-
Thông tin
-
Quiz
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 11 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều gồm có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 Cánh diều.
Đề giữa HK2 Lịch Sử 11 6 tài liệu
Lịch Sử 11 211 tài liệu
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 11 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều gồm có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 Cánh diều.
Chủ đề: Đề giữa HK2 Lịch Sử 11 6 tài liệu
Môn: Lịch Sử 11 211 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Lịch Sử 11
- Đề thi Lịch Sử 11 (13)
- Tài liệu chung Lịch Sử 11 (61)
- Giáo án Lịch Sử 11 (5)
- Đề giữa HK1 Lịch Sử 11 (5)
- Đề HK1 Lịch Sử 11 (9)
- Đề HK2 Lịch Sử 11 (14)
- Chương 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (CTST) (4)
- Chương 2: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay (CTST) (4)
- Chương 3: Quá trình giành độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á (CTST) (4)
- Chương 4: Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945) (CTST) (2)
Preview text:
PHÒNG GD&ĐT............
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THPT .............. Môn: LỊCH SỬ 11
Năm học: 2023 - 2024
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Từ thời Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông, nội bộ triều đình Lê sơ như thế nào?
A. Thường xuyên có mâu thuẫn giữa vua quan và quý tộc.
B. Có nhiều mâu thuẫn và biến động.
C. Liên tục bị thao túng bởi quan lại.
D. Bị nhũng nhiễu bởi các quan đại thần.
Câu 2. Ba cơ quan ở trung ương được thành lập mới từ sau cải cách của Minh Mạng là:
A. Nội các, Hàn lâm viện, Cơ mật viện.
B. Đô sát viện, Cơ mật viện, Nội các viện.
C. Cơ mật viện, Nội các viện, Cơ mật viện.
D. Nội các, Đô sát viện, Cơ mật viện.
Câu 3. Ý nghĩa nổi bật nhất trong cuộc cải cách của vua Minh Mạng là:
A. Để lại những di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia thời kì cận –
hiện đại. Đặc biệt là là cấu trúc phân cấp hành chính địa phương tỉnh, huyện, xã.
B. Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường của vua Minh Mạng và triều Nguyễn.
C.Đặt nền móng cho thể chế chính trị triều Nguyễn nhiều thập kỉ sau đó.
D. Thể hiện tài năng, tâm huyết của nhà vua.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi: “Trong thì Nội các ở bên tả, Cơ
mật viện ở bên hữu, ngoài thì võ có Ngũ quân Đô thống phủ, văn có đường
quan Lục bộ; tả hữu có người, trong ngoài giúp nhau. Phàm những việc Lục bộ
làm chưa đúng, thì Nội các hạch ra, những việc Nội các làm chưa hợp lẽ thì Cơ
mật viện hạch ra, khiến cho ràng rịt nhau mới mong đến được thịnh trị”.
(Lời dụ của Minh Mạng, trích trong: Quốc sử quán triều Nguyễn,
Đại Nam thực lục, Tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004, tr.435)
Giải thích câu “Khiến cho ràng rịt nhau mới mong đến được thịnh trị”.
A. Nội các và Cơ mật viện là cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua những vấn đề
quan trọng của đất nước, quyết định sự thịnh trị của đất nước.
B. Công cuộc tập trung quyền lực của vua Minh Mạng là tiến hành cải tổ hệ
thống Cơ mật viện và Nội các.
C. Sự liên đới, ràng buộc chặt chẽ về mặt quyền hành và trách nhiệm giữa các
cơ quan chủ chốt có quyền lực cao nhất trong triều đình, từ quân sự đến hành
chính. Sự liên đới, ràng buộc này được coi là yếu tố cơ bản để đưa đến sự ổn
định và hiệu quả của bộ máy nhà nước.
D. Mối quan hệ chặt chẽ của Lục bộ, Nội các, Cơ mật viện, quyết định sự thịnh trị của đất nước.
Câu 5. Đâu không phải là chính sách về kinh tế trong cải cách của vua Lê Thánh Tông?
A. Chính sách quân điền.
B. Chính sách khai khẩn đồn điền.
C. Chính sách doanh điền.
D. Chính sách lộc điền.
Câu 6. Đâu không phải là một trong những nghi thức tôn vinh những người thi
đỗ tiến sĩ dưới thời Lê sơ?
