Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều - Đề 5
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều - Đề 5 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
UBND HUYỆN …….. ĐỀ KIỂM TRA
TRƯỜNG THCS ………..
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn 8
Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề
I. Đọc hiểu (6 điểm)
“Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều
là những hạt lúa tốt, đều to khoẻ và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ
nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả
thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh
dưỡng mà ta đang có, ta sẽ cứ ở khuất trong kho lúa thôi”. Còn hạt lúa
thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật
sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó
chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp
ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát
tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó
lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…”
(Câu chuyện về hai hạt lúa, Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 2. Hạt lúa thứ nhất tượng trưng cho kiểu người nào trong xã hội?
A. Dũng cảm, dám đương đầu thử thách
B. Hèn nhát, sợ khó khăn
C. Lười biếng, chỉ thích hưởng thụ
D. Siêng năng, chăm chỉ làm việc
Câu 3. Đâu là từ Hán Việt? A. hạt lúa B. cánh đồng C. dinh dưỡng D. góc nhà
Câu 4. Vì sao hạt lúa thứ hai ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất?
A. Vì nó muốn có cuộc đời mới
B. Vì nó thích được gieo xuống đất
C. Vì nó không muốn ở mãi trong kho
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 5. Câu văn “Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ
mang gieo xuống đất” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Nhân hóa C. Điệp ngữ D. Đảo ngữ
Câu 6. Điều gì đã xảy ra với hạt lúa thứ hai?
A. Bị héo khô nơi góc nhà
B. Dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt
C. Chết dần chết mòn trong kho thóc
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 7. Đâu là từ láy? A. chắc mẩy B. nát tan C. sung sướng D. vàng óng
Câu 8. Từ hình ảnh hạt lúa thứ nhất bị héo khô, tác giả muốn phê phán điều gì?
A. Sự hèn nhát, không dám đương đầu với khó khăn, thử thách
B. Sự ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân
C. Sự vô cảm, không quan tâm đến người khác
D. Sự kiêu ngạo, coi thường mọi người
Câu 9. Thông điệp được gửi gắm trong văn bản trên là gì?
Câu 10. Nếu phải lựa chọn, anh/chị sẽ lựa chọn cách sống của hạt lúa thứ
nhất hay thứ hai? Vì sao? II. Viết (4 điểm)
Đề bài: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề
chủ quyền lãnh thổ dân tộc. ĐÁP ÁN ĐỀ THI Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 điểm 1 A 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 A 0,5 5 B 0,5 6 B 0,5 7 C 0.5 8 A 0.5 7
- Mức tối đa: HS nêu được thông điệp của văn bản: 1,0
thông qua câu chuyện về hạt lúa, tác giả gửi gắm
thông điệp về việc lựa chọn cách sống 0,5 - 0,75
- Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm phù hợp.
- Mức chưa đạt: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn. 0,0 8
- Mức tối đa: HS tự chọn cách sống và giải thích lí do 1,0 cho hợp lí
- Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào bài làm của HS để 0,5 - 0,75 cho điểm phù hợp.
- Mức chưa đạt: HS không có câu trả lời hoặc trả lời 0,0 sai hoàn toàn. II VIẾT 4,0 điểm
a. Đảm bảo về hình thức: bố cục 3 phần (MB, TB , 0,25 KB)
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận về một vấn 0,25
đề trong đời sống (chủ quyền lãnh thổ dân tộc)
c. HS có trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: (1). Mở bài 0,5
Nêu vấn đề cần được nghị luận: chủ quyền lãnh thổ dân tộc (2). Thân bài 2,0
- Chủ quyền lãnh thổ dân tộc là gì?
- Những biểu hiện của việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc
- Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ lãnh thổ dân tộc.
- Liên hệ đến bản thân người viết. (3). Kết bài 0,5
Nêu ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động.
d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, dùng 0,25
phương tiện liên kết câu ... MA TRẬN ĐỀ THI Tổng
Mức độ nhận thức % điểm Nội dung/ T Kĩ đơn vị Vận dụng T năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng kiến cao thức TN TN TN TN TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ 1 Đọc Thơ/ 3 0 5 0 0 2 0 60 hiểu Truyện 2 Viết Thuyết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 minh giải thích một hiện tượng/ Nghị luận về một vấn đề của đời sống Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40%
Document Outline
- ĐÁP ÁN ĐỀ THI
- MA TRẬN ĐỀ THI