Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 - 2024 sách KNTT - Đề 6
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 - 2024 sách KNTT - Đề 6 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề HK1 Ngữ Văn 8
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
UBND ............
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ............
MA TRẬN VÀ BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Năm học 2023 – 2024 1/ Khung ma trận Nội dung/
Mức độ nhận thức Tổng Kĩ TT Đơn vị kiến Nhận biết Thông hiểu Vận dụng % điểm năng thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Đoạn văn nghị luận: 1 Đọc “Ý nghĩa 0 2 0 2 0 1 60 hiểu văn chương” Trình bày ý 2 Viết kiến về một 0 1* 0 1* 0 2 40 vấn đề xã hội Tổng 0 30 0 30 0 40 100% Tỉ lệ % 30% 30% 40% Tỉ lệ chung 60% 40% 2/ Bảng đặc tả Số câu hỏi
theo mức độ nhận thức Nội dung/ Chương/ TT Đơn vị kiến
Mức độ đánh giá Chủ đề Nhận Thông Vận thức biết hiểu dụng 1 Đọc hiểu Đoạn văn Nhận biết: 2 TL 2 TL 1 TL
nghị luận: “Ý - Nhận biết được thể loại nghĩa văn của đoạn trích. chương”
- Nhận biết được yếu tố Hán Việt.
- Nhận biết bằng chứng có trong đoạn trích. Thông hiểu:
- Hiểu được luận đề của đoạn trích.
- Hiểu được luận điểm của đoạn trích.
- Hiểu được nghĩa của yếu tố Hán Việt. Vận dụng:
- Từ vấn đề nghị luận rút ra bài học cho bản thân. 2 Viết
Nghị luận về Nhận biết: vấn đề học
- Nhận biết được yêu cầu
sinh phải có của đề về kiểu văn bản.
trách nhiệm Thông hiểu: bảo vệ môi
- Hiểu được cách triển khai
trường sống. bài văn nghị luận. Vận dụng:
- Viết được một bài văn 1 TL*
nghị luận, ngôn ngữ trong
sáng, giản dị, lý lẽ hợp lý,
chặt chẽ có sử dụng bằng
chứng rõ ràng và liên hệ đến bản thân.
- Có sự sáng tạo về dùng
từ, diễn đạt bằng lời văn. Tổng 2 TL 2 TL 2 TL Tỉ lệ % 30 30 40 Tỉ lệ chung 60 40 UBND ............
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ - HỌC KỲ I
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 ............ NĂM HỌC 2023 - 2024 Thời gian: 90 phút ĐỀ THAM KHẢO
(Không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Ý nghĩa văn chương […]
Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của
văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương
cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện
hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng giận cùng những người ở đâu đâu, vì những
chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm
ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên
thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ
trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề
ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng. […]
(Theo Hoài Thanh, trích SGK Ngữ văn 7, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1. (1.0 điểm) Xác định thể loại và nêu luận đề của đoạn ngữ liệu.
Câu 2. (1.0 điểm) Xác định một yếu tố Hán Việt (thông dụng) và cho biết nghĩa
của yếu tố Hán Việt đó trong câu văn in đậm.
Câu 3. (1.0 điểm) Tìm hai bằng chứng có trong đoạn ngữ liệu.
Câu 4. (1.0 điểm) Nêu luận điểm của đoạn trích.
Câu 5. (2.0 điểm) Từ vấn đề nghị luận được đặt ra, em rút ra bài học gì cho bản
thân? (Hãy viết đoạn văn trả lời từ 4 đến 6 dòng)
II. LÀM VĂN (4.0 điểm)
Em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến của mình về vấn đề: “Học
sinh cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống.” Hết ĐÁP ÁN ĐỀ THI Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 HS nêu được: 1.0
- Thể loại: Văn nghị luận (0,5)
- Luận đề: Công dụng của văn chương (0,5)
(Trừ 0.25 điểm lệnh đề) 2 HS nêu được: 1.0
- Yếu tố Hán Việt: thi hoặc sĩ (0,5)
- Nghĩa của yếu tố Hán Việt trên là: thi nghĩa là thơ hoặc sĩ nghĩa (0,5) là người trí thức.
(Trừ 0.25 điểm lệnh đề) 3 HS nêu được: 1.0
Bằng chứng có trong đoạn ngữ liệu: (0,5)
- Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi
xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng giận cùng những
người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là
chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?
- Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, (0,5)
hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng
suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.
(Trừ 0.25 điểm lệnh đề) 4 HS nêu được: 1.0
Luận điểm của đoạn trích: Công dụng của văn chương là gây
những tình cảm, luyện những tình cảm và gợi lòng vị tha cho con người.
(Trừ 0.25 điểm lệnh đề) 5 HS nêu được: 2.0
Từ vấn đề nghị luận đặt ra trong văn bản, em sẽ rút ra bài học cho bản thân:
+ Tìm đọc các tác phẩm văn chương để rèn luyện tri thức và bồi (1.0) đắp nhân cách cho mình.
+ Cần có tình thương, lòng nhân ái, vị tha với mọi người, mọi (1.0) vật xung quanh.
+ Ghi lại một cách chân thực, cảm xúc về các hiện tượng đời
sống vào trong các bài viết của mình.
(Học sinh nêu được ít nhất 2 ý; Trừ 0.25 điểm lệnh đề; Trừ
0.25 điểm bố cục, chấp nhận cách diễn đạt khác) II VIẾT 4.0
Đề 1: Viết bài văn nghị luận về vấn đề: “Học sinh cần có trách
nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống.” (4.0 điểm)
A. Hình thức và kỹ năng (1.0 điểm) 1.0
a. Đảm bảo đúng cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống. (0.25)
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. (0.25) c. Bố cục mạch lạc. (0.25) d. Sáng tạo. (0.25)
B. Nội dung (3.0 điểm) 3.0 * Mở bài (0.5 điểm) (0.5)
- Nêu vấn đề cần bàn luận (0.25 điểm).
- Nêu ý kiến đối với vấn đề cần bàn luận (0.25 điểm).
*Thân bài (2.0 điểm) (2.0)
1. Giải thích từ ngữ, ý kiến cần bàn luận (0.25 điểm)
- Trách nhiệm là nghĩa vụ, ý thức, công việc mà mỗi người phải
hoàn thành với một công việc bất kỳ nào đó hoặc với vấn đề diễn
ra xung quanh. Môi trường sống là nơi tồn tại và phát triển của
con người. Ở đây, môi trường sống được hiểu chính là môi trường
tự nhiên… Trách nhiệm bảo vệ môi trường là sự ràng buộc về ý
thức, về hành động, là nghĩa vụ của con người đối với việc bảo vệ môi trường sống… 2. Bàn luận (1.25 điểm)
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận và nhấn mạnh ý kiến (0.25 điểm):
+ Vấn đề cần bàn luận: bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của
học sinh ở mọi lứa tuổi với những việc làm phù hợp với độ tuổi, khả năng,… của mình.
+ Ý kiến: hoàn toàn đồng tình với việc học sinh cần có trách nhiệm
với việc bảo vệ môi trường sống.
- Lí lẽ và bằng chứng (1.0 điểm):
+ Lí lẽ 1: môi trường sống có sự ảnh hưởng trực tiếp, đóng vai trò
quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta… (0.25 điểm).
+ Bằng chứng 1: con người sống trong lòng thiên nhiên, xã hội
loài người duy trì và phát triển gắn chặt với thiên nhiên… (0.25 điểm).
+ Lí lẽ 2: môi trường sống của chúng ta đang ngày càng ô nhiễm… (0.25 điểm).
+ Bằng chứng 2: who đã gọi tình trạng ô nhiễm môi trường không
khí là “kẻ giết người thầm lặng” khi mà 92% dân số thế giới đang
sống trong môi trường có chất lượng không khí ở dưới mức tiêu
chuẩn của who,… (0.25 điểm).
3. Vai trò của học sinh (0.5 điểm)
Học sinh là một phần không thể thiếu của xã hội. Học sinh cần
phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo vệ môi trường sống,
tham gia những hoạt động cụ thể, thiết thực bảo vệ môi trường nơi
mình sinh sống và học tập,… (0.5) * Kết bài (0.5 điểm)
- Khẳng định lại vấn đề (0.25 điểm).
- Nêu bài học (0.25 điểm).
(Lưu ý: Học sinh viết đoạn văn -0.5 điểm bố cục)
Trân trọng sự sáng tạo của học sinh.