Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 - 2024 sách KNTT - Đề 4
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 - 2024 sách KNTT - Đề 4 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề HK1 Ngữ Văn 8
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
UBND……………..
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ .……………..
MA TRẬN VÀ BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Năm học 2023 – 2024 1/ Khung ma trận Nội dung/
Mức độ nhận thức Tổng Kĩ TT Đơn vị kiến Nhận biết Thông hiểu Vận dụng % điểm năng thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Đoạn trích: 1 Đọc “Tinh thần yêu 0 2 0 2 0 2 60 hiểu nước của nhân dân ta”. Nghị luận về vấn đề trách nhiệm của học 2 Viết 0 1* 0 1* 0 2 40 sinh đối với việc bảo vệ môi trường. Tổng 0 30 0 30 0 40 100% Tỉ lệ % 30% 30% 40% Tỉ lệ chung 60% 40% 2/ Bảng đặc tả Số câu hỏi
theo mức độ nhận thức Nội dung/ Chương/ TT Đơn vị kiến
Mức độ đánh giá Chủ đề Nhận Thông Vận thức biết hiểu dụng 1 Đọc hiểu Đoạn trích: Nhận biết: 2 TL 2 TL 1 TL “Tinh thần
- Nhận biết được thể loại yêu nước của đoạn trích. của nhân
- Nhận biết được yếu tố dân ta”. Hán Việt.
- Nhận biết bằng chứng có trong đoạn trích. Thông hiểu:
- Hiểu được luận đề của đoạn trích.
- Hiểu được luận điểm của đoạn trích.
- Hiểu được nghĩa của yếu tố Hán Việt. Vận dụng:
- Từ vấn đề nghị luận rút
ra bài học cho bản thân. 2 Viết
Nghị luận về Nhận biết: vấn đề học
- Nhận biết được yêu cầu sinh cần có
của đề về kiểu văn bản.
trách nhiệm Thông hiểu:
với việc bảo - Hiểu được cách triển vệ môi
khai bài văn nghị luận.
trường sống. Vận dụng:
- Viết được một bài văn 1 TL*
nghị luận, ngôn ngữ trong
sáng, giản dị, lý lẽ hợp lý,
chặt chẽ có sử dụng bằng
chứng rõ ràng và liên hệ đến bản thân.
- Có sự sáng tạo về dùng
từ, diễn đạt bằng lời văn. Tổng 2 TL 2 TL 2 TL Tỉ lệ % 30 30 40 Tỉ lệ chung 60 40 UBND QUẬN…….
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ - HỌC KỲ I
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 .……. NĂM HỌC 2023 - 2024 Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: […]
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ
các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài
đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền
xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài
mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những
công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên
chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các
bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam
nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để
giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất
ruộng cho Chính phủ... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm,
nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước. […]
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta,
Sách Ngữ Văn lớp 7 - NXB Giáo Dục Việt Nam,
Tái bản lần thứ 17, năm 2020)
Câu 1. (1.0 điểm) Xác định thể loại, nêu luận đề của đoạn ngữ liệu.
Câu 2. (1.0 điểm) Xác định một yếu tố Hán Việt (thông dụng) và cho biết nghĩa
của yếu tố Hán Việt đó trong câu in đậm.
Câu 3. (1.0 điểm) Tìm 2 bằng chứng có trong đoạn ngữ liệu.
Câu 4. (1.0 điểm) Nêu luận điểm của đoạn ngữ liệu.
Câu 5. (2.0 điểm) Từ vấn đề nghị luận đặt ra trong đoạn ngữ liệu, em rút ra bài
học gì cho bản thân? (Hãy viết đoạn văn trả lời từ 4 đến 6 dòng)
II. LÀM VĂN (4.0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận học sinh cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống. Hết Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 HS nêu được: 1.0
- Thể loại: Nghị luận. 0.5
- Luận đề: Lòng yêu nước của đồng bào ta. 0.5 2 HS nêu được: 1.0
- Yếu tố Hán Việt: Đồng. 0.5 - Nghĩa: Cùng 0.5 3
HS nêu được 2 bằng chứng: 1.0
+ Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ; từ những
kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm. Hoặc:
+ Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói, những công chức ở hậu phương nhịn ăn.
