Đề tài: phân tích các đặc điểm của văn hóa đô thị Việt Nam và mối quan hệ giữa các đặc điểm này trong đời sống văn hóa đô thị hiện nay
Đề tài: phân tích các đặc điểm của văn hóa đô thị Việt Nam và mối quan hệ giữa các đặc điểm này trong đời sống văn hóa đô thị hiện nay
Preview text:
lOMoARcPSD| 36149638
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA Hà NỘI
| KHOA VĂN HÓA HỌC |
Thuyết trình nhóm 7
Học phần: VĂN HÓA ĐÔ THỊ
Chủ đề 7: Phân tích các đặc điểm của văn hóa đô thị Việt Nam và
mối quan hệ giữa các đặc điểm này trong đời sống văn hóa đô thị hiện nay
Môn học: Văn hóa đô thị
GVHD: PSG. TS Trần Hoài Anh Lớp: 20DVH
Nhóm SV thực hiện: Vũ Quỳnh Trang Trương Thị Thanh Thảo lOMoARcPSD| 36149638
1.Văn hóa đô thị là gì?
Trước hết nhắc lại khái niệm văn hóa đô thị là gì?
Văn hóa đô thị là sản phẩm của con người đô thị, liên quan đến mọi hoạt động
của con người để sinh tồn và phát triển xã hội, từ xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng
xã hội, cơ sở văn hóa đến cách thức sản xuất, lối sống, tín ngưỡng tôn ngưỡng,
cách ứng xử giữa những giá trị văn hóa truyền thống với hiện đại, quan hệ giữa cá
nhân, giữa cá nhân với cộng đồng, quan hệ mang tính nội bộ và quan hệ với bên ngoài.
2. Đặc điểm văn hóa đô thị
2.1. Tính đa văn hóa
“Đa” có nghĩa là nhiều. Khi nhiều nền văn hóa tiếp xúc và tiếp biến với nhau sẽ
xảy ra hiện tượng đa văn hóa. Chính là sự giao thoa về văn hóa giữa các nền văn
hóa khác nhau, có thể hòa nhập vào nhau tạo nên một nền văn hóa mới. Tính đa
dạng về sắc thái là bản chất của văn hóa. Đặc biệt, với văn hóa Việt Nam, một nền
văn hóa “thống nhất trong đa dạng” thì tính đa dạng lại càng thể hiện rõ trên nhiều
phương diện và mức độ khác nhau, như đa dạng văn hóa tộc người, văn hóa vùng
(văn hóa địa phương), văn hóa tôn giáo, văn hóa nghề nghiệp (nông nghiệp, ngư
nghiệp, thủ công, buôn bán,...), văn hóa đô thị và nông thôn, thậm chí cả văn hóa
làng và văn hóa dòng họ,...
2.1.1 Văn hóa của nhiều dân tộc, nhiều chủng tộc
VN từ thời lập quốc với quốc hiệu Văn Lang – Âu Lạc (cách ngày nay khoảng
2500 năm) đã là quốc gia đa tộc người. Theo công bố chính thức của Nhà nước
vào năm 1972, nước Việt Nam có 54 tộc người, thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ tộc
người khác nhau: Việt - Mường, Môn - Khmer, Tày - Thái, Nam Đảo, Mông -
Dao, Tạng - Miến, Hán, với những sắc thái văn hóa rất phong phú, đa dạng. Sắc 2 lOMoARcPSD| 36149638
thái văn hóa đa dạng ấy thể hiện trên ba cấp độ: nhóm ngôn ngữ - tộc người, tộc
người và của nhóm địa phương.
Từ góc độ tộc người và văn hóa, Việt Nam giống như một Đông Nam Á thu nhỏ,
bởi vì trên lãnh thổ Việt Nam hiện tồn tại đầy đủ các đại diện của các nhóm ngôn
ngữ - tộc người (ngữ hệ và ngữ tộc) lớn của Đông Nam Á, như Nam Á (trong đó
có Môn - Khmer, Việt - Mường, Thái, Mông - Dao), Nam Đảo (Austronesien) và
Hán - Tạng (Tạng - Miến, Hán).
