nhiên trong tâm trí của chính mình. Họ chối
bỏ lý tính, phủ nhận những trật tự và logic cũng chính vì lẽ này. Ở đây, nghệ thuật
thay vì được sàng lọc, lựa chọn bởi lý trí thì cứ như thế là chính nó, như những phản
ứng tự nhiên, bình thường đầy bản năng của những đứa trẻ. Đối với chủ nghĩa Dada,
nghệ thuật đích thực chính là nghệ thuật như những đứa trẻ ngây dại: không biết nói
dối, không tạo ra những nguỵ tín và không phải là những vỏ bọc.
Cũng vì đề cao tinh thần hồn nhiên, chủ nghĩa Dada chê bai nghệ thuật hoàn
mỹ. Đối với các nghệ sĩ Dada, sự hoàn mỹ là những điều giả dối được nguỵ tạo, là
một “thế giới ý tưởng trưởng giả” đã không còn phù hợp với thời đại. Vậy nên, thái độ
chống đối, đập phá chính là để tái sinh các giá trị thuần khiết, ngây thơ của con người
và của chính thế giới. Sự chống đối, đả phá của chủ nghĩa Dada chính vì thế không
phải là chống đối để đẩy mọi thứ đi đến trạng thái vô nghĩa. Ngược lại, họ muốn xoá
bỏ những điều vô nghĩa đó để quay lại với sự hồn nhiên gốc rễ họ cho là đáng quý, tốt đẹp nhất. 2.5 Tinh thần tự do
Trong thời gian tồn tại ngắn ngủi của mình, chủ nghĩa Dada tuy đối diện với
nhiều làn sóng tranh cãi, bị can thiệp nhiều lần bởi chính quyền địa phương nhưng
không thể phủ nhận những ảnh hưởng tích cực mà trào lưu này để lại. Quan trọng nhất
chính là sự khơi gợi tinh thần tự do, không chỉ trong sáng tạo nghệ thuật mà còn trong
cả lối sống. Như Tzara đã nhấn mạnh “Điều hấp dẫn một người theo chủ nghĩa Dada
là cách sống của riêng mình”.
Trong bản Tuyên ngôn Dada thứ ba, ông cũng viết “Dada có nghĩa là tự do, là
sự giải phóng mọi công thức, là sự độc lập của nghệ sĩ…” Là một nghệ sĩ của chủ
nghĩa Dada, người ta có thể sáng tác bất kỳ thứ gì theo bất kỳ cách thức, chất liệu nào
mà mình có. Nghệ thuật được phá bỏ những giới hạn của công thức và luật lệ để thể
hiện mình theo cách riêng. Chủ nghĩa Dada cho phép người nghệ sĩ được tự do là
chính mình với tinh thần độc lập tự chủ. Nhờ vậy, ngọn lửa đam mê sáng tạo của các
nghệ sĩ Dada được thắp sáng cùng tinh thần cách tân không mệt mỏi, không giới hạn.
Chủ nghĩa Dada với sự chối từ những chuẩn mực và quy cách đã hơn một lần
khẳng định rằng “Một tác phẩm nghệ thuật không bao giờ đẹp một cách khách quan
với tất cả mọi người”.
Ở đây, sự tự do không chỉ tạo điều kiện cho thoả sức sáng tạo
mà còn “cởi trói” cho hoạt động tiếp nhận. Với chủ nghĩa Dada, người ta không cần
buộc mình với những quy chuẩn, không cần ép mình để thừa nhận những cái đẹp mà
mình cảm thấy không phù hợp. Cũng nhờ tinh thần tự do, các nghệ sĩ Dada có thể
sáng tạo với một tinh thần rộng mở, phóng khoáng theo cách của riêng mình. Từ đó,
chủ nghĩa Dada không chỉ thể hiện cá tính nghệ thuật của các nghệ sĩ và cả bản sắc cái
tôi trong chính hoạt động sáng tạo của mình.
3. Những đại diện của chủ nghĩa Dada 3.1. Hugo Ball
Trong suốt Thế chiến thứ nhất, rất nhiều những nhà văn, nghệ sĩ, nhà tri thức có
tư tưởng chống đối chiến tranh đã phải di tản tới Thụy Sĩ. Tại đây, nhà văn Hugo Ball
cùng với cộng sự của mình là Emmy Hemmings đã mở ra Cabaret Voltaire - một địa
điểm tụ họp cho những nhà tiên phong của chủ nghĩa Dada.