+ Những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất,
những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ.
1 bằng chứng: 0.5 điểm 4 HS nêu được: 1.0
Luận điểm: Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày
trước: có lòng nồng nàn yêu nước. 5 HS nêu được: 2.0
Qua đoạn ngữ liệu trên, em rút ra bài học:
+ Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc.
+ Cố gắng học tập, rèn luyện bản thân thật tốt, sống có ước mơ,
hoài bão, biết vươn lên để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp.
+ Tiếp nối truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông bằng
cách tìm hiểu, trân trọng những nét bản sắc văn hóa dân tộc, lịch
sử, địa lí của nước nhà
+ Lòng yêu nước là động lực giúp con người sống có trách nhiệm
hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản là
chính bản thân mình.
(Học sinh nêu được ít nhất 2 ý, mỗi ý 1 điểm; Trừ 0.25 điểm bố
cục, chấp nhận cách diễn đạt khác) II VIẾT 4.0
Đề 1: Viết một bài văn nghị luận học sinh cần có trách nhiệm
với việc bảo vệ môi trường sống.(4.0 điểm)
A. Hình thức và kỹ năng (1.0 điểm) 1.0
a. Đảm bảo đúng cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. (0.25)
b. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. c. Bố cục mạch lạc. (0.25) d. Sáng tạo. (0.25) (0.25)
B. Nội dung (3.0 điểm) 3.0 * Mở bài (0.5 điểm) (0.5)
- Nêu vấn đề cần bàn luận (0.25 điểm).
- Nêu ý kiến đối với vấn đề cần bàn luận (0.25 điểm).
*Thân bài (2.0 điểm) (2.0)
1. Giải thích từ ngữ, ý kiến cần bàn luận (0.25 điểm)
- Trách nhiệm là nghĩa vụ, ý thức, công việc mà mỗi người phải
hoàn thành với một công việc bất kỳ nào đó hoặc với vấn đề diễn ra xung quanh.
- Môi trường sống là nơi tồn tại và phát triển của con người. Ở đây,
môi trường sống được hiểu chính là môi trường tự nhiên… Trách
nhiệm bảo vệ môi trường là sự ràng buộc về ý thức, về hành động,
là nghĩa vụ của con người đối với việc bảo vệ môi trường sống… 2. Bàn luận (1.25 điểm)
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận và nhấn mạnh ý kiến (0.25 điểm):
+ Vấn đề cần bàn luận: bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của
học sinh ở mọi lứa tuổi với những việc làm phù hợp với độ tuổi, khả năng,… của mình.
+ Ý kiến: hoàn toàn đồng tình với việc học sinh cần có trách nhiệm
với việc bảo vệ môi trường sống.
- Lí lẽ và bằng chứng (1.0 điểm):
+ Lí lẽ 1: Môi trường sống có sự ảnh hưởng trực tiếp, đóng vai trò
quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta… (0.25 điểm).
+ Bằng chứng 1: Con người sống trong lòng thiên nhiên, xã hội loài
người duy trì và phát triển gắn chặt với thiên nhiên… (0.25 điểm).
+ Lí lẽ 2: Môi trường sống của chúng ta đang ngày càng ô nhiễm… (0.25 điểm).
+ Bằng chứng 2: WHO đã gọi tình trạng ô nhiễm môi trường không
khí là “kẻ giết người thầm lặng” khi mà 92% dân số thế giới đang
sống trong môi trường có chất lượng không khí ở dưới mức tiêu
chuẩn của who,… (0.25 điểm).
3. Vai trò của học sinh (0.5 điểm)
- Học sinh là một phần không thể thiếu của xã hội. Học sinh cần
phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo vệ môi trường sống,
tham gia những hoạt động cụ thể, thiết thực bảo vệ môi trường nơi
mình sinh sống và học tập,… * Kết bài (0.5 điểm)
- Khẳng định lại vấn đề (0.25 điểm).
- Nêu bài học (0.25 điểm). (0.5)