-
Thông tin
-
Quiz
Đề thi cuối kỳ môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
Trọn bộ Đề thi cuối kỳ môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng của trường Đại học Bách khoa Hà Nôi giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao cuối học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Phân tích và thiết kế hướng đối tượng 2 tài liệu
Đại học Bách Khoa Hà Nội 2.8 K tài liệu
Đề thi cuối kỳ môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
Trọn bộ Đề thi cuối kỳ môn Phân tích và thiết kế hướng đối tượng của trường Đại học Bách khoa Hà Nôi giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao cuối học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phân tích và thiết kế hướng đối tượng 2 tài liệu
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội 2.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
ĐỀ THI MÔN: Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
Lần thi:cuối kỳ Ngày thi: 15-12-2011
Thời gian làm bài: 90 phút
(Được sử dụng tài liệu. Nộp đề thi cùng với bài làm) Đề số: 2 Tổng số trang: 4 Ký duyệt Trưởng nhóm Môn học: Trưởng Bộ môn: Yêu cầu:
1. Ghi số đề vào ô mã đề của bài làm.
2. Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết vào trang đầu tiên bài thi. Mỗi câu trả lời trên 1 dòng theo thứ tự từ câu
1 đến câu 20 gồm mã số câu hỏi và mã số đáp án đúng (ví dụ 5.C), câu nào không trả lời được thì bỏ trống dòng
tương ứng. Phần bài tập được làm bắt đầu từ trang 2.
3. Nộp lại đề cùng bài làm, nếu không nộp lại sẽ được 0 điểm.
4. Được sử dụng mọi tài liệu giấy (vở ghi, sách,…). Không được sử dụng máy tính, điện thoại.
Phần I: Lý thuyết (4 điểm)
Câu 1: Vấn đề ảnh hưởng đến tiến độ dự án, thường xảy ra khi các yêu cầu mới phát sinh được đưa
thêm vào dự án sau khi đã hoàn thành giai đoạn thiết kế.
A. Vượt phạm vi (scope creep)
B. Kiểm thử không đầy đủ (inadequate testing)
C. Nhân công rẻ (low cost personnel)
D. Đánh giá rủi ro (risk assessment)
Câu 2: Cô Mai muốn đưa cho người phỏng vấn sự tự chủ nhiều hơn trong cuộc phỏng vấn và muốn thu
thập các tin tức có giá trị. Cô ấy nên hỏi ……….. A. câu hỏi đóng B. câu hỏi dò
C. câu hỏi ý kiến D. câu hỏi mở
Câu 3: Mối quan hệ “1-bộ phận” (A-part-of) hay “có các thành phần” (has-parts) thể hiện loại quan hệ nào?
A. Liên kết (association)
B. Tập con (subsetting)
C. Tổng hợp (aggregation)
D. Tổng quát hóa (generalization)
Câu 4: Công cụ được dùng để chuẩn hóa việc trao đổi thông điệp giữa đối tượng khách (client) và chủ (server) là.
A. Quan hệ (relationship)
B. Đối tượng cụ thể (concrete object)
C. Đối tượng trừu tượng (abstract object)
D. Hợp đồng (contract)
Câu 5: Nhà phân tích sử dụng …………. để biểu diễn các đối tượng tham gia và các thông điệp trao đổi
giữa các đối tượng theo thời gian trong một ca sử dụng cụ thể.
A. các mô hình cấu trúc
B. các biểu đồ tuần tự
C. các biểu đồ cộng tác
D. các biểu đồ trạng thái
Câu 6: Danh từ nào sau đây không phù hợp để đặt tên cho một lớp? A. Bệnh nhân B. Khách hàng C. Trang D. Sinh viên
Câu 7: Trọng tâm mô hình hóa của biểu đồ tương tác là tại mức ……… trong khi trọng tâm mô hình
hóa trên biểu đồ lớp là tại mức ………….
A. lớp, đối tượng B. tương tác, lớp C. lớp, tương tác
D. đối tượng, lớp
Câu 8: Giai đoạn triển khai (implementation) của chu trình phát triển hệ thống (SDLC) bao gồm _____.