Xét từ góc độ nguồn gốc và lịch sử, Việt Nam là nơi hội tụ giữa các tộc người bản
địa (Việt - Mường, Môn - Khmer) với các tộc từ phía bắc di cư xuống (Thái, Mông
- Dao, Tạng - Miến, Hán) và từ biển phía nam lên (Nam Đảo). Tình trạng cư trú
xen cài giữa các tộc người, một mặt, tạo môi trường thuận lợi cho sự giao lưu văn
hóa; mặt khác, làm tách biệt giữa các nhóm địa phương của tộc người, góp phần
làm suy giảm đáng kể tính thống nhất và cố kết văn hóa giữa các nhóm địa phương
của tộc người, khiến bức tranh văn hóa càng trở nên phức tạp hơn.
“Do lịch sử phân bố và di cư của các tộc người, ở Việt Nam đã hình thành nên
các vùng sinh thái - tộc người khác nhau, như: Cư dân - tộc người đồng bằng và
ven biển (Việt - Mường), cư dân - tộc người thung lũng (Tày - Thái), cư dân - tộc
người rẻo núi giữa và cao nguyên (Môn - Khmer, Nam Đảo), cư dân - tộc người
rẻo núi cao (Mông - Dao, Tạng - Miến)”. Chính nhân tố sinh thái tộc người này
đã tạo nên những truyền thống văn hóa khác nhau, góp phần làm phong phú, đa
dạng hơn văn hóa các tộc người Việt Nam.
Vd: Vào cuối thế kỉ XX, trong dân số thường trú tại tp HCM đã đại diện của gần
50 tộc người trên tổng số 54 tộc người trên của nước, trong đó đông nhất là người
Việt, kế đó là người Hoa, người Chăm, người Khmer… Tài liệu của Cục Thống kê
thành phố Hồ Chí Minh, có: 89,91% là người Việt; 9,8% là người Hoa; 3 lOMoARcPSD| 36149638
0,09% là người Chăm; 0,07% là người Khmer; 0,13% là các tộc người khác (gồm
người Tày: 0,02%, người Mường: 0,01% v.v…).
2.1.2 Văn hóa nhiều vùng miền, nhiều địa phương
Văn hóa vùng (hay văn hóa địa phương) là một thực thể văn hóa, hình thành và
tồn tại trong một không gian lãnh thổ nhất định, thể hiện qua một tập hợp các đặc
trưng văn hóa về cách thức hoạt động sản xuất; về ăn, mặc, ở, đi lại; về cách tổ
chức xã hội cổ truyền và giao tiếp cộng đồng; về tín ngưỡng, phong tục và lễ hội;
về các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật; về vui chơi giải trí; về các sắc thái tâm lý của
cư dân,... từ đó có thể phân biệt với các đặc trưng văn hóa của vùng khác. Những
đặc trưng văn hóa đó hình thành và định hình trong quá trình lịch sử lâu dài, do cư
dân các dân tộc trong vùng thích ứng với cùng một điều kiện môi trường, có sự
tương đồng về trình độ phát triển xã hội, đặc biệt là giữa họ có mối quan hệ giao lưu văn hóa mật thiết.
“Trên cơ sở những quan niệm lý thuyết nêu trên có thể phân vùng văn hóa Việt
Nam thành 7 vùng văn hóa lớn, trong mỗi vùng lại có thể phân chia thành các tiểu
vùng văn hóa nhỏ hơn, khoảng 23 tiểu vùng, bao gồm: vùng văn hóa đồng bằng
Bắc Bộ, vùng văn hóa Việt Bắc, vùng văn hóa Tây Bắc và miền núi Thanh Nghệ,
vùng văn hóa Bắc Trung Bộ, vùng văn hóa Nam Trung Bộ, vùng văn hóa Trường
Sơn - Tây Nguyên, vùng văn hóa Nam Bộ.”
Vd: Người ở mỗi vùng sẽ có những văn hóa riêng của từng vùng họ sinh sống, có
thể coi như đặc điểm con người của mỗi vùng (so sánh giữa người miền Bắc, Nam, Tây, Trung)
2.1.3 Văn hóa của nhiều tín ngưỡng, tôn giáo
Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo. Theo thống kê chưa đầy đủ cho
thấy, Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng và tôn giáo (trong 4 lOMoARcPSD| 36149638
hàng nghìn tín ngưỡng thì tín ngưỡng phổ biến là thờ cúng ông bà tổ tiên và tín
ngưỡng thờ Mẫu. Tính đến nay, cả nước có khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng, trong
đó có hơn 2.900 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được
UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hàng năm, Việt Nam có gần 13.000 lễ hội,
gồm 5 loại: lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du
nhập từ nước ngoài, lễ hội văn hóa - thể thao và ngành nghề.