Một số nghệ sĩ có đóng góp lớn cho Cabaret Voltaire có thể kể đến như: Jean
(Hans) Arp, Tristan Tzara, Marcel Janco và Richard Huelsenbeck. Ở đây, những tác
phẩm của họ bắt đầu được trình diễn trước công chúng. Đến giữa những năm 1917-
1920, hội Dada thu hút rất nhiều nghệ sĩ như Raoul Hausmann, Hannah Höch,
Johannes Baader, Francis Picabia, Georg Grosz, John Heartfield, Max Ernst, Marcel
Duchamp, Beatrice Wood, Kurt Schwitters, và Hans Richter.
Đã nhắc đến chủ nghĩa Dada thì không thể không nhắc đến “cha đẻ” của phong
trào nghệ thuật này. Đó chính là nhà văn Hugo Ball. Ông sinh năm 1986, mất năm
1927, được biết đến là một nhà thơ, nhà soạn kịch và nhà viết tiểu sử người Đức. Ông
là người đã tạo nên bản sắc Dada. Những màn trình diễn của ông tại Cabaret Voltaire
được coi là dấu mốc cho sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa Dada, và cũng là
dấu son trong sự nghiệp của người nghệ sĩ này. Hugo Ball đã sinh ra Dada từ những
hỗn độn, trống rỗng và phi lý của xã hội thời kỳ hậu chiến. Ông tìm thấy ở Dada sự
ngây thơ, chất phác của con người nguyên thủy, của bản chất vũ trụ, là tinh thần mà
ông muốn hướng đến khi sáng tác ra những bài thơ “âm hưởng” đặc trưng của nghệ
thuật Dada. Hugo Ball cũng là người tiên phong cho dòng thơ này. 3.2. Tristan Tzara
Cùng với Hugo Ball, Tristan Tzara cũng là một trong những người đặt nền
móng cho chủ nghĩa Dada. Ông được biết đến với nhiều vai trò như nhà báo, nhà thơ,
nhà viết kịch, nghệ sĩ biểu diễn, nhà soạn nhạc, đạo diễn phim hay một chính trị gia.
Tristan Tzara một người nghệ sĩ sống tị nạn trong một nước trung lập. Ông đã
cùng với các văn nghệ sĩ có chung lí tưởng quyết định dùng nghệ thuật trừu tượng để
chống lại những ý tưởng xã hội, văn hóa, chính trị của thời đại mà họ cho rằng là
những thứ phẩm của một xã hội tư sản vô cảm trước số phận con người. Tzara đã viết
những tác phẩm đầu tiên của chủ nghĩa Dada, một trong số đó nổi bật nhất phải kể đến
bản Tuyên ngôn do chính ông viết vào năm 1917 và được công bố vào năm 1918 trên
tạp chí Dada tại Zurich - được gọi là Tuyên ngôn Dada 1918. Bản tuyên ngôn này đã
cho ra đời những định nghĩa về chủ nghĩa Dada, về những gì được coi là Dada. 3.3. Marcel Janco
Đứng trước một xã hội “vặn vẹo”, một xã hội mà theo những người thuộc
trường phái Dada cho là đáng bị xóa sổ, họa sĩ gốc Do Thái Marcel Janco đã cho rằng
ông hoàn toàn bị mất niềm tin vào văn hóa, cần phải phá hủy mọi thứ. Đó có lẽ chính
là lí do mà ông tham gia vào phong trào phản nghệ thuật – chủ nghĩa Dada lúc bấy giờ.
Marcel Janco sinh ngày 24 tháng 5 năm 1895 tại Romania và mất ngày 21
tháng 4 năm 1984. Janco được biết đến là một nghệ sĩ của nghệ thuật thị giác, một
kiến trúc sư và là một nhà lí luận nghệ thuật. Với một tâm hồn nhạy cảm và dễ xúc
động, Janco thường bị chi phối bởi ý thức mạnh mẽ về con người và công bằng xã hội.
