Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 sách CTST - Đề 1
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 sách CTST - Đề 1 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề giữa HK2 Ngữ Văn 10
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn - lớp 10
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...
Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.
(Tinh tuyển văn học Việt Nam - tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945, Trung tâm Khoa
học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004)
Câu 1: Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của trích đoạn thơ trên. A. Sinh hoạt B. Báo chí C. Nghệ thuật D. Chính luận
Câu 2: Câu văn nào dưới đây khái quát đúng nhất về nội dung bài thơ?
A. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, đặc biệt là khung cảnh mùa thu của nhà thơ.
B. Bài thơ thể hiện khung cảnh mùa thu đẹp nhưng đượm buồn, qua đó thể hiện tâm hồn
nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ trước những chuyển biến của đất trời.
C. Bài thơ thể hiện khung cảnh mùa thu và sự tiếc nuối khi mùa thu trôi qua quá nhanh.
D. Bài thơ khắc họa khung cảnh mùa thu để làm nền cho những người thiếu nữ với tâm hồn đa sầu đa cảm.
Câu 3: Thời điểm mùa tác giả viết bài thơ là:
A. Chuyển giao từ mùa hạ sang thu B. Giữa mùa thu C. Cuối mùa thu
D. Chuyển giao từ mùa thu sang đông
Câu 4: Đề tài được đề cập đến trong bài thơ là: A. Tình yêu lứa đôi
B. Tình yêu quê hương, đất nước C. Thiên nhiên D. Chiến tranh
Câu 5: Xác định hình thức ẩn dụ được sử dụng trong câu thơ “Với áo mơ phai dệt lá vàng” A. Ẩn dụ hình thức B. Ẩn dụ cách thức C. Ẩn dụ phẩm chất
D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu 6: Vì sao nhà thơ lựa chọn hình ảnh người thiếu nữ để mở đầu và kết thúc bài thơ?
A. Vì thiếu nữ là những người con gái đáng yêu, đáng mến
B. Vì thiếu nữ là những người đa sầu, đa cảm
C. Vì thiếu nữ là hiện thân cho vẻ đẹp của mùa thu với tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động
D. Vì thiếu nữ là chuẩn mực của vẻ đẹp trong quan niệm của nhà thơ
Câu 7: Phân tích ý nghĩa của từ “rũa” trong câu thơ “Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh”
Câu 8: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu bài thơ.
Câu 9: Viết đoạn văn (5-7 câu) cảm nhận vẻ đẹp mùa thu và tâm hồn nhà thơ trong trích đoạn.
II. LÀM VĂN (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận bàn về tình yêu thiên nhiên của con người.