A. Kiểm thử và xây dựng tài liệu
B. Lập trình, kiểm thử, và xây dựng tài liệu
C. Xây dựng tài liệu cho hệ thống
D. Lập trình hệ thống
Câu 9: Loại kiểm thử nào được thực hiện để đảm bảo mọi lớp làm việc tốt với nhau và đáp ứng được
yêu cầu nghiệp vụ về tính khả dụng (usability), tính bảo mật (security), và hiệu năng (performance) của hệ thống.
A. Kiểm thử hệ thống (System testing)
B. Kiểm thử tích hợp (Integration testing)
C. Kiểm thử đơn vị (Unit testing)
D. Kiểm thử chấp nhận (Acceptance testing)
Câu 10: Hai chiều quan trọng cho việc tối ưu hóa cơ sở dữ liệu quan hệ là ……
A. hiệu suất lưu trữ và tốc độ truy cập
B. hiệu suất lưu trữ và vị trí lưu trữ
C. tốc độ truy cập và vị trí lưu trữ
D. hiệu suất lưu trữ và nhu cầu tương lai
Câu 11: Những thành phần nào dưới đây được chuyển đổi thành các phương thức trong các pha sau của SDLC?
A. các đối tượng (objects)
B. các hoạt động (operation)
C. các thuộc tính (attributes)
D. các lớp (classes)
Câu 12: Một ………… mô hình hóa các tương tác giữa một đối tượng tớ (client) và đối tượng chủ (server). A. thỏa thuận B. quan hệ
C. đối tượng cụ thể
D. đối tượng trừu tượng
Câu 13: Chiến lược phân tích nào liên quan đến việc thiết kế lại nghiệp vụ (business), sau đó thiết kế hệ
thống thông tin hỗ trợ nghiệp vụ mới?
A. Thiết kế lại quy trình nghiệp vụ (BPR-Business Process Reengineering)
B. Cải tiến quy trình nghiệp vụ (BPI-Business Process Improvement)
C. Tự động hóa quy trình nghiệp vụ (BPA-Business Process Automation)
D. Cả 3 phương pháp trên
Câu 14: Anh Sơn muốn có cơ hội nâng cao kinh nghiệm của đội ngũ hệ thống thông tin bằng việc yêu
cầu họ phân tích và thiết kế một hệ thống phân phối trên web mới. Các kỹ năng được học từ dự án này
có thể giúp các ứng dụng chiến lược trong tương lai. Vì khoảng thời gian cho dự án rất linh động và đây
là một nhu cầu kinh doanh hơi đơn nhất, anh Sơn đã quyết định sử dụng phương pháp …………… cho dự án này.
A. mua phần mềm đóng gói
B. phát triển gói theo khách hàng
C. thuê phát triển (outsourcing)
D. tự phát triển (custom development)
Câu 15: Kích thước dự án có thể được ước lượng theo khái niệm nào sau đây?
A. Số ngày sản xuất
B. Điểm chức năng và số dòng lệnh
C. Số dòng lệnh (line of codes)
D. Điểm chức năng (function points)
Câu 16: Nếu “một sinh viên đăng ký vào một lớp học”, loại quan hệ nào sẽ được dùng để biểu diễn mối
quan hệ giữa các đối tượng của lớp sinh viên và các đối tượng của lớp học?
A. Liên kết (association)
B. Tổng hợp (aggregation)
C. Tổng quát hóa (generalization)
D. Tập con (subsetting)
Câu 17: Lý do quan trọng nhất cho việc xem xét hệ thống hiện tại và những nhu cầu (yêu cầu) cho hệ
thống mới là nhằm …..
A. trở thành bạn bè với người sử dụng hệ thống
B. đảm bảo rằng các yêu cầu chính được hiểu trước khi chuyển tới pha thiết kế.
C. giải thích tiến trình tới người đề xuất dự án.
D. đảm bảo rằng các yêu cầu được hiểu trước khi chuyển sang pha triển khai.
Câu 18: Tầng (layer) nào chứa các lớp thể hiện các kiểu dữ liệu cơ bản?.
A. Tầng quản lý dữ liệu (data management)
B. Tầng nền tảng (foundation)
C. Tầng xử lý nghiệp vụ (problem domain)
D. Tầng giao diện (human-computer interaction)
Câu 19: Nhóm dự án vừa xác định rằng thời gian cuối cho việc hoàn thiện sẽ có thể không đạt được.