Ông thương cảm trước số phận của những người bị thiệt thòi, yếu đuối, những người
lao động nghèo khổ. Chính vì thế mà Janco dễ dàng có sự đồng cảm cùng với những
cộng sự của mình khi gia nhập vào phong trào Dada.
Sau một cuộc gặp gỡ với Hugo Ball, Marcel Janco đã gia nhập vào Cabaret
Voltaire, hội nhóm của các nghệ sĩ Dada lúc bấy giờ. Sự tham gia của Janco đã khiến
các màn trình diễn trở nên táo bạo hơn, ông cũng đích thân tham gia vào trang trí
Cabaret Voltaire. Bầu không khí náo nhiệt đã tạo nên cảm xúc khiến cho Janco tạo ra
bức tranh sơn dầu cùng tên. Có thể nói Marcel Janco là người đã có những đóng góp
cực kỳ to lớn đối với các sự kiện của Cabaret Voltaire. Ông đã đặc biệt chạm khắc ra
những chiếc mặt nạ kỳ lạ dành cho những người biểu diễn đeo trên cà kheo. Bên cạnh
đó ông còn cùng với Huelsenbeck và Tzara tạo nên những buổi “đồng đọc thơ” đầu
tiên. Đó là hình thức các nhà thơ cùng lên sân khấu, hòa giọng đọc lên tác phẩm của
mình, hình thức như một dàn đồng ca. Tác phẩm của ông cùng với những chiếc mặt nạ
kỳ khôi đã đem lại nhiều ấn tượng và mở ra một lĩnh vực sân khấu mới để khám phá
chủ nghĩa Dada. Janco cũng được cho rằng ông là một trong những người thiết kế
“chiếc váy giám mục” - một trong những biểu tượng của chủ nghĩa Dada trong thời kỳ đầu. 3.4. Richard Huelsenbeck
Nói về các trụ cột làm nên một phong trào Dada lừng lẫy, để lại nhiều ấn tượng
sâu sắc trong lòng của công chúng thì Richard Huelsenbeck có lẽ là một trong những
cái tên vô cùng đáng nhớ. Ông được biết đến là một nhà văn, nhà thơ, nhà phân tâm học người Đức.
Richard Huelsenbeck lớn lên mang trong mình một khát khao trở thành một
nhà văn và ông thực sự bị ảnh hưởng nhiều bởi thơ và văn xuôi của nhà văn người
Đức Heinrich Heine, người có tác phẩm châm biếm xã hội mà anh muốn mô phỏng.
Vào năm 19 tuổi, Richard đến Munich và tại đây ông đã gặp Hugo Ball, người có ảnh hưởng đến ông sau này.
Thơ của Richard Huelsenbeck được dùng như những đòn tấn công vào nhà thờ,
vào Tổ quốc và quy điển của văn học Đức, đi kèm với nó là những tiếng trống lớn,
tiếng gầm, tiếng huýt sáo và tiếng cười. Huelsenbeck còn sử dụng cả tiếng trống quân
nhằm ám chỉ sự gần kề của chiến tranh. Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông để
lại nhiều ấn tượng đến công chúng khi nhắc đến Dada đó chính là Dada Almanach,
tuyển tập Dada đầu tiên.
Dada Almanach của Richard Huelsenbeck 3.5. Jean (Hans) Arp
Nói đến những người theo chủ nghĩa Dada và có hoạt động sôi nổi thì Jean Arp
là một trong những nghệ sĩ vô cùng nổi bật.
Jean Arp tên thật là Hans Peter Wilhelm Arp, ông sinh ngày 18 tháng 6 năm
1886 và mất vào ngày 7 tháng 6 năm 1966. Ông là một nhà điêu khắc, họa sĩ và nhà
thơ người Pháp gốc Đức. Ông được biết đến là một người theo chủ nghĩa Dada và là
một nghệ sĩ trừu tượng. Sau khi chuyển đến Zurich để tránh bị nhập ngũ vào quân đội
Đức trong thế chiến thứ nhất, Arp đã kết bạn với Hugo Ball. Trong những năm này
ông đã cùng với Ball tham gia vào Cabaret Voltaire và sáng tác bản tuyên ngôn Dada.