Riêng trong lĩnh vực tôn giáo, Việt Nam có khoảng hơn 26,5 triệu tín đồ (chiếm
27% dân số), 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được nhà nước công nhận hoặc cấp
chứng nhận đăng ký hoạt động. Cả nước hiện có hơn 57,4 ngàn chức sắc, trên 147
ngàn chức việc, hơn 29,6 ngàn cơ sở thờ tự. Số lượng tín đồ theo các tôn giáo hiện
nay: Phật giáo 15,1 triệu; Công giáo 7,1 triệu; Cao đài 1,1 triệu; Tin lành 1 triệu;
Hồi giáo 80.000; Phật giáo Hòa hảo 1,3 triệu, còn lại là các tôn giáo khác (Tịnh
độ Cư sỹ Phật hội, Tứ ân Hiếu nghĩa, Bà La môn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh sư đạo, Minh lý đạo…).
2.1.4 Văn hóa của nhiều kiến trúc nghệ thuật
Cùng với bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời thì kiến trúc cũng có những sự ảnh
hưởng nhất định về văn hóa. Như kiến trúc truyền thống của Việt Nam có những
giá trị văn hóa riêng, cùng với sự giao thoa của 2 nền văn minh cổ đại lớn của
Châu Á và Ấn Độ và Trung Hoa, thường có những đặc điểm được thể hiện ở các
chùa chiền truyền thống, đa số đều đơn giản, khiêm tốn, không quá xa hoa và cầu
kì, thể hiện tính dân tộc đậm đà, đa phần các công trình kiến trúc, đặc biệt là nhà
ở đều có sự đều cao tính hòa hợp và gắn bó với thiên nhiên theo đúng đặc trưng
của nền văn minh lúa nước cùng với màu sắc đẹp mắt giàu tính dân gian như các
tông màu nâu, đỏ gạch… ngoài ra còn thể hiện ở các đình làng cùng với những
biểu tượng quen thuộc nói lên văn hóa làng ở Việt Nam như cây đa – giếng nước – sân đình 5 lOMoARcPSD| 36149638
(Vd về chùa Tản Viên – Ba Vì thể hiện kiểu kiến trúc chùa truyền thống Việt
Nam hay Việt Nam Quốc Tự - HCM)
Ngoài ra ở cùng duyên hải Nam Trung Bộ và miền Nam của Việt Nam là nơi có
đông người Chăm sinh sống nhất, chính vì thế nơi đây có thể được dễ dàng thấy
với những kiến trúc tháp Chăm xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sấm lấy từ đất
địa phương, mở rộng phía trên và thon vút hình bông hoa. Hiện nay những ngôi
tháp Chăm nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến chính là thánh đại Mỹ Sơn, tháp
Poklong Garai, tháp Bà Panagar và tháp Nhạn
Bên cạnh đó theo dòng lịch sử, sự ảnh hưởng của các nền văn hóa nước ngoài,
trong quá trình thuộc địa tại Việt Nam thì người Pháp đã mang nền kiến thúc của
họ vào theo nhưng để thích ứng với thời tiết nhiệt đới oi bức của Việt nam nên
phần nào các công trình kiến trúc đều có sự pha trộn và được biến đổi, giản lược
các chi tiết (Sự giao thoa văn hóa về kiến trúc)
Ví dụ như những công trình kiến trúc nổi tiếng có trên khắp Sài Gòn như nhà thờ
Đức Bà, nhà hát Lớn Sài Gòn, bưu điện trung tâm Sài Gòn hay Trụ sở UBND TP
Hồ Chí Minh, với những nét kiến trúc đặc trưng của Pháp được xây dựng tỉ mỉ và
đến bây giờ vẫn còn nguyên vẹn, mô phong những nét kiến trúc cơ bản, độc đáo
nhất của nền kiến trúc Pháp
2.1.5. Văn hóa của nhiều tầng lớp, nhiều nghệ nghiệp, nhiều trình độ, nhiều địa
vị chính trị xã hội…
Văn hóa đô thị là một thực thể văn hóa phức hợp với tính biến đổi cao, nên việc
sống và làm việc, hoạt động trong môi trường đô thị với những đặc trưng văn hóa
đa quan hệ, đa phương tri thức, đa ngành đa phong cách văn hóa địa phương và
chịu sự ảnh hưởng của nhiều dòng văn hóa khác nhau cũng góp phần làm phong 6 lOMoARcPSD| 36149638
phú hơn về văn hóa đô thị. Địa vị chính trị xã hội khác nhau cũng tạo nên những
khác biệt văn hóa, nếu như có một địa vị lớn trong chính trị thì cách cư xử cũng
như văn hóa trong môi trường làm việc cũng khác so với những văn hóa ứng xử trong công sở.
