-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi giữa kì 1 năm 2021 - 2022 Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề thi giữa kì 1 năm 2021 - 2022 Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (ĐHCN) 27 tài liệu
Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội 262 tài liệu
Đề thi giữa kì 1 năm 2021 - 2022 Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề thi giữa kì 1 năm 2021 - 2022 Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (ĐHCN) 27 tài liệu
Trường: Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội 262 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
7DLOLHX918FRP
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM 2021 - 2022
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (POL1001 1)
Họ tên sinh viên: Điểm Mã sinh viên: Đề bài
Câu 1: Anh/chị hãy phân tích thời kỳ 1911-1920 trong quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh. Tại sao nói đây là thời kỳ hình thành tư tưởng cứu nước và giải phóng
dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản?
Câu 2: Anh/chị hãy phân tích nội dung khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh Bài làm Câu 1:
Thời kỳ từ năm 1911 đến năm 1920 trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh:
Trong thời kì 1911 – 1920, Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc theo
con đường của cách mạng vô sản được hình thành từng bước trong quá trình Hồ Chí Minh
đi tìm đường cứu nước; đó là quá trình sống, làm việc, học tập, nghiên cứu lý luận và tham
gia đấu tranh trong thực tế cách mạng ở nhiều nước trên thế giới.
Trước hết, Người xác định đúng bản chất, thủ đoạn, tội ác của chủ nghĩa thực dân và
tình cảnh nhân dân các nước thuộc địa. Mùa hè năm 1911, Hồ Chí Minh rời Tổ quốc sang
phương Tây tìm đường cứu nước. Đó là việc làm mới mẻ, chưa có tiền lệ, khác với hướng
đi truyền thống sang phương Đông của các bậc tiền bối. Năm 1911 – 1917, từ Pháp, Hồ Chí
Minh đến nhiều nước trên thế giới. Qua cuộc hành trình này, ở Người hình thành một nhận
thức mới: Nhân dân lao động ở các nước, trong đó có giai cấp công nhân, đều bị bóc lột có
thể là bạn của nhau; còn chủ nghĩa đế quốc, bọn thực dân ở đâu cũng là kẻ bóc lột, là kẻ thù của nhân dân lao động. Trang 1 / 6 7DLOLHX918FRP
Năm 1917, Người trở lại Pháp và tham gia phong trào công nhân Pháp đấu tranh chống
chủ nghĩa thực dân. Năm 1919, Hồ Chí Minh gia nhập Đảng Xã hội của giai cấp công nhân
pháp bởi theo Người đây là tổ chức theo đuổi lý tưởng cao quý: “Tự do, bình đẳng, bác ái”
Bước nhận thức mới về quyền tự do, dân chủ của nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh
diễn ra qua hoạt động Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, lấy tên
Nguyễn Ái Quốc, gửi Yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Vécxây (18/6/1919) để
đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Đây là tiếng nói chính nghĩa đầu tiên của
đại biểu phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam trên diễn đàn quốc tế, ảnh hướng lớn đến
các phong trào yêu nước.
Hồ Chí Minh đã tìm thấy và xác định rõ phương hướng đấu tranh giải phóng dân tộc
Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản qua nghiên cứu “Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin và nhiều tài liệu liên quan đến
Quốc tế Cộng sản vào tháng 7 năm 1920. Với những nhận thức cách mạng mới, Hồ Chí
Minh cùng những người phái tả trong Đảng Xã hội Pháp tại Đại hội ở thành phố Tua (25 -
30/12/1920) bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp,
trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời
của Hồ Chí Minh, bước ngoặt chủ nghĩa yêu nước kết hợp chặt chẽ với lập trường cách mạng vô sản.
Đây là thời kỳ hình thành tư tưởng cứu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam theo
con đường cách mạng vô sản vì:
Ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng ra đi
tìm đường cứu nước. Hành trang mà Người mang theo là lòng yêu nước nhiệt thành và quyết
tâm “làm bất cứ việc gì để sống và để đi” nhằm thực hiện hoài bão tìm ra con đường cứu
nước, cứu dân. Thế nhưng, ở thời điểm này, việc đi tới đâu là điều mà Người cũng chưa biết trước.
Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Tất Thành đã tận dụng mọi cơ hội để được đến
nhiều nước thuộc các đại lục, đặc biệt ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp.
Người tranh thủ mọi điều kiện để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình Trang 2 / 6 7DLOLHX918FRP
vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và
thuộc địa. Sau quá trình nghiên cứu, Người đã rút ra kết luận: Cách mạng tư sản ở các quốc
gia nói trên “làm chưa đến nơi” vì nhân dân vẫn đói khổ, thành ra cách mạng thành công cả
trăm năm mà người dân vẫn mưu toan làm cách mạng một lần nữa, phương pháp cách mạng
của các nước này tuy hay nhưng không áp dụng cho nước ta được.
Mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, qua nhiều năm bôn ba ở nước ngoài,
Hồ Chí Minh đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường cách mạng đúng đắn -
con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc,
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Hồ Chí Minh lựa chọn con
đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga (1917),
bởi theo Người: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành
công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”.