A. Vinh danh gia đình người thi đỗ tiến sĩ.
B. Khắc tên trên văn bia tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. C. Vinh quy bái tổ. D. Lễ xướng danh.
Câu 7. Dưới thời Lê Thánh Tông, nhà nước có ưu đãi đặc biệt nào đối với binh lính?
A. Bảo vệ quyền lợi của gia đình binh lính.
B. Huấn luyện, thao diễn vỗ nghệ hàng năm.
C. Thải hồi những binh sĩ già yếu.
D. Ban cấp ruộng đất công.
Câu 8. Tại sao vua Lê Thánh Tông lại xóa bỏ hầu hết các chức quan đại thần
có quyền lực lớn và chỉ giữ lại một số ít quan đại thần để cùng vua bàn bạc công việc cần thiết?
A Tránh việc gây chia rẽ trong triều.
B. Vua muốn thay đổi, không theo lệ cũ.
C. Tập trung quyền lực vào tay vua.
D. Tinh giản bộ máy, đỡ cồng kềnh và quan liêu.
Câu 9. Trước cuộc cải cách của Minh Mạng, tình hình an ninh – xã hội ở các
địa phương như thế nào?
A. Rối loạn trên quy mô lớn.
B. Được kiểm soát chặt chẽ.
C. Thường xuyên có nội chiến, mâu thuẫn. D. Có nhiều bất ổn.
Câu 10. Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách
hành chính của vua Lê Thánh Tông?
A. Đạo, lộ, phủ, châu, hương, giáp, xã.
B. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã.
C. Lộ, trấn, đạo, phủ, châu, giáp, xã.
D. Lộ, hương, đạo, phủ, châu, huyện, xã.
Câu 11. Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi: “Ở trong, quân vệ đông đúc thì
năm phủ chia nhau nắm giữ, việc công bề bộn thì sáu bộ bàn nhau mà làm.
Cấm binh coi giữ ba ty để làm vuốt nanh, tim óc. Sáu khoa để xét bác trăm ty,
sáu tự để thừa hành mọi việc…. Bên ngoài thì mười ba thừa ty cùng tổng binh
coi giữ địa phương… Tất cả đều liên quan với nhau, ràng buộc lẫn nhau”.
(Lời dụ của Lê Thánh Tông, trích trong: Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê,
Đại Việt sử lí toàn thư, Tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.453).
Câu “Tất cả đều liên quan với nhau, ràng buộc lẫn nhau” có ý nghĩa gì?
A. Nhà nước rất chú ý điền rèn luyện quân đội.
B. Sự liên quan về mặt quyền hành và trách nhiệm, sự giám sát, ràng buộc lẫn
nhau giữa các cơ quan, chức quan trong triều đình và với các địa phương, từ
quân sự đến hành chính.
C. Vua nắm mọi quyền hành và trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn
trong triều đình và với các địa phương, từ quân sự đến hành chính.
D. Thời vua Lê Thánh Tông cải cách hệ thống quân đội một cách toàn diện.
Câu 12. Cơ quan có nhiệm vụ can gián nhà vua, giám sát, vạch lỗi các cơ quan,
quan lại, các cấp từ trung ương đến địa phương là: A. Hàn lâm viện. B. Cơ mật viện. C. Đô sát viện. D. Nội các.
Câu 13. Nội dung của chế độ hồi tỵ là gì?
A.Những người thân không được làm quan cùng một chỗ.
B. Những người thân không được sống cùng một chỗ.
C. Những người thân không được làm cùng một công việc.
D. Những người thân không được giới thiệu nhau làm quen.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về kết quả cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông?
A. Đưa tới sự xác lập của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền
mang tính quan liêu theo đường lối pháp trị.
B. Bộ máy nhà nước thời Lê sơ trở nên hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn.
C. Kinh tế tiểu nông và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo phát triển.
D. Hệ thống cơ quan, chức quan các cấp được hoàn thiện và có sự giám sát,
ràng buộc chặt chẽ với nhau.
Câu 15. Trước khi diễn ra cuộc cải cách Minh Mạng, triều đình trung ương ở
Phú Xuân trực tiếp kiểm soát: A. Gia Định Thành. B. 30 tỉnh và 1 phủ.
C. 4 dinh và 7 trấn từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. D. Bắc Thành.
Câu 16. Đâu không phải là căn cứ để bố trí chức quan ở địa phương trong cải cách của vua Minh Mạng?
