-
Thông tin
-
Quiz
Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT TP Yên Bái năm học 2018 - 2019
Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT TP Yên Bái năm học 2018 - 2019 là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Ngữ văn lớp 9 cũng như luyện tập nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi Ngữ Văn 9 11 tài liệu
Ngữ Văn 9 830 tài liệu
Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT TP Yên Bái năm học 2018 - 2019
Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT TP Yên Bái năm học 2018 - 2019 là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Ngữ văn lớp 9 cũng như luyện tập nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.
Chủ đề: Đề thi Ngữ Văn 9 11 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 9 830 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
UBND THÀNH PHỐ YÊN BÁI
KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
Năm học: 2018 - 2019
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
“... Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh?
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
(Nguyễn Du - Truyện Kiều,
SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)
a) Hãy nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
b) Hãy nêu nghệ thuật đặc sắc nhất tác giả đã sử dụng trong đoạn thơ và tác
dụng của bút pháp nghệ thuật đó.
c) Qua đoạn thơ trên, em có suy nghĩ gì về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiên? Câu 2: (2 điểm)
a) Trước khi Đội tuyển bóng đá nam Quốc gia Việt Nam giành chức vô địch
AFF Cup 2018 (tối ngày 15/12/2018), thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã viết
bức thư động viên đội bóng, trong đó có câu: “Dưới cờ oai nghiêm sao vàng
bay, hãy bình tĩnh, tự tin, thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo của Tổ quốc Việt
Nam thân yêu”. Em hãy chuyển lời động viên của Thủ tướng sang lời dẫn gián tiếp. b) Câu tục ngữ:
“Kim vàng ai nỡ uốn câu,
Người khôn ai lỡ nói nhau nặng lời.”
Có liên quan đến phương châm hội thoại nào? Em hãy trình bày hiểu biết của
mình về phương châm hội thoại đó. Từ đó, em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
c) Có lần, một giáo sư Việt Nam được nữ học viên nước ngoài đang học tiếng
Việt mời dự đám cưới. Trong thư có câu:
- Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự.
Câu mời trên (phần in nghiêng) đã nhầm lẫn ở từ nào? Em hãy sửa lại từ đó cho đúng?
Câu 3: (5 điểm) Chọn một trong hai đề dưới đây:
Đề 1: Em hãy kể lại một tiết học môn Ngữ văn trong nhà trường mà em cảm
thấy thích thú và bổ ích. (Lưu ý: học sinh không ghi tên giáo viên và tên lớp trong bài viết).
Đề 2: Em hãy tưởng tượng mình đã được gặp gỡ và trò chuyện với anh thanh
niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long và kể lại câu chuyện đó. Hết