-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi giữa học kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2024 - 2025 - Đề số 3 | Bộ sách Kết nối tri thức
Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu: Em hãy đọc thầm đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo. Nước trườn qua kẽ lá, lách qua những mỏn đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Bên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường ven theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại. 2. Mục đích chính của đoạn văn trên là tả cái gì? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Chủ đề: Đề giữa HK1 Tiếng việt 3
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức - Đề số 3
Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu
Em hãy đọc thầm đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo.
Nước trườn qua kẽ lá, lách qua những mỏn đá ngầm, tung bọt trắng xoá
như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Bên đường là
sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường ven
theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Con
đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đón mừng
cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá,
hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại. (Theo Vi Hồng)
1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào? A. vùng núi B. vùng biển C. vùng đồng bằng
2. Mục đích chính của đoạn văn trên là tả cái gì? A. tả con suối B. tả con đường C. tả ngọn núi
3. Đâu là từ chỉ hoạt động trong câu sau?
Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo. A. vượt qua B. suối nước C. trong veo
4. Con đường vào bản đã nhiều lần đưa tiễn những ai? A. tôi và bố mẹ tôi
B. người bản tôi và cô giáo C. người thân của tôi
Câu 2. Em hãy chỉ ra từ so sánh và sự vật được so sánh trong câu sau:
Con đường ven theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Phần 2: Kiểm tra viết 1. Nghe - viết
Sát hàng rào là một thế giới của những cây đuôi lươn dáng mềm, lá dài
như những dải lụa. Cạnh đấy, những bụi cỏ may nở những cánh hoa li ti.
Hàng xóm của hoa là những bụi cỏ đã kết từng hạt nhỏ như hạt bụi.
2. Luyện từ và câu
Câu 1: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
(sầm uất, sáng trưng, san sát, tấp nập, nhộn nhịp)
Từ bé, tôi đã quen với cảnh …………… của phố xá: xe cộ đi
lại ……………, nhà cửa ……………, công viên rợp bóng cây xanh cùng
những trung tâm thương mại ……………. . Ban đêm, đèn
điện …………… như ban ngày.
Câu 2. Hoàn thành các yêu cầu sau:
a. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
Những cánh rừng Việt Bắc xanh ngút ngàn từ bao đời nay.
.......................................................................................................................
Bạn ấy là người thông minh nhất em từng gặp.
.......................................................................................................................
b. Điền chữ cái thích hợp vào chỗ trống:
l hoặc n - thiếu …iên - …iên lạc - xóm …àng - …àng tiên g hoặc gh - …ần gũi - gồ …ề - …i bài - gặp …ỡ 3. Tập làm văn
Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu, nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với
một người bạn trong lớp.
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Đáp án Đề thi giữa học kì 1 Tiếng việt lớp 3
Phần I. Kiểm tra đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1: (2 điểm, mỗi ý đúng 0,5 điểm) 1. A. vùng núi
2. B. tả con đường 3. A. vượt qua
4. B. người bản tôi và cô giáo
Câu 2: (1 điểm, mỗi ý đúng 0,5 điểm) - Từ so sánh: như
- Sự vật được so sánh: con đường
Phần II. Luyện tập (7 điểm)
1. Nghe viết (1 điểm) Chính tả - Yêu cầu:
+ Tốc độ viết ổn định, không quá chậm.
+ Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc.
+ Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét.
+ Trình bày sạch sẽ, gọn gàng.
2. Luyện từ và câu (3 điểm)
Câu 1: (1 điểm, mỗi phần 0,2 điểm)
Từ bé, tôi đã quen với cảnh sầm uất của phố xá: xe cộ đi lại tấp nập, nhà
cửa san sát, công viên rợp bóng cây xanh cùng những trung tâm thương
mại nhộn nhịp. Ban đêm, đèn điện sáng trưng như ban ngày. Câu 2: (2 điểm)
a. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: (1 điểm, mỗi ý 0,5 điểm)
- Những cánh rừng Việt Bắc như thế nào?
- Ai là người thông minh nhất em từng gặp?
b. Điền đúng chính tả các từ (1 điểm, mỗi ý đúng 0,125 điểm)
l hoặc n - thiếu niên - liên lạc - xóm làng - nàng tiên g hoặc gh - gần gũi - gồ ghề - ghi bài - gặp gỡ
3. Tập làm văn (3 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn từ 5 – 7 câu, nêu được tình cảm, cảm
xúc của em đối với một người bạn trong lớp, câu văn viết đủ ý, trình bày
bài sạch đẹp, rõ ràng.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài
xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Bài làm: Thúy Nga là bạn cùng bàn của tôi trong lớp học. Với vẻ ngoài
xinh xắn và mái tóc xù nổi bật, cô ấy luôn thu hút sự chú ý. Thúy Nga là
một học sinh chăm chỉ, luôn nhận được lời khen ngợi từ giáo viên. Bạn
ấy thường nhắc nhở tôi về việc ôn bài và kiểm tra sách vở trước khi kết
thúc giờ học. Nhờ có bạn ấy, tôi luôn nhớ các bài tập được giao. Thúy
Nga là người bạn tốt nhất của tôi.