-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều - Đề 4
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều - Đề 4 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Đề HK1 Ngữ Văn 8 27 tài liệu
Ngữ Văn 8 1.2 K tài liệu
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều - Đề 4
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều - Đề 4 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề HK1 Ngữ Văn 8 27 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 8 1.2 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 8
Preview text:
UBND HUYỆN …….. ĐỀ KIỂM TRA
TRƯỜNG THCS ………..
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn 8
Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề
I. Đọc hiểu (6 điểm)
“Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.” (Chân quê, Nguyễn Bính)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Sáu chữ B. Tám chữ C. Tự do D. Lục bát
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận
Câu 3. Những hình ảnh cho thấy nhân vật “em” đã thay đổi? A. Khăn nhung quần lĩnh B. Áo cài khuy bấm C. Cả A, B đều đúng B. Cả A. B đều sai
Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? A. Điệp ngữ B. Liệt kê C. Hoán dụ D. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Chọn từ Hán Việt trong các từ dưới đây? A. tứ thân B. cái yếm C. khuy bấm D. đầu làng
Câu 6. Chàng trai muốn nhắn nhủ điều gì qua câu thơ: “Van em! Em hãy
giữ nguyên quê mùa”?
A. Trân trọng vẻ đẹp quê mùa
B. Giữ gìn những nét đẹp truyền thống
C. Sống đúng với vẻ đẹp tự nhiên
D. Đừng chạy theo trào lưu hiện đại
Câu 7. Hình ảnh “hoa chanh, vườn chanh” trong câu thơ “Hoa chanh nở
giữa vườn chanh” mang ý nghĩa biểu tượng cho điều gì? A. Vẻ đẹp thôn quê
B. Sự hòa hợp, tương xứng giữa con người và hoàn cảnh sống
C. Suy nghĩ tôn trọng vẻ đẹp dân tộc của thế hệ trước
D. Tình yêu quê hương, đất nước
Câu 8. Lời lẽ của chàng trai đối với cô gái trong bài thơ như thế nào?
A. Nhẹ nhàng, van nài và thiết tha B. Phê phán, mỉa mai C. Lạnh lùng, bình thản D. Thân mật, trìu mến
Câu 9. Theo em, từ “chân quê” được hiểu như thế nào?
Câu 10. Anh/ chị cần làm gì trong việc giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống? II. Viết (4 điểm)
Đề bài: Anh/chị hãy viết bài văn giải thích một hiện tượng tự nhiên. ĐÁP ÁN ĐỀ THI Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 điểm 1 D 0,5 2 C 0,5 3 C 0,5 4 D 0,5 5 A 0,5 6 B 0,5 7 B 0.5 8 A 0.5 7
- Mức tối đa: HS giải thích được cách hiểu về từ “chân 1,0
quê”: sự mộc mạc, chân chất, đằm thắm của vẻ đẹp truyền thống
- Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào bài làm của HS để 0,5 - 0,75 cho điểm phù hợp.
- Mức chưa đạt: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai 0,0 hoàn toàn. 8
- Mức tối đa: HS nêu được những việc cần làm để giữ 1,0
gìn văn hóa truyền thống:
⚫ Tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc
⚫ Tích cực phát huy những giá trị văn hóa truyền thống …
- Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào bài làm của HS để 0,5 - 0,75 cho điểm phù hợp.
- Mức chưa đạt: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai 0,0 hoàn toàn. II VIẾT 4,0 điểm
a. Đảm bảo về hình thức: bố cục 3 phần (MB, TB , 0,25 KB)
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: thuyết minh về một 0,25 hiện tượng tự nhiên
c. HS có trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: (1). Mở bài 0,5
⚫ Nêu tên hiện tượng tự nhiên.
⚫ Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên. (2). Thân bài 2,0
⚫ Khái niệm của hiện tượng tự nhiên.
⚫ Nguyên nhân, cơ chế hình thành hiện tượng tự nhiên.
⚫ Lợi ích hoặc tác hại của hiện tượng tự nhiên.
⚫ Liên hệ mở rộng về các vấn đề liên quan đến hiện tượng tự nhiên. (3). Kết bài
Trình bày sự việc cuối/kết quả của hiện tượng tự nhiên 0,5
hoặc tóm tắt nội dung đã giải thích.
d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, dùng 0,25
phương tiện liên kết câu ...
Document Outline
- ĐÁP ÁN ĐỀ THI