Jean Arp là một trong những nghệ sĩ tiêu biểu của Dada tại Cologne, ông cũng là
người khám phá ra các kỹ thuật sáng tạo độc đáo của nghệ thuật Dada, điển hình là kỹ
thuật cắt ghép (collage). Các tác phẩm của ông đa số là điêu khắc gỗ và tranh cắt dán.
Những sáng tác của Jean Arp luôn được thúc đẩy bởi sự quan tâm đến việc khai thác
những suy nghĩ vô thức và bắt chước những ý tưởng đã có sẵn. 3.6. Raoul Hausmann
Một trong những nhân vật quan trọng của Berlin Dada là Raoul Hausmann.
Raoul Hausmann sinh ngày 12 tháng 7 năm 1886 và mất vào ngày 1 tháng 2 năm
1971, là một nghệ sĩ và nhà văn người Áo. Những bức ảnh ghép thử nghiệm, thơ ca và
những bài phê bình của ông đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến Châu Âu sau Thế chiến thứ nhất.
Để diễn tả hiện thực các nghệ sĩ đã lựa chọn các đồ vật và ghép chúng lại với
nhau theo các bố cục phù hợp với quan điểm và ý đồ nghệ thuật của người sáng tạo.
Những bức tranh cắt dán đến từ các nghệ sĩ Dada tựa như một cuốn phim tĩnh tấn
công vào các hiện tượng và sự kiện xã hội đương thời.Và Raoul Hausmann là một
trong những người rất tích cực trong việc sáng tạo kỹ thuật cắt ghép. Ông đã sử dụng
nó một cách rộng rãi, khiến nó trở thành kỹ thuật gắn liền với Berlin Dada. Có thể nói
kỹ thuật cắt ghép đã khẳng định được vai trò của mình bằng việc tạo ra những hiệu
ứng thẩm mỹ độc đáo có khả năng bổ sung cho nhiếp ảnh và phim ảnh. 3.7. Hannah Höch
Nhắc đến phong trào Dada, nhắc đến những người nghệ sĩ Dada thì Hannah
Höch là một cái tên ghi lại nhiều dấu ấn trong lòng công chúng, khi bà là một trong
những người đã khởi xướng nên kỹ thuật photomontage.
Hannah Höch tên khai sinh là Anna Therese Johanne Höch sinh ngày 1 tháng
11 năm 1889 và mất ngày 31 tháng 5 năm 1978, là một người nghệ sĩ Dada người
Đức. Bà là một nghệ sĩ, họa sĩ, đặc biệt được chú ý với các tác phẩm nhiếp ảnh, đồng
thời cũng là người đồng sáng lập Berlin Dada. Các hoạt động của Höch nhằm mục
đích phá bỏ các định kiến và đặc biệt là đấu tranh chống lại phân biệt giới tính.
Höch được xem là một trong những người đi tiên phong trong kỹ thuật sáng tác được
gọi là photomontage. Nhiều tác phẩm của bà đã phê phán, mỉa mai ngành công nghiệp
làm đẹp trong văn hóa đại chúng lúc bấy giờ. Höch đã thể hiện sự nổi loạn của mình
dưới góc nhìn của phụ nữ. Tác phẩm nổi bật nhất của bà là Cut with the Kitchen Knife
through the Last Epoch of Weimar Beer-Belly Culture in Germany
. Tác phẩm là một
lời chỉ trích trực tiếp nỗ lực thất bại của nền dân chủ cộng hòa Weimar áp đặt. Cut
with the Kitchen Knife
có thể xem là một sự kết hợp bùng nổ của những hình ảnh cắt
ghép, tác phẩm tượng trưng cho lát cắt của xã hội phụ hệ, đồng thời thể hiện cái nhìn
của Hannah Höch về nữ quyền.