Chính ứng xử văn hóa khác nhau tạo nên tính đa văn hóa ở đô thị => đô thị
với nhiều thành phần dân cư (sự di dân từ nông thôn lên thành thị), sự phân
tầng xã hội – cơ cấu giai cấp đa tầng, sự phân hóa rõ ràng tạo nên sự đa văn hóa đô thị
Tính đa văn hóa cũng là một tính chất quan trọng để phân biệt văn hóa đô
thị và văn hóa nông thôn
- Tính đa văn hóa ở thành thị được thể hiện đẩy đủ và rõ ràng nhất ở những
khu đô thị, thành phố tập trung dân cư đông, thành phần dân cư đa dạng,
tập trung nhiều ngành nghề khác nhau. Sự đa dạng những tính chất nêu
trên tạo nên một sắc màu văn hóa riêng biệt, dễ dàng phân biệt với những vùng nông thôn.
- Văn hóa nông thôn với tính tự trị, không gian khép kín cùng tính cộng
đồng cao, nên sự du nhập của những tính chất văn hóa mới có phần khó
hơn so với đo thị. Chính vì thế văn hóa nông thôn khó có được tính đa văn hóa so với đô thị 2.2 Tính mở -
Môi trường văn hóa đô thị là không gian mở, không khép kín như nông
thônnên các yếu tốc văn hóa truyền thống khó thiết lập và nếu được thiết lập cũng
sẽ biến đổi, không còn giữ được tính nguyên thủy của nó
Các đô thị luôn được xây dựng với không gian mở, chính những quá trình đô thị
hóa, công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ và tác động đến mọi mặt đợi 7 lOMoARcPSD| 36149638
sống xã hội nhất là ở các đô thị các thành phố, càng tăng thêm tính đa dạng và
phức tạp. Các không gian công cộng được xây dựng và mở rộng nhiều hình thành
nên không gian văn hóa mở -
Cư dân đô thị xuất thân từ nhiều thành phần, nhiều địa phương khác nhau,
luônbiến động theo hướng mở nên văn hóa đô thị cũng phát triển theo hướng mở
Cư dân đô thị vốn là cư dân tứ phương, đến từ nhiều nơi khác nhau, nên họ có sự
khác biệt lớn về tôn giáo, trình độ văn hóa, dân tộc, phong tục tập quán. Họ mang
những đặc trưng văn hóa vùng miền của họ gia nhập vào vùng họ sinh sống và
hòa chung với cộng đồng ở đây. Chính sự phân hóa rõ rệt và mức độ không đồng
đều tạo nên sự biến động theo chiều hướng mở, chính vì vậy nền văn hóa đô thị
cũng phát triển theo hướng mở -
Đô thị là nơi có mở rộng giao lưu văn hóa với các vùng miền, các dân tộc
nênvăn hóa đô thị luôn mở để tiếp biến các nền văn hóa khác nhau
Vì đô thị là nơi tập trung dân cư ở khắp nơi, cùng với quá trình đô thị hóa hiện đại
hóa, mở rộng giao lưu văn hóa với xuất phát điểm từ nhiều nguồn gốc khác nhau,
mang những đặc trưng văn hóa vùng miền khác nhau, cùng những phương thức
kinh ế và vị thế xã hội khác nhau… Người dân từ khắp phương cư tụ lại trong một
thời gian cùng nhau, cùng một không gian đô thị tạo nên sự đa dạng về lối sống và văn hóa -
Các phương tiện truyền thông, điển hình là internet làm cho văn hóa đô thị
biếnđổi nhanh. Đây là nguyên nhân tạo nên tính mở của văn hóa đô thị.
Những thành tựu của khoa học kỹ thuật về lĩnh vực truyền thông – công nghệ
thông tin và đặc biệt là internet đã làm cho văn hóa đô thị biến đổi nhanh. Cùng
với sự phát triển toàn cầu hóa, thế giới chung ta đang sống chính là thời đại bùng
nổi thông tin 4.0, dễ dàng tiếp cận những nền văn hóa từ trong nước đến quốc tế. 8 lOMoARcPSD| 36149638
Chỉ cần ngồi tại chỗ cùng với điện thoại được kết nối internet, có thể dễ dàng tra
cứu tìm hiểu các thông tin từ khắp nơi trên thế giới, hiểu biết và du nhập những
nền văn hóa từ các đô thị lớn, những siêu đô thị toàn cầu.
