Đề thi kết thúc học phần môn Tiếng Anh | Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Đề thi kết thúc học phần môn Tiếng Anh | Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Tiếng Anh (basic english)
Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN KỶ LUẬT TÍCH CỰC
Người thực hiện: BÙI HIỀN LƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Thanh Hiền
Lớp: NVSP khóa 02
Môn: TIẾNG ANH T
Khối: HCS
Thành phố Hồ Chí Minh - 9/ 2022
Câu hỏi 1: Anh (chị) có nhận xét gì về “trừng phạt thân thể học sinh” ở nhà
trường hiện nay?
Chúng ta đang sống trong một thời đại văn minh và lối sống nhân văn. Vì
vậy, nghề dạy học luôn được xem là một nghề cao quý bởi những giá trị giáo
dục con người mà nghề mang lại. Trong dạy học, việc khen thưởng và xử phạt
học sinh là điều không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển các phẩm chất,
năng lực cần thiết cho học sinh. Thế nhưng xử phạt như thế nào lại là một câu
hỏi khó dành cho các nhà trường, các giáo viên; có những giáo viên chỉ nhắc
nhở học sinh, có những giáo viên kỉ luật học sinh về mặt hạnh kiểm, tương tác
với phụ huynh và nhà trường về tình hình vi phạm của học sinh và cũng có
những giáo viên “trừng phạt thân thể học sinh”.
Nếu ngày xưa, với văn hóa “Tôn sư trọng đạo” thì việc giáo viên xử phạt
học sinh bằng các hình thức như: khẻ thước lên tay, đánh vào mông, phạt đứng,
phạt quỳ ...vv. được xã hội xem là những điều bình thường thì ngày ngay những
hình thức xử phạt gọi là “trừng phạt thân thể học sinh” ấy đã tạo nên những làn
sóng phản ứng trái chiều mạnh mẽ trong xã hội. Có những người thì đồng tình
nhưng cũng có những người kịch liệt phản đối các hình thức xử phạt ấy.
Hình ảnh thầy trò ngày xưa với văn hóa: “Tôn sư trọng đạo”
https://daihocpccc.edu.vn/2017/11/13/tin-tuc-phong-chay-chua-chay-178768/
Về mặt lý tưởng, tôi cho rằng giáo dục ngày nay phải mang tính nhân văn trong 2
mọi vấn đề, đặc biệt là việc xử phạt học sinh. Vì vậy, những biện pháp xử lý học
sinh vi phạm cũng đảm bảo 2 yếu tố: Một là phải có tính nhân văn, không làm
học sinh hình thành các hành vi mang tính tiêu cực. Hai là phải đảm bảo không
vi phạm luật bảo vệ quyền trẻ em, quyền con người. Thế nhưng thực tế hiện nay
thì lại khác, bản thân tôi - một người giáo viên đã trực tiếp giảng dạy các trường
công lập và đặc biệt là trường tư thục, tôi nhận thấy rằng có những học sinh chỉ
cần sử dụng những biện phát xử phạt mang tính nhắc nhở, nhẹ nhàng thì học
sinh đã có thể điều chỉnh theo hướng tích cực. Nhưng cũng có những học sinh
nếu chỉ xử phạt như vậy thì không mang lại hiệu quả, học sinh vẫn không thay
đổi, chỉ khi xử dụng các biện pháp mạnh thì học sinh mới “sợ” và chịu thay đổi
để không vi phạm nữa. Thậm chí có những học sinh “lì” không sợ xử phạt, ngỗ
ngáo, thách thức, có thái độ tiêu cực với giáo viên. Điển hình như gần đây xuất
hiện các vụ việc học sinh thách thức giáo viên, đòi kiện giáo viên: “Cô có giỏi
thì đánh em đi! Em kiện cô liền.” Thật chua xót với nghề giáo!
https://vnexpress.net/noi-dau-nhung-giao-vien-bi-hoc-sinh-doa-kien-4519759.html
Nói đi cũng phải nói lại, hiện nay trong trường học cũng có một bộ phận giáo
viên dùng những lời nói và hành động tiêu cực tác động lên tâm lý và thân thể
của học sinh trong khi bản thân đang nóng giận, không đủ bình tĩnh để điều
chỉnh hành vi cho phù hợp. Thầy trò đánh nhau trên bục giảng, giám thị đánh
rách mí mắt học sinh, phó hiệu trưởng dùng roi mây đánh học sinh. Những
trường hợp này thật sự đáng lên án và bị kỉ luật.