Tác phẩm Cut with the Kitchen Knife through the Last Epoch of Weimar Beer-Belly Culture in Germany của Höch 3.8. Hans Richter
Hans Richter (1843 - 1916) là một nghệ sĩ người Áo – Hungary. Ông được biết
đến trong vai trò chỉ huy dàn nhạc opera và còn là một nhà văn, nhà điện ảnh của
phong trào Dada. Ông đã cùng với Tristan Tzara (1896-1963) và Hans Arp (1888-
1976) làm nên chủ nghĩa Dada. Họ gọi cuộc gặp gỡ của họ và sáng lập ra chủ nghĩa
Dada là “nghệ thuật trùng hợp”.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Hans Richter là cuốn sách với
Dada: Art and Anti-Art (McGrawHill, New York, 1965). Cuốn sách có thể coi như
một giáo trình dẫn nhập vào nghệ thuật Dada, đồng thời cũng nói lên tinh thần đi
ngược lại nghệ thuật truyền thống của những nghệ sĩ thuộc phong trào này. Cuốn sách
đã góp phần thúc đẩy các trào lưu nghệ thuật đương thời hướng đến việc nghệ thuật
phải càng trở nên giàu có, phong phú và đa dạng hơn.
Bìa cuốn sách Dada: Art and Anti-Art của Hans Richter 3.9. Francis Picabia
Francis Picabia (1879 - 1953)
cũng một trong những nhân vật tiên phong của
phong trào Dada ở Hoa Kỳ và Pháp. New York là một nơi nổi tiếng dành cho những
nghệ sĩ lưu vong suốt Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Francis Picabia, một họa sĩ người
Pháp theo trường phái lập thể, ghé thăm New York lần đầu vào năm 1913 để tham gia
buổi diễn Armory, một buổi triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại
đến từ châu Âu và châu Mỹ. Bản thân không có bất cứ một ràng buộc gì, ông đã dành
những năm tháng chiến tranh nổ ra để chu du khắp châu Âu, châu Mỹ.
Trong khoảng thời gian sống ở New York, Picabia đã rất hứng thú với những cỗ
máy như là biểu tượng của xã hội hiện đại. Ông đã thể hiện điều này trong 'portraits
mécaniques'
- một chuỗi tác phẩm tái hiện lại những điều phi lý để ẩn dụ về mối quan
hệ con người. Trong một bài báo trích từ New York Tribune, ông đã nói rằng: “Máy
móc đã không còn là một phần hỗ trợ cuộc sống. Chúng thật sự đã hòa nhập và trở
thành nhân tố của cuộc sống…Có lẽ tôi đã quá quen thuộc với máy móc thời hiện đại
và tận dụng chúng vào studio làm việc."
Tác phẩm Love Parade (1917) của Francis Picabia 3.10. Man Ray
Man Ray là bút danh được sử dụng bởi Emmanuel Radnitzky, sinh năm 1890
và mất năm 1976, một nghệ sĩ đến từ Hoa Kỳ, người đã trở thành một trong những trụ
cột của chủ nghĩa Dada và là nhà tiên phong của chủ nghĩa Siêu thực sau này. Đặc
trưng trong các sáng tác của ông là sự phi lý. Ông thể hiện quá trình tìm kiếm sự phi
lý trong các tác phẩm của mình. Man Ray được biết đến như một nhiếp ảnh gia. Các
tác phẩm nhiếp ảnh của ông được giới phê bình và nghiên cứu nghệ thuật cho rằng
mang nhiều ý nghĩa ẩn dụ, nghiêng về trình bày những ý niệm. Bằng cách này ông
được coi là cha đẻ của nhiếp ảnh sáng tạo.
Man Ray đã tiếp thu khái niệm “đồ làm sẵn” (Readymades) từ người bạn và
nghệ sĩ đồng nghiệp Marcel Duchamp trong thời kì này, tạo ra tác phẩm The Gift –
một tác phẩm điêu khắc được tạo ra từ các vật dụng thường ngày nhưng được kết hợp
một cách độc đáo, khác thường và không kém phần nổi bật. Trong tác phẩm này là sự
kết hợp của một chiếc bàn là cũ với một số đinh bấm của người thợ mộc. Kết quả là
xuất hiện một vật thể không có công dụng xác định, mặt khác, khơi gợi lên cuộc tranh
luận về sự phân biệt giới tính vào thời điểm đó trong xã hội.
Tác phẩm Gift (1921) của Man Ray
10 gương mặt trên đây có thể coi là 10 đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa Dada.