Nhằm đưa ra một hệ thống chất lượng cao theo đúng kế hoạch, nhóm đã yêu cầu rằng các tính năng cần
phải phân cấp độ ưu tiên. Kỹ thuật ………… đã được áp dụng cho dự án này.
A. Ước lượng công
B. Phân tích điểm chức năng
C. Hộp thời gian (Timeboxing) D. RAD
Câu 20: Để một đối tượng thực hiện một phương thức, ……….. được gửi tới đối tượng. A. Đối tượng B. Thuộc tính C. Thông điệp D. Trạng thái
Phần II: Bài tập (6 điểm)
Bài tập 1: Khi tính toán tính kích thước dự án cho một hệ thống bằng phương pháp điểm chức năng,
nhóm phát triển dự án đã xây dựng được hai bảng: bảng 1 miêu tả các thành phần cơ bản của hệ thống,
bảng 2 mô tả độ phức tạp của mỗi thành phần (ở dưới đây).
Bảng 1: các thành phần cơ bản của hệ thống Mô tả Tổng số Độ phức tạp Thấp Trung bình Cao Đầu vào 7 3 2 2 Đầu ra 12 4 5 3 Truy vấn 9 4 2 3 Tệp tin 12 0 7 5 Giao diện 4 0 3 1
Bảng 2: Độ phức tạp (trọng số) của mỗi thành phần Mô tả Độ phức tạp Thấp Trung bình Cao Đầu vào 3 5 8 Đầu ra 5 8 12 Truy vấn 4 7 10 Tệp tin 3 6 15 Giao diện 1 5 16
a. Hãy tính Tổng điểm chức năng không điều chỉnh được của hệ thống.
b. Độ phức tạp hiệu chỉnh của hệ thống sau khi tính toán là 0,85. Hệ thống được xây dựng thông qua
việc sử dụng ngôn ngữ lập trình C++, hãy tính số dòng lệnh, số tháng công lao động (person months)
cần thiết để xây dựng hệ thống. Bài tập 2:
Một cửa hàng kinh doanh buôn bán phụ tùng xe máy muốn triển khai một hệ thống phần mềm quản lý
việc xuất nhập phụ tùng xe, các thông tin và quy trình nghiệp vụ nhập phụ tùng được miêu tả như sau: - Nơi xuất: Hãng tổng
- Nơi nhập: Cửa hàng kinh doanh - Quy trình:
o Đặt hàng trên mạng với hãng tổng
o Nhân viên nhận và kiểm hàng o Thanh toán tiền o Lập hóa đơn nhập
- Các thông tin cần ghi chép:
o Thông tin nơi xuất (tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ, mã số thuế, số tài khoản, …)
o Thông tin nơi nhập (tương tự)
o Thông tin người giao (tên, điện thoại, …)
o Thông tin người nhận (tương tự)
o Thông tin ngày giờ nhận hàng
o Thông tin mã phụ tùng + tên phụ tùng
o Thông tin giá nhập từng phụ tùng + số lượng + đơn vị tính
o Thông tin về số giá trị hóa đơn, số thanh toán, số nợ, thời gian thanh toán
o Thông tin mã hóa đơn nhập, phiếu chi hoặc chứng từ gốc liên quan - Báo cáo cần có: o Phiếu nhập.
o Báo cáo giao dịch theo ngày
o Báo cáo chi tiết phụ tùng nhập theo loại
o Báo cáo chi tiết phụ tùng nhập theo nơi xuất
Yêu cầu: Bằng kiến thức được trang bị bởi môn học phân tích thiết kế hướng đối tượng, anh/ chị hãy:
- Xây dựng tài liệu yêu cầu hệ thống (System requirements), xây dựng luồng sự kiện đối với bài
toán xuất phụ tùng (đảm bảo cấu trúc SVDPI, đảm bảo thông tin: khởi tạo, xác nhận, xử lý, gửi kết quả).
- Xây dựng biểu đồ hoạt động (activity diagram).
- Xây dựng bảng dữ liệu miêu tả danh sách các ca sử dụng và mối quan hệ giữa chúng (Số thứ tự
use case, tên use case, tác nhân chính, các mối quan hệ.), xây dựng biểu đồ ca sử dụng của hệ thống.
- Xây dựng biểu đồ lớp cho CSD quan trọng nhất.