Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn trường THCS Võ Thị Sáu, Hòa Bình năm học 2018 - 2019
Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn trường THCS Võ Thị Sáu, Hòa Bình năm học 2018 - 2019 là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Ngữ văn lớp 9 cũng như luyện tập nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.
Preview text:
PHÒNG GD&ĐT TP HÒA BÌNH
KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9
TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU
Năm học: 2018 - 2019
Thời gian làm bài: 90 phút
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng rồi ghi tờ giấy thi
(từ 1 đến 8, mỗi câu đúng được 0,25 điểm):
Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa của Bầu Việt là tỉ
A. Người cháu; B, Người bà
C. Người bố; D, Người mẹ
Câu 2: Cụm từ nô nức yến anh trong câu thơ Gần xa nô nức yến anh biểu thị phép tu từ gì? A. Liệt kê; B. Nhân hóa C. Hoán dụ, D. Ẩn dụ.
Câu 3: Lí do chính để bé Thu không tin ông Sáu là ba nó trong truyện Chiếc lược ngà là gì?
A. Vì ông Sáu già hơn trước
B. Vì mặt ông Sáu có thêm vết sẹo
C. Vì ông Sáu không hiền như trước
D. Vì ông Sáu đi lâu, Thu quên,
Câu 4: Người kể chuyện trong tác phẩm Làng là ai? A. Ông Hai. B. Bác Thứ.
C. Không xuất hiện. D. Bác Ba.
Câu 5: Trong văn bản Ánh trăng, khi nào tác giả coi vầng trăng như người dưng qua đường?
A. Khi ở rừng; B. Khi ở nông thôn
C. Khi ở thành phố; D. Khi ở ngoại ô.
Câu 6: Văn bản nào có nội dung ca ngợi những con người lao động, thầm lặng,
sông cống hiến cho quê hương, tổ quốc?
A. Lặng lẽ Sa Pa; B. Làng
C. Chiếc lược ngày D. Cố hương
Câu 7: Nhân vật trung tâm của Cố hương là ai?
A. Nhuận Thổ; B. Nhân vật tôi
C. Thím Hải Dương; D. Mẹ của nhân vật tôi.
Câu 8: Câu thơ Kiều càng sắc sảo mặn mà nói về vẻ đẹp nào của Thúy Kiều?
A. Nụ cười và giọng nói: B. Khuôn mặt và hàm răng:
C. Trí tuệ và tâm hồn; D. Làn da và mái tóc.
II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi TRỨNG VỊT MUỐI
Hai anh em nhà nọ vào quán ăn cơm. Nhà quán dọn cơm trứng vịt nuôi cho ăn. Người em hỏi anh:
- Cùng là trứng vịt sao quả này lại mặn nhỉ?
- Chú hỏi thế người ta cười cho đấy. - Người anh bảo - Quả trứng vịt muối mà cũng không biết.
- Thế trứng vịt muối ở đâu ra? Người anh bảo:
- Chú này kém thật! Có thế mà không biết. Con vịt muối thì nó đẻ ra trứng, vịt muối chứ sao!
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
a. Câu trả lời cuối cùng của người anh (Con vịt muối thì nó đẻ ra trứng vịt muối
chứ sao!) đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? .
b. Nguyên nhân nào khiến anh ta vi phạm phương châm hội thoại đó?
c. Em chọn câu nào trong những thành ngữ sau để nhận xét về cách nói năng
của anh chàng trong câu chuyện trên? (Khua môi múa mép; Nói dơi nói chuột;
Nói nhăng nói cuội; Ăn ốc nói mò)
d. Lẽ ra người anh phải trả lời người em như thế nào? Hãy viết hộ anh ta câu
trả lời (tuân thủ phương châm hội thoại).
Câu 2: (6,0 điểm)
Trong vai cô kĩ sư, kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện với anh thanh niên trong
“Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thanh Long.