Họ là những người đã tạo nên một chủ nghĩa vô cùng mới lạ, đầy tính sáng tạo và
mang một tinh thần nổi loạn trong nghệ thuật. Những nghệ sĩ của chủ nghĩa Dada
không chỉ làm nên các thành tựu trong thời đại của họ, góp phần xây dựng lý tưởng
mà họ theo đuổi, mà còn có những ảnh hưởng nhất định đến các thế hệ nghệ sĩ về sau,
thậm chí là tác động tới các phong trào nghệ thuật hiện đại.
4. Chủ nghĩa Dada và các loại hình nghệ thuật
Ra đời từ những vụn vỡ của thế giới sau chiến tranh thứ I, chủ nghĩa Dada đã
bày tỏ tinh thần phản chiến và đề cao trực giác, tính thơ ngây, thậm chí là sự phi lý của
con người qua các tác phẩm nghệ thuật thuộc nhiều loại hình. Trải dài từ văn chương,
hội họa cho đến điêu khắc, chủ nghĩa Dada len lỏi vào trong mọi ngóc ngách của nghệ
thuật đầu thế kỷ XX. Từ Dada, khái niệm “đồ làm sẵn” (ready-made), nghệ thuật “đồ
vật tìm thấy” (found object) - tiền đề của nghệ thuật sắp đặt, cùng với thủ pháp cắt dán
(collage) trong hội họa đã lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử nghệ thuật.
4.1. Thơ Dada - những bài thơ “âm hưởng” (sound poems)
“Chính vào lúc những bài thơ âm hưởng ra đời, tính phi lý được đưa vào văn
học” - Raoul Hausmann, nhà văn, nghệ sĩ người Áo theo đuổi chủ nghĩa Dada đã phát
biểu như vậy trong tác phẩm Courrier Dada của ông.
Với việc đề cao những sáng tạo mới mẻ, những kết hợp gần như rất bất-hợp-lý,
thơ Dada kế thừa tinh thần “bạo hành ngôn ngữ” của chủ nghĩa vị lai rồi xuất hiện như
một tiếng nói phản kháng lại sự lừa dối của ngôn từ. Hugo Ball - nhà thơ tiêu biểu của
chủ nghĩa Dada cho rằng ngôn ngữ mà chúng ta đang dùng đã bị cánh nhà báo tàn phá
và khiến cho mảnh đất từ ngữ vốn giàu có trở nên cằn cỗi. Những nhà thơ Dada mong
muốn loại bỏ thứ ngôn ngữ đã bị phá hủy và biến dạng đó, để trở về với giá trị nguyên
bản của ngôn từ. Do đó, từ chủ nghĩa Dada, các nhà thơ đã đưa đến một thể loại thơ
mới gọi là thơ “âm hưởng” (sound poem). Đặc trưng của thể thơ này là các từ ngữ hầu
như đều được tách ra thành các âm tiết hoặc chữ cái riêng biệt, tạo thành các âm thanh
gần như vô nghĩa. Kiểu phá vỡ cấu trúc của ngôn ngữ không chỉ là một thi pháp đáng
lưu ý của thơ Dada, mà nó còn mang ý nghĩa ẩn dụ cho sự tan vỡ và mong manh của
nhân loại hậu Thế chiến thứ I. Chiến tranh đã phá hủy tất cả, bao gồm cả ngôn từ mà
chúng ta vẫn thường dùng để nói và viết hằng ngày. Các nhà thơ và các nghệ sĩ trình
diễn khác đã cùng gia nhập vào hội các nhà thơ Dada để cùng ngâm lên những bài thơ
âm hưởng. Cách ngâm thơ này cũng gần giống như hình thức của một dàn đồng ca,
khi tất cả các nhà thơ tham gia biểu diễn đều ngâm lên một bài thơ được viết bằng
nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhiều âm hưởng, nhịp điệu và tông giọng khác nhau. Kỹ
thuật trình diễn này có thể chính là sự tiếp nối từ nguyên mẫu của chủ nghĩa vị lai.