Thật khó xử cho thầy cô, nhà trường và phụ huynh khi học sinh có những
thái độ tiêu cực, chống đối trong quá trình học tập. Vì vậy, tôi cho rằng giữa giáo
viên và học sinh cần phải có sự thấu hiểu lẫn nhau, giữa giáo viên với phụ huynh
và nhà trường cũng phải có sự tương tác, hợp tác trong suốt quá trình học tập
của học sinh để cùng đưa ra các biện pháp giáo dục, xử phạt phù hợp. Tránh tình 3
trạng giáo viên “trừng phạt thân thể học sinh.” Hướng đến một môi trường giáo
dục nhân văn, văn minh, nhân ái.
Câu hỏi 2: Những đề xuất, kiến nghị nên tổ chức giáo dục kỉ luật tích cực
cho học sinh như thế nào để phù hợp với thực tế nhà trường và địa phương?
Giáo dục kỷ luật tích cực là cách giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất
của học sinh; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh; có sự
thỏa thuận giữa giáo viên - học sinh và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của
học sinh. Vì vậy các biện pháp giáo dục cần bám sát các nguyên tắc này.Tùy thực tế
tình hình học sinh của từng trường học để ta đưa ra biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực
cho học sinh. Nhưng có một số điều cơ bản mà nhà trường, giáo viên và cha mẹ cần
phải làm được để giáo dục kỉ luật tích cực cho học sinh.
Về phía giáo viên: Giáo viên cần có quan hệ liên nhân cách sâu sắc, quan tâm
và từng học sinh, thương yêu, bao dung, độ lượng với học sinh. Đối đãi với học sinh
bằng sự yêu thương và chính cái tâm của mình; tôn trọng, hợp tác, dân chủ trong quan
hệ với học sinh, thừa nhận giá trị của mỗi em như là một nhân cách đang hình thành và
phát triển, biết bảo vệ danh dự và quyền lợi của học sinh; tôn trọng cá tính và bí mật
riêng tư của học sinh, không có lời nói hay hành vi làm xúc phạm đến học sinh. Giúp
học sinh phát triển năng lực cá nhân, giải phóng và phát huy mọi khả năng, sức mạnh
tiềm tàng của mỗi em thông qua việc khích lệ và tạo điều kiện để học sinh phát huy
tính chủ động, sáng tạo trong học tập và các công việc khác; hiểu biết thế giới tinh
thần của các em, biết chia sẻ và động viên các em đúng lúc; tạo dựng được bầu không
khí tâm lí - đạo đức thuận lợi với những xúc cảm tích cực trong sự thống nhất tinh thần
giữa giáo viên và học sinh với nhau; đối xử công bằng, không phân biệt, không trù
dập, không thành kiến với học sinh; gương mẫu, có trách nhiệm và giữ chữ tín với học
sinh. Giáo viên không nên tỏ ra cứng nhắc, lạnh lùng, không gần gũi thân thiện với
học sinh, không biết và nhớ tên học sinh; không quá dễ dãi với học sinh, không phạt
học sinh bằng cách “bêu gương” trước lớp, không phân biệt đối xử, quát tháo học sinh;
thực hiện những quy định, quy ước thiếu công bằng giữa thầy và trò.
Về phía gia đình: Gia đình cần dành nhiều tình yêu thương cho con cái, quan
tâm đến tâm tư tình cảm của các em nhiều hơn, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con. 4
Khi con mắc lỗi cần tìm hiểu nguyên nhân và phân tích để chúng nhận ra lỗi của mình;
giải thích cho con nhận ra cái sai cái đúng để trẻ tự điều chỉnh hành vi, theo dõi sự tiến
bộ; động viên kịp thời khi con có biểu hiện tiến bộ; giáo dục con bằng các biện pháp nêu gương…
Về phía nhà trường: nhà trường cần tạo một môi trường học tập hiện đại,
chất lượng. Nắm bắt tâm lý học sinh, sử dụng nhiều phương pháp tác động
nhưng quan trọng nhất vẫn là dùng “trái tim” để đối đãi với học sinh, tránh
trường hợp coi các em là học sinh cá biệt. 5 6