Tháng 7 năm 1920, Hồ Chí Minh đọc “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về các vấn đề
dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin. Luận cương đã giải đáp cho Hồ Chí Minh những băn khoăn
về con đường giành độc lập, tự do cho dân tộc, trả lời câu hỏi ai là người lãnh đạo, lực lượng
tham gia và mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng ở các nước thuộc địa với cách mạng vô
sản ở chính quốc… Luận cương đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thế giới quan cộng
sản của Hồ Chí Minh. Người đọc đi đọc lại nhiều lần và qua lăng kính chủ nghĩa yêu nước
chân chính, Người nhận thấy trong đó con đường giải phóng đất nước khỏi ách thực dân.
Từ thời điểm đó, Nguyễn Ái Quốc theo sát những sự kiện chính trị thế giới đang diễn ra
dồn dập, tác động mạnh đến chính trường nước Pháp, đặc biệt là Đại hội II của Quốc tế Cộng
sản. Tiếp sau đó, tháng 9 - 1920, Người theo sát tiến trình Đại hội I các dân tộc phương
Đông, nhằm đưa đường lối, chính sách của Đại hội II Quốc tế Cộng sản vào cuộc sống, mà
trước hết là tư tưởng “đoàn kết phương Tây vô sản và phương Đông bị áp bức”. Tư tưởng
đó được thể hiện rõ trong khẩu hiệu chiến đấu đưa ra trong Đại hội: “Vô sản tất cả các nước
và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!”.
Như vậy, từ khi rời bến cảng Sài Gòn, lênh đênh trên các đại dương, cập bến bốn châu
lục, vừa lao động kiếm sống, vừa trải nghiệm, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc có sự chuyển Trang 3 / 6 7DLOLHX918FRP
biến lớn lao, từ sự đồng cảm với các dân tộc cùng cảnh ngộ, đến với chủ nghĩa quốc tế.
Người đã nhìn thấy khả năng thực hiện ba mục tiêu lớn: Giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp và giải phóng con người.
Bước ngoặt lớn trong sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh là khi Người
giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho dân tộc mình.
Chúng ta biết rằng, mặc dù rất kính trọng các chí sĩ yêu nước của dân tộc, nhưng ngay từ
đầu, Hồ Chí Minh không lựa chọn con đường của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn
Thái Học… Bởi lẽ, Người thấy rất rõ rằng, chỉ có cách mạng vô sản mới thực sự giải phóng
dân tộc mình khỏi ách thống trị của đế quốc, thực dân, mới thực hiện được độc lập, tự do
cho Tổ quốc, hoà bình và hạnh phúc cho nhân dân.
Luận cương của Lê-nin đã mở ra con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa
Mác - Lênin và chính Luận cương của Lê-nin đã tạo ra bước ngoặt căn bản về chất trong sự
phát triển nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu
nước đến Chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu
nước trở thành người cộng sản. Hồ Chí Minh rút ra kết luận quan trọng: “muốn cứu nước
và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Câu 2:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2011) nêu khái
niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” như sau:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và
quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi . ”
Khái niệm đó đã nêu rõ nội hàm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, nguồn gốc lý luận
cũng như giá trị của tư tưởng đó: Trang 4 / 6 7DLOLHX918FRP
Một là, khái niệm này đã nêu rõ bản chất khoa học và cách mạng cũng như nội dung cơ
bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ đó phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách
mạng Việt Nam. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh tập trung bàn đến các vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam, bao gồm: xác định con đường của cách mạng Việt Nam; mục tiêu,
nhiệm vụ cách mạng; lực lượng tiến hành; phương pháp tiến hành và giai cấp lãnh đạo cách
mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về mục tiêu xây
dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Để đạt được mục tiêu đó, con đường phát triển
của dân tộc Việt Nam là độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu và con đường này
đúng theo lý luận Mác-Lênin; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và
sự quản lý của Nhà nước cách mạng; xác định lực lượng cách mạng là toàn thể nhân dân
Việt Nam yêu nước, xây dựng con người Việt Nam có năng lực và phẩm chất đạo đức cách
mạng; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại trên cơ sở quan hệ quốc tế hòa
bình, hợp tác, hữu nghị, cùng phát triển; với phương pháp cách mạng phù hợp, …
Hai là, nêu lên nguồn gốc lý luận hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh là vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin – giá trị cơ bản nhất trong quá trình hình thành và phát triển
của tư tưởng Hồ Chí Minh – vào điều kiện cụ thể của nước ta; đồng thời Hồ Chí Minh còn
bắt nguồn từ việc Người tiếp thu các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn
hóa nhân loại. Hồ Chí Minh nhận định, đánh giá, phân tích, tổng kết rất nhiều những học
thuyết, quan điểm khác nhau và đặc biệt là những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn một cách
khoa học, để từ đó nâng trí tuệ của Người lên một tầm cao mới, tìm ra con đường cứu nước
đúng đắn – con đường cách mạng vô sản. Bác đã tiếp thu có chọn lọc các yếu tố tích cực,
biết kế thừa có phê phán, chọn lọc mọi tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho tư tưởng của mình.
Ba là, khái niệm đó đã nêu lên giá trị, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định tư
tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta,
mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Cùng với chủ nghĩa Mác- Trang 5 / 6 7DLOLHX918FRP
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành làm nên nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khái niệm khoa học, vì thế hết sức cô đọng, chặt chẽ, có
nội hàm lý luận cao, có sức sống mãnh liệt và giá trị lý luận, thực tiễn rất to lớn không những
với cách mạng Việt Nam mà còn đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng giai cấp, giải
phóng loài người trên phạm vi toàn thế giới.
---------------------------------------------------HẾT---------------------------------------------------- Trang 6 / 6