Đề thi kết thúc học phần môn Kinh tế quốc tế | Đại học Thăng Long
Đề thi kết thúc học phần môn Kinh tế quốc tế | Đại học Thăng Long được chia sẻ dưới dạng file PDF sẽ giúp bạn đọc tham khảo , củng cố kiến thức ,ôn tập và đạt điểm cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 40615597
Đề thi kết thúc học phần môn KTQT Ngày thi : 21/6/2010
Câu I : Xác định những câu sau đây đúng hay sai và giải thích ngắn gọn : (3đ)
1. Chủ nghĩa trọng thương không quan tâm đến hiệu quả sản xuất mà chỉ chú trọng
đến khối lượng xuất nhập khẩu tuyệt đối.
2. Thuế quan đánh vào hàng hóa nhập khẩu tập trung lao động sẽ làm tăng thu
nhập của người chủ tư bản.
3. Theo lý thuyết Heckscher-Ohlin, nguồn gốc của lợi thế tương đối chính là do sự
khác nhau về cung yếu tố sản xuất ở các nước. Câu II :
Trình bày nội dung lý thuyết chuẩn về thương mại quốc tế (3đ).
Câu III: Bài tập (4đ)
Số lượng rượu và vải mà Canađa và Pháp có thể sản xuất được nếu chúng được sử
dụng đầy đủ tất cả các yếu tố sản xuất với kỹ thuật tối ưu sẵn có được thể hiện trong bảng :
Sản xuất rượu và vải Canađa Pháp Rượu 1000 2400 Vải 3000 1600
Giả sử rằng trong điều kiện chi phí cơ hội không thay đổi. Hãy vẽ đường giới hạn khả
năng sản xuất của Canađa và Pháp (đặt vải ở trục hoành và rượu ở trục tung của mỗi
đồ thị). Khi không có thương mại, giả sử Canađa sản xuất và tiêu dùng 1200 vải và 600
rượu ; Pháp sản xuất và tiêu dùng 800 vải và 1200 rượu. Biểu thị các điểm tự túc đó
trên đường PPF của mỗi quốc ia.
a. Xác định tỉ lệ chuyển đổi biên (MRT) của vải cho rượu ở mỗi quốc gia. Theo
nguyên tắc lợi thế tương đối, mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất hàng
hóa gì? Liệu quy mô chuyên môn hóa là hoàn toàn hay không hoàn toàn? Xác
định điểm chuyên môn hóa của mỗi quốc gia trên đường PPF ? So với tổng sản
lượng vải và rượu của hai nước trước khi chuyên môn hóa, liệu chuyên môn hóa
có làm tăng sản lượng không? Nếu tăng thì tăng bao nhiêu?
b. Điều kiện thương mại sẽ nằm trong giới hạn nào nếu có chuyên môn hóa và trao
đổi? Giả sử Canađa và Pháp thỏa thuận trao đổi thương mại với điều kiện
thương mại là 1:1 (1 vải = 1 rượu). Hãy vẽ đường giá cả trao đổi mỗi đồ thị của
hai quốc gia, nếu 1000 vải đổi lấy 1000 rượu, liệu người tiêu dùng của hai nước
có lợi hơn so với trước khi thương mại không? Nếu có lợi thì lợi là bao nhiêu?
CuuDuongThanCong.comDownloaded by Nguy?n Trí (nguyencongtri221102@gmail.com)https://fb.com/tailieudientucntt