2.3. Tính biển đổi liên tục
Văn hóa đô thị có đặc điểm: đa văn hóa và mở, nên cũng là nền văn hóa biến đổi liên tục.
Nền văn hóa biến đổi liên tục được hợp thành từ đặc điểm đa văn hóa và mở. Vì
sự đa dạng về văn hóa cần có tính mở. Nói cách khác, khi một quốc gia mở cửa
ngoại giao với các nước bạn từ quốc tế đồng nghĩa với việc họ đã chấp nhận tiếp
thu những tinh hoa văn hóa của các quốc gia khác. Chính việc tiếp thu đó đã từ từ
tạo nên những sự đa dạng về văn hóa trong chính quốc gia của họ.
Việt Nam chúng ta là một ví dụ điển hình. Đất nước hình chữ S này là một quốc
gia rất đặc biệt. Đi từ lịch sử đến hiện đại, chúng ta tồn tại vô vàng những nét văn
hóa đặc sắc. Chúng ta đã chịu gần 1000 năm đô hộ từ phương Bắc và gần 100 năm
đô hộ từ phương Tây. Khoảng thời gian đó chúng ta đã có những sự thay đổi. Sự
phát triển đồng đều trên mọi phương diện từ ăn mặc, chữ viết, kiến trúc cho tới cả
vấn đề xã hội, đô thị.
=> Tính biển đổi là kết quả tất yếu của tính đa văn hóa và tính mở của văn hóa đô thị. -
Xét trong mối quan hệ hữu cơ, các đặc điểm này vừa là nguyên nhân lại vừa
làkết quả của nhau. Đây là quá trình cộng sinh mang tính biện chứng -
Các đặc điểm này vừa làm nên diện mạo của văn hóa đô thị. Đó là diện
mạoluôn biến đổi như một yếu tố tất yếu tác động đến việc hình thành văn hóa đô thị. 9 lOMoARcPSD| 36149638
3. Mối quan hệ giữa các đặc điểm
Dựa vào các đặc điểm đã được phân tích trên, chúng ta có thể nhận thấy rõ mối
quan hệ của các điểm chính là mối quan hệ bền chặt, không thể tách rời. Miền
Nam, hay TPHCM là một trong những ví dụ điển hình trong mối quan hệ giữa các đặc điểm.
Miền Nam, vào khoảng thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII đã được Nguyễn Hữu Cảnh
vào kinh lược xứ Đồng Nai và lập ra hai huyện Phước Long và Long Bình. Lúc
bấy giờ vùng đất này chỉ có 4 vạn hộ dân sinh sống toàn vùng. Có thể nói đây là
khoảng thời gian đầu để bắt đầu gầy dựng phát triển vùng đất nơi đây. Cùng với
tiến trình lịch sử khai khẩn, lưu dân Việt cùng với người Hoa, Khơ-me, Chăm đã
tạo nên sắc thái văn hóa độc đáo riêng. Cũng từ đó, đô thị tại miền Nam cũng ngày
càng phát triển mạnh mẽ và sôi nổi.
Theo công cuộc đổi mới từ năm 1986 của chị thỉ nhà nước đến nay, Thành phố Hồ
Chí Minh đã trở thành đầu tàu kinh tế cả nước . Ở Miền Nam, đô thị hình thành
một cách tự phát khác với Bắc và Trung bộ. Vào thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 đã có sự
xuất hiện của một số đô thị lớn như Biên Hòa, Sài Gòn, Mỹ Tho, Long Hồ, Hà
Tiên. Trong số đó Biên Hòa là một trong những trung tâm giao thương mua bán
của miền Nam. Trịnh Hoài Đức đã có những nhận xét vào khoảng đầu thế kỷ 19
trong tác phẩm Gia Định thành thông chí. Tất cả những nhận xét của Trịnh Hoài
Đức về đô thị nơi đây cho ta thấy được quá trình hình thành tương đối giống với
phương tây sau này trong thời kỳ xâm lược Việt Nam của các đế quốc họ vẫn tiếp
tục phát triển mở mang một cách khoa học song song đó là sự hình thành nhiều
tầng lớp cư dân đã tạo nên một diện mạo hoàn chỉnh cho các đô thị
Như ta được biết Nam Bộ được thiên nhiên ban tặng một hệ thống sông ngòi dày
đặc, biển bao quanh đó là một trong những điều kiện thuận lợi để giao thương với
toàn khu vực và các quốc gia bên ngoài nhất là khu vực Đông Nam á. Chúng ta có 10 lOMoARcPSD| 36149638
đặc điểm mở về giao thông đã tạo nên sự mở mang và thông thương giữa vùng
này đến vùng kia trong khu vực và giữa các quốc gia khác nhau ngoài ra tính chất
mở của Nam Bộ còn thể hiện ở thái độ của cư dân đô thị người dân nơi đây có tính
cởi mở và thông thoáng hơn.