A. Quy mô, diện tích, dân số, ruộng đất. B. Văn hóa vùng miền. C. Mức độ công việc.
D. Trình độ phát triển ở địa phương.
Câu 17. Một trong những điểm giống nhau giữa bản đồ hành chính thời Minh
Mạng với bản đồ hành chính hiện nay là:
A. Đất nước liền một dải từ Tuyên Quang đến mũi Cà Mau.
B. Đất nước liền một dải từ Cao Bằng đến mũi Cà Mau.
C. Đất nước liền một dải từ Lai Châu đến mũi Cà Mau.
D. Đất nước liền một dải từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau.
Câu 18. “Đây là một bộ luật đầy đủ… gồm hơn 700 điều, quy định khá đầy đủ
tội danh và hình phạt liên quan đến hầu hết các hoạt động xã hội, bảo vệ quyền
hành của giai cấp thống trị, một số quyền lợi chân chính của nhân dân và an
ninh đất nước”. Nhận xét trên đề cập đến bộ luật nào? A. Hoàng Việt luật lệ. B. Hình thư. C. Luật Gia Long. D. Luật Hồng Đức.
Câu 19. Dưới thời Lê Thánh Tông, Nho giá trở thành:
A. Hệ tư tưởng tốn giáo chính thống của triều đình và toàn xã hội.
B.Hệ tư tưởng độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.
C. Quốc giáo, được đông đảo vua quan và dân chúng tin theo.
D. Tôn giáo độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.
Câu 20. Lăng Minh Mạng ngày nay được đặt tại: A. Thừa Thiên Huế. B. Thanh Hóa. C. Nam Định D. Hà Nội.
Câu 21. “Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới
thịnh, khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho
mới có”. Câu nói trên phản ánh nội dung gì?
A. Chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê.
B. Chính sách coi trọng nhân tài, loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử của nhà Lê.
C. Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và tiến cử của nhà Lê.
D. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước dưới thời Lê.
Câu 22. Dưới thời Minh Mạng, triều đình tăng cường kiểm soát đối với vùng
dân tộc thiểu số thông qua việc:
A. Bỏ lưu quan, thiết lập chế độ thổ quan và quyền thế tập của các tù trưởng.
B. Đặt lưu quan, bãi bỏ chế độ thổ quan và quyền thế tập của các tù trưởng.
C. Đặt lưu quan, bãi bỏ chế độ thổ quan, trao quyền thế tập cho các tù trưởng.
D. Bỏ lưu quan và chế độ thổ quan, tăng cường quyền thế tập của các tù trưởng.
Câu 23. Hệ thống cơ quan phụ trách đạo thừa tuyên dưới thời vua Minh Mạng gồm:
A. Đô Ty, Thừa Ty, Hiến Ty.
B. Thừa Ty, Hiến Ty, Tam Ty. C. Tam Ty, Thông Chính Ty.
D. Đô Ty, Thừa Ty, Thông Chính Ty.
Câu 24. Mặt tích cực trong cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu XIX là:
A. Phát huy thành quả trong cải cách của Hồ quý Ly và Lê Thánh Tông thế kỉ XV.
B. Đổi mới và thống nhất hệ thống hành chính quốc gia.
C. Giải quyết được khủng hoảng toàn diện của xã hội phong kiến.
D. Chuyển sang một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm)
a. Trình bày nội dung cuộc cải cách của Lê Thánh Tông trên lĩnh vực chính trị.
b. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nào? Vì sao?
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách Minh
Mạng có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11
I. TRẮC NGHIỆM (6 Điểm) Đang cập nhật
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) a.
Cải cách về tổ chức bộ máy chính quyền
- Ở trung ương: Lê Thánh Tông tiến hành cải cách theo hướng hoàn thiện hệ
thống cơ quan, tập trung quyền lực vào tay nhà vua, đồng thời tăng cường chế
độ kiểm tra, giám sát và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan.
• Nhiều cơ quan, chức quan cũ bị bãi bỏ, đặc biệt là những cơ quan, chức
quan có nhiều quyền lực. Vị trí và vai trò của các chức quan đại thần suy giảm so với trước.
• Lục bộ trở thành 6 cơ quan chức năng cao cấp chủ chốt trong bộ máy
triều đình, do nhà vua trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm trước nhà
vua. Lục bộ cũng đồng thời chịu sự giám sát của Lục khoa tương ứng.
