Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều | đề 3

Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều năm 2023 - 2024 mang đến 3 đề thi giữa kì 1 có ma trận, đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 1 Văn 11 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

PHÒNG GD&ĐT............
TRƯỜNG THPT..........
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM 2023 - 2024
Môn Ngữ văn 11
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm )
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi t câu 1 đến câu 4:
Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyn nh; tng tiếng một vang ra để gi bui
chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
Dãy tre làng trưc mặt đen li và ct hình rõ rt trên nn tri.
Chiu, chiu ri. Mt chiều êm như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng rung
theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên
my qu thuốc sơn đen; đôi mắt ch bóng ti ngập đầy dần cái buồn ca bui chiều quê
thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man
mác trước cái giờ khc ca ngày tàn.
(Trích Hai đứa tr,Thch Lam )
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt được tác giả kết hợp trong đoạn trích?
Câu 2: Những màu sắc âm thanh nào đưc nhắc đến khi miêu tả bc tranh cnh chiu
tàn?
Câu 3: Câu văn: “Phương tây đ rực như lửa cháy những đám mây ánh hồng như n
than sắp tàn.” Hãy xác định biện pháp tu từ được s dụng nêu hiu qu ngh thut ca
biện pháp tu từ đó?
Câu 4: Tâm trạng của Liên khi chứng kiến cnh chiều tàn?
PHẦN II. LÀM VĂN (6 điểm)
Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (tác phẩm CPhèo Nam Cao) khi
nhận được s quan tâm của th N.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI
Phần I: Đọc hiểu (4đ)
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản: T sự, miêu t,biu cm
Câu 2:
- Màu sc rc r nhưng héo úa:
+ Đỏ rực như lửa cháy
+ Đám mây ánh hng
+ Dãy tre làng đen li
- Âm thanh nh bé, tĩnh lặng:
+ Tiếng trống thu không
+ Tiếng ếch nhái kêu ran
+ Tiếng mui vo ve
Câu 3:
- Câu văn sử dng bin pháp: So sánh ( như lửa cháy…như hòn than)
- Tác dụng: Gi nhng màu sc vụt sáng lên trưc khi sp tt. S vật đang chuyển dn trng
thái, đang tự mất dần đi ánh sáng, sức sống, đang tàn tạ dn trong chiu muộn. Nhà văn
đã vẽ nên những hình ảnh va tinh tế vừa thân thuộc, gần gũi với nhng tâm hồn quê.
Câu 4: m trạng của Liên: Đôi mắt ch bóng ti ngập đầy dần. Cái buồn ca bui chiu
quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao, nhưng ch thấy lòng buồn
man mác trước cái giờ khc của ngày tàn.
PHẦN II: LÀM VĂN (6đ)
- Gii thiu vấn đề cn ngh lun.
- Tái hiện hoàn cảnh trưc khi xy ra s vic: tỉnh rượu, nh lại ao ước thi trai trẻ, lòng nao
nao bun; nhn ra cnh ng cô đc ca bản thân…
- Din biến tâm trạng khi nhận được s quan tâm chăm sóc ca th N:
+ ngạc nhiên, xúc động, bâng khuâng, vừa vui va buồn, ăn năn; cm nhn thấm thía giá
tr của tình yêu thương…
+ tr nên hiền lành, muốn làm nũng với th Nở; lo cho tương lai của mình khi không còn
sc mà git cưp, da nt.
+ Thèm ơng thiện, muốn làm hòa với mọi người; giãi bày mong muốn chung sống cùng
th Nở…
- Nhận xét về ngh thut miêu t din biến tâm lí nhân vật và ý nghĩa của việc miêu tả đó.
- Nêu cảm nghĩ về nhân vật và tm lòng nhân đo của nhà văn.
| 1/3

Preview text:

PHÒNG GD&ĐT............
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM 2023 - 2024
TRƯỜNG THPT.......... Môn Ngữ văn 11
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm )
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi
chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng
theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên
mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê
thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man
mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Trích Hai đứa trẻ,Thạch Lam )
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt được tác giả kết hợp trong đoạn trích?
Câu 2: Những màu sắc và âm thanh nào được nhắc đến khi miêu tả bức tranh cảnh chiều tàn?
Câu 3: Câu văn: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn
than sắp tàn.” Hãy xác định biện pháp tu từ được sử dụng và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
Câu 4: Tâm trạng của Liên khi chứng kiến cảnh chiều tàn?
PHẦN II. LÀM VĂN (6 điểm)
Hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao) khi
nhận được sự quan tâm của thị Nở. ĐÁP ÁN ĐỀ THI
Phần I: Đọc hiểu (4đ)
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản: Tự sự, miêu tả,biểu cảm Câu 2:
- Màu sắc rực rỡ nhưng héo úa:
+ Đỏ rực như lửa cháy + Đám mây ánh hồng + Dãy tre làng đen lại
- Âm thanh nhỏ bé, tĩnh lặng: + Tiếng trống thu không
+ Tiếng ếch nhái kêu ran + Tiếng muỗi vo ve Câu 3:
- Câu văn sử dụng biện pháp: So sánh ( như lửa cháy…như hòn than)
- Tác dụng: Gợi những màu sắc vụt sáng lên trước khi sắp tắt. Sự vật đang chuyển dần trạng
thái, đang tự nó mất dần đi ánh sáng, sức sống, đang tàn tạ dần trong chiều muộn. Nhà văn
đã vẽ nên những hình ảnh vừa tinh tế vừa thân thuộc, gần gũi với những tâm hồn quê.
Câu 4: Tâm trạng của Liên: Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần. Cái buồn của buổi chiều
quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn
man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
PHẦN II: LÀM VĂN (6đ)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Tái hiện hoàn cảnh trước khi xảy ra sự việc: tỉnh rượu, nhớ lại ao ước thời trai trẻ, lòng nao
nao buồn; nhận ra cảnh ngộ cô độc của bản thân…
- Diễn biến tâm trạng khi nhận được sự quan tâm chăm sóc của thị Nở:
+ ngạc nhiên, xúc động, bâng khuâng, vừa vui vừa buồn, ăn năn; cảm nhận thấm thía giá
trị của tình yêu thương…
+ trở nên hiền lành, muốn làm nũng với thị Nở; lo cho tương lai của mình khi không còn
sức mà giật cướp, dọa nạt.
+ Thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người; giãi bày mong muốn chung sống cùng thị Nở…
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật và ý nghĩa của việc miêu tả đó.
- Nêu cảm nghĩ về nhân vật và tấm lòng nhân đạo của nhà văn.