Từ khi xuất hiện, đô thị đã tập trung nhiều tầng lớp dân cư đa dạng như tầng lớp
trí thức, tầng lớp thương, nhân tầng lớp công nhân, nông dân.
Hiện nay ở các đô thị của Việt Nam nói chung và các đô thị Nam Bộ nói riêng.
Các phương tiện truyền thông viễn thông mà đặc biệt là internet truyền hình kỹ
thuật số, truyền hình cáp đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của
người dân. Hạ tầng cho loại dịch vụ này không ngừng mở rộng, các nhà cung cấp
cũng theo đó tăng lên về số lượng để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của người dân.
Internet và truyền hình số, truyền hình cáp đã mở ra cánh cửa rộng lớn trong tiếp
xúc giữa Việt Nam với thế giới. Nó đưa con người, đưa những nền văn hóa trên
toàn cầu vượt qua những giới hạn về không gian để xích lại gần nhau. Những giá
trị văn hóa do nhân loại sáng tạo được cập nhật thường xuyên thông qua internet
và truyền hình. Đô thị với cơ sở hạ tầng hoàn thiện đã không gặp bất cứ trở ngại
nào trong việc lãnh hội những giá trị văn hóa ấy. Vả lại đô thị và nhất là đô thị
Nam bộ với bản chất cởi mở trong việc tiếp nhận các giá trị văn hóa từ bên ngoài
đã từng ngày giao lưu và tiếp biến về văn hóa chuyển hóa những yếu tố văn hóa
ngoại sinh thành nội sinh. Sự chuyển biến ấy khởi nguồn từ một nhóm một tầng
lớp dân cư rồi dần được cộng đồng tiếp nhận lực lượng đi đầu trong việc tiếp nhận
và truyền bá những giá trị văn hóa ấy chính là tầng lớp tri thức những người có
đầy đủ điều kiện trình độ để tiếp xúc và lưu truyền nó.
Những năm trước đây khái niệm về ngày lễ hội có nguồn gốc từ phương Tây như
ngày tình nhân, ngày của cha, ngày của mẹ, hay lễ hội Halloween vẫn còn xa lạ 11 lOMoARcPSD| 36149638
với cư dân đô thị, thì những năm trở lại đây cùng với sự tiếp xúc về thông tin và
hình ảnh lễ hội được tiếp nhận thông qua internet và truyền hình giới trẻ đô thị đã
tiếp nhận nó. Ban đầu chỉ một nhóm rồi lan sang một tầng lớp và hiện nay nó đã
trở thành nét sinh hoạt của cả cộng đồng đô thị. Sự tiếp nhận ấy diễn ra tự nguyện
và vui vẻ bởi ý nghĩa của những lễ hội đó phần nào đã gặp gỡ với văn hóa truyền
thống của dân tộc như đề cao tình yêu tôn kính mẹ cha. Ở đây văn hóa truyền
thống đã không hề mất đi mà được truyền tải dưới một hình thức mới.
Các đô thị Nam Bộ đang thật sự chuyển mình và phát triển mạnh mẽ trong giai
đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của nước ta.
Hiện nay cùng với đà tăng trưởng mạnh về kinh tế, các đô thị Nam Bộ đang dần
trở thành những trung tâm văn hóa của khu vực văn hóa đô thị theo hướng hiện
đại đang dần được hình thành tại nơi đây. Bên cạnh đó với truyền thống cởi mở
và hòa hợp của vùng đất Nam Bộ quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa với bên
ngoài đang diễn ra mạnh mẽ tạo nền cho văn hóa đô thị Nam Bộ một diện mạo đa
văn hóa đa lối sống. Bên cạnh những tín hiệu tích cực của văn hóa đô thị nơi đây
vẫn còn tồn tại những mảng tối về văn hóa, đặc biệt ở các thị dân trẻ đòi hỏi những
cơ quan có thẩm quyền và cộng đồng thị dân cần phải có những hành động mạnh
mẽ để xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh tạo động lực thúc đẩy các đô
thị Nam Bộ phát triển nhanh và bền vững. 12