• Vua Lê Thánh Tông cho đặt thêm Lục tự, phụ trách một số nhiệm vụ cụ
thể, như: Hồng lô tự phụ trách tổ chức xướng danh những người thi đỗ
trong kì thi Đình; Đại lí tự phụ trách xét lại những án nặng (hình án) đã xử rồi....
• Hoàn thiện hệ thống các cơ quan chuyên môn như Thông chính ty, Quốc Tử Giám,...
- Ở địa phương: Lê Thánh Tông tổ chức lại hệ thống đơn vị hành chính, đồng
thời thiết lập hệ thống cơ quan, chức quan quản lí từ đạo đến phủ, huyện châu, xã. Cụ thể:
• Chia cả nước từ 5 đạo trước đây thành 12 đạo thừa tuyên. Đến năm 1471
lập thêm đạo thừa tuyên thứ 13 (Quảng Nam). Hệ thống cơ quan phụ
trách đạo thừa tuyên gồm: Đô ty (phụ trách quân sự), Thừa ty (phụ trách
hành chính, thuế khoá), Hiến ty (phụ trách thanh tra, xét hỏi kiện tụng, tuần hành).
• Bãi bỏ cấp lộ, trấn cũ; thiết lập hệ thống phủ, huyện/châu, xã cùng hệ
thống chức quan đứng đầu phủ, huyện/châu, xã gồm: tri phủ, tri huyện tri châu, xã trưởng.
- Lê Thánh Tông còn ban hành và thực hiện một số chính sách khác như:
• Hạn chế quyền lực của vương hầu, quý tộc;
• Quy định chế độ tuyển dụng, phẩm trật, lương bổng, khen thưởng, kỉ
luật đối với quan lại cùng quy chế làm việc của các cơ quan;
• Quy định thể thức công văn, giấy tờ, trang phục, lễ nghi ở triều đình;
• Sử dụng khoa cử là hình thức tuyển chọn nhân sự chủ yếu cho bộ máy chính quyền các cấp;
b. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông tập trung chủ yếu vào cải cách hành chính
Lê Thánh Tông tập trung chủ yếu vào cải cách hành chính bởi vì cuộc cải cách
trong bối cảnh đất nước sau một thời gian dài chiến tranh, khủng hoảng, bộ
máy hành chính nhà nước yếu kém về nhiều mặt . Ông đã kiên quyết thực hiện
cải cách hành chính, coi đó là điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển và
thực hiện các cải cách khác. Câu 2 (1,0 điểm).
- Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp
dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam:
• Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước;
• Xây dựng cơ cấu bộ máy nhà nước đơn gọn nhẹ, chặt chẽ;
• Phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và cán bộ, công
chức nhà nước theo nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh,
quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”.
• Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn nhân tài vào
đảm đương các chức vụ trong bộ máy hành chính nhà nước.
• Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính và đội ngũ
cán bộ, công chức có hiệu quả.
• Mở rộng diện và đối tượng áp dụng chế độ “hồi tỵ” để giảm bớt những
tiêu cực trong nền hành chính nhà nước.