Tuy nhiên, những bài thơ Dada thường trừu tượng hơn và thể hiện rõ quan điểm điểm
phản chiến. Từ những đặc trưng rất độc đáo như vậy, hoạt động sáng tác một bài thơ
Dada cũng vô cùng khác biệt. Dưới đây là một chỉ dẫn về cách sáng tác một bài thơ
Dada, theo Tristan Tzara - một nhà thơ, đồng thời là người đặt nền móng cho chủ nghĩa Dada: ● Lấy một tờ báo ● Lấy một cái kéo
● Chọn một mẩu tin có độ dài tương ứng với bài thơ bạn định làm
● Cắt mẩu tin bạn vừa chọn ra
● Cắt từng từ trong mẩu tin ra và bỏ tất cả vào một cái túi
● Lắc nhẹ “túi chữ”
● Lấy từng mẩu giấy đã cắt ra khỏi túi, từng mẩu giấy một
● Chép lại từng từ theo thứ tự bạn đã lấy ra khỏi túi
● Bài thơ sẽ mô phỏng chính bản thân bạn
● Và thế là bạn đã trở thành một nhà thơ thiên tài với trực giác thật nhạy bén và

quyến rũ mà không kẻ phàm tục nào hiểu được
Một bài thơ của Tristan Tzara mang tên Assessment (Tạm dịch: Sự đánh giá)
Phương pháp sáng tác mới lạ chưa từng có của Tristan Tzara đã cho thấy tính
sáng tạo, phóng khoáng và “thơ ngây” của những bài thơ Dada đã toát ra từ giai đoạn
phôi thai của tác phẩm, chứ không phải đợi đến khi bài thơ “thành hình”. Thơ Dada
tưởng như là những sáng tạo ngẫu nhiên nhưng thật ra lại mang theo những chủ ý rất
rõ ràng. Qua bài thơ Karawane của Hugo Ball, ta sẽ thấy được điều này.
Bản in của Karawane - Hugo Ball
Karawane được coi là bài thơ “âm hưởng” đầu tiên của chủ nghĩa Dada, cũng
như nền thơ ca thế giới. Bài thơ là đứa con tinh thần của Hugo Ball - một trong những
nhân vật chủ chốt đặt nền móng cho sự ra đời của chủ nghĩa Dada. Là một nhà thơ,
chính Hugo Ball đã phát biểu rằng, ông muốn “giải phóng” con chữ ra khỏi vùng đất
cằn cỗi mà nó đang mắc kẹt, đưa ngôn từ trở về với những giá trị nguyên bản của nó.
Và chính từ tư tưởng ấy mà những dòng thơ “âm hưởng” (sound poems) ra đời, với
toàn những thanh âm bị cho là vô nghĩa, trừu tượng, khó hiểu. là một trong những bài
thơ như vậy. Tác phẩm được biểu diễn lần đầu tại sự kiện Cabaret Voltaire, cũng là sự
xuất hiện đầu tiên của chủ nghĩa Dada trước đông đảo công chúng. Phần trình diễn bài
thơ Karawane của Hugo Ball cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng đánh
dấu sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa Dada. Trong phần trình diễn của mình,
Hugo Ball đã mặc một bộ trang phục được thiết kế bằng giấy, mô phỏng hình ảnh của
một ngọn bút tháp. Ông đã ngâm thơ vô cùng xuất thần, khiến cho khán giả phấn
khích đến độ trèo lên sân khấu. Thậm chí, khi diễn xong, người ta phải dìu nhà thơ
xuống vì ông đã quá kiệt sức.
Chịu chung số phận với nhiều bài thơ âm hưởng khác, Karawane cũng bị gắn
mác là “vô nghĩa”. Thực chất, những thanh âm của bài thơ đang mô tả lại một cuộc
diễu hành của loài voi, với những chuyển động chậm rãi và âm thanh gần giống như
tiếng kèn trumpet phát ra từ vòi của những chú voi. Thông điệp của bài thơ là phơi
bày sự hỗn loạn và vô tổ chức của xã hội loài người sau chiến tranh. Điều này cũng
thể hiện qua bản in của Karawane. Những phông chữ được lựa chọn ngẫu nhiên gây
ấn tượng về sự lộn xộn, mất trật tự. Gadji beri bimba
gadji beri bimba glandridi laula lonni cadori
gadjama gramma berida bimbala glandri galassassa laulitalomini