- Ví dụ cụ thể (về chế độ “hồi tỵ”)
Một vấn đề lớn đang đặt ra trong cải cách hành chính của Việt Nam hiện nay là:
tình trạng bè phái, gia đình, tư tưởng “một người làm quan, cả họ được nhờ”…
đang rất phổ biến trong các cơ quan hành chính nhà nước. Tình trạng này dẫn
đến nhiều hệ lụy tiêu cực, như: nâng đỡ, bao che cho nhau; đánh giá, khen
thưởng, kỷ luật, đề bạt cán bộ công chức thiếu khách quan, không dựa trên
năng lực và kết quả làm việc; nội bộ mất đoàn kết, không huy động được các
thành viên trong tổ chức phấn đấu vì mục tiêu chung; khiến cho niềm tin của
người dân vào chính quyền suy giảm,… Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu và áp
dụng chế độ “hồi tỵ” ở phạm vi và đối tượng rộng hơn để giảm bớt những tiêu
cực trong bộ máy hành chính.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU MỨC ĐỘ
Tổng số câu Điểm CHỦ ĐỀ
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD cao số
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông 4 1 ý 4 1 ý 4 12 1 6 (thế kỉ XV) Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa 4 4 4 1 12 1 4 đầu thế kỉ XIX) Tổng số câu 8 1 ý 8 1 ý 8 0 0 1 24 2 10,0 TN/TL Điểm số 2,0 2,0 2,0
1,0 2,0 0 0 1,0 6,0 4,0 10,0 4,0 điểm 3,0 điểm
2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm 10 Tổng số điểm điểm 40 % 30 % 20 % 10 % 100 %
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU Số ý TL/ Câu hỏi Số câu hỏi TN Nội dung Mức độ
Yêu cầu cần đạt TL TL TN TN (số (số (số ý) câu) (số ý) câu)
MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG 24 2
LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) - Nêu được bối cảnh
lịch sử nội bộ triều đình thời Lê sơ. - Trình bày được mô hình tổ chức hành chính thuộc thời Lê sơ sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông. Cuộc cải cách của Lê
- Xác định được vị trí Thánh của Nho giáo dưới C1, C10, Nhận biết 4 1 ý C1a Tông (thế thời Lê Thánh Tông. C19, C23 kỉ XV) - Xác định được hệ thống cơ quan phụ trách đạo thừa tuyên dưới thời vua Minh Mạng. - Trình bày được nội dung cuộc cải cách của Lê Thánh Tông trên lĩnh vực chính trị.
- Tìm được ý không phải là chính sách về kinh tế trong cải cách của vua Lê Thánh Tông. - Tìm được ý không phải là một trong những nghi thức tôn vinh những người thi
đỗ tiến sĩ dưới thời Lê sơ. - Trình bày được C5, C6,
Thông hiểu chính sách ưu đãi đặc 4 1 ý C1b
biệt của nhà nước với C7, C14 binh lính dưới thời Lê Thánh Tông. - Tìm được ý không
đúng khi nói về kết
quả cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.
- Giải thích được lí do cuộc cải cách của Lê Thánh Tông tập trung chủ yếu vào lĩnh vực hành chính.
- Lý giải được tại sao vua Lê Thánh Tông
lại xóa bỏ hầu hết các chức quan đại thần có C8, C11, Vận dụng 4 quyền lực lớn và chỉ C18, C21
giữ lại một số ít quan đại thần để cùng vua bàn bạc công việc cần thiết. - Nêu được ý nghĩa
câu “Tất cả đều liên quan với nhau, ràng
buộc lẫn nhau” trong lời dụ của vua Lê Thánh Tông. - Nêu được tên bộ luật qua đoạn tư liệu giới thiệu. - Nêu được nội dung phản ánh qua đoạn tư liệu.
- Xác định được ba cơ quan ở trung ương
được thành lập mới từ sau cải cách của Minh Mạng. - Nêu được tình hình
an ninh – xã hội ở các địa phương trước khi diễn ra cuộc cải cách Cuộc cải của Minh Mạng. cách của C2, C9,
Minh Mạng Nhận biết - Nêu được tên cơ 4 C12,C15, (nửa đầu quan có nhiệm vụ can thế kỉ XIX) gián nhà vua, giám sát, vạch lỗi các cơ quan, quan lại, các
cấp từ trung ương đến địa phương. - Nêu được bộ máy hành chính của triều đình nhà Nguyễn trước khi diễn ra cuộc cải cách Minh Mạng. - Nêu được ý nghĩa nổi bật nhất trong cuộc cải cách của vua Minh Mạng. - Trình bày được nội dung của chế độ hồi tỵ.
- Tìm được ý không Thông hiể C3, C13,
u phải là căn cứ để bố 4 trí chứ C16, C22 c quan ở địa phương trong cải cách của vua Minh Mạng? - Trình bày được biểu hiện tăng cường kiểm soát đối với vùng dân
tộc thiểu số của triều đình dưới thời Minh Mạng. - Giải thích câu “Khiến cho ràng rịt nhau mới mong đến
được thịnh trị” trong đoạn tư liệu. - Nêu được địa phương (tỉnh) đặt Lăng Minh Mạng. C4, C17. Vận dụng 4 - Nêu được một trong C20, C24 những điểm giống nhau giữa bản đồ hành chính thời Minh Mạng với bản đồ hành chính hiện nay. - Nêu được mặt tích cực trong cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu XIX. Nêu được một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách Minh Vận dụng Mạng có thể vận 1 C2 cao dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước hiện nay.