Đề thi Triết học năm 2021 - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Hêghen khẳng định rằng, “xét từ góc độ của tinh thần chúngta có thể gọi triết học chính là cái cần thiết nhất”. Đặc biệt, với Các Mác thì“triết học đã có ý nghĩa khiến cho nó trở thành linh hồn sống của vănhóa…”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ THI TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN 2020 -2021
Câu 1: Hêghen khẳng định rằng, “xét từ góc độ của tinh thần chúng
ta có thể gọi triết học chính là cái cần thiết nhất”. Đặc biệt, với Các Mác thì
“triết học đã có ý nghĩa khiến cho nó trở thành linh hồn sống của văn
hóa…”. Từ luận điểm trên, Anh/chị hãy làm rõ những nội dung chủ yếu của
triết học. Triết học khác các khoa học khác ở chỗ nào. Ý nghĩa của việc
nghiên cứu những vấn đề trên vào quá trình học tập của bản thân hiện nay.
Câu 2: Ăngghen viết: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt
là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Từ luận điểm
trên, Anh/chị hãy phân tích nội dung vấn đề cơ bản của triết học; chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Lấy ví dụ dẫn chứng cho những nội dung nêu trên.
Câu 3: Trong triết học hiện đại, đặc biệt là triết học mácxít, có hai
phương pháp tư duy chung nhất đối lập nhau. Theo Anh/chị đó là hai
phương pháp tư duy nào? Phân tích nội dung của hai phương pháp tư duy
đó. Lấy ví dụ dẫn chứng cho hai phương pháp tư duy nêu ở trên.
Câu 4: Các Mác viết: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng
nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”. Từ luận điểm trên,
Anh/ chị trình bày chức năng của triết học Mác – Lênin. Ý nghĩa của việc
nghiên cứu vấn đề trên vào quá trình học tập của bản thân hiện nay.
Câu 5: Lênin định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để
chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác; được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc
vào cảm giác”. Anh/chị hãy phân tích hoàn cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa
phương pháp luận để làm sáng tỏ định nghĩa trên. Ý nghĩa của định nghĩa
về vật chất của Lênin đối với nhận thức của Anh/chị trong cuộc sống và học tập hiện nay.
Câu 6: Các Mác viết: “Ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem
chuyển vào trong đầu óc của con người…”. Từ luận điểm trên, Anh/chị phân
tích nguồn gốc của ý thức. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên vào quá
trình học tập của bản thân hiện nay.
Câu 7: Sáng tạo là thuộc tính đặc trưng bản chất nhất của ý thức. Từ
luận điểm trên, Anh/chị hãy phân tích bản chất của ý thức. Ý nghĩa của việc
nghiên cứu vấn đề trên vào quá trình học tập của bản thân hiện nay.
Câu 8: Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực
tế, tôn trọng tính khách quan. Từ luận điểm trên, Anh/chị trình bày quan
điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khi khẳng định: vật chất quyết định
ý thức. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên vào quá trình học tập của bản thân hiện nay.
Câu 9: Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải phát huy tính năng
động sáng tạo của ý thức. Dựa vào luận điểm trên, Anh/ chị phân tích ý thức
có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất. Ý nghĩa của việc
nghiên cứu vấn đề trên vào quá trình học tập của bản thân hiện nay.
Câu 10: Lênin viết: “ ... cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các
mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức trong
chỉnh thể thống nhất của “mối tổng hòa những quan hệ muôn vẻ của sự vật
ấy với các sự vật khác”. Từ luận điểm trên, Anh/chị hãy phân tích nguyên lý
về mối liên hệ phổ biến? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quan
điểm toàn diện vào quá trình học tập của bản thân hiện nay.
Câu 11: Trong tác phẩm Bút ký triết học, V.I. Lênin viết: “ Hai quan niệm cơ
bản (...) về sự phát triển ( sự tiến hóa): sự phát triển coi như coi như là giảm
đi và tăng lên, như là lặp lại, và phát triển coi như là sự thống nhất của các
mặt đối lập...” . Từ luận điểm trên, Anh/chị hãy phân tích nguyên lý về sự
phát triển. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm phát triển
vào quá trình học tập của bản thân hiện nay.
Câu 12: Trong tác phẩm Bút ký triết học, V.I. Lênin viết: “ Bất cứ cái
riêng nào cũng thông qua hàng nghìn sự chuyển hóa mà liên hệ với cái
riêng thuộc loại khác (sự vật, hiện tượng, quá trình). Nó “chỉ tồn tại trong
mối liên hệ đưa đến cái chung”. Từ luận điểm trên, Anh/chị phân tích cặp
phạm trù cái riêng và cái chung? Từ phân tích mối quan hệ trên, liên hệ với
quá trình nhận thức của của bản thân vào trong học tập hiện nay.
Câu 13: Ăngghen nhấn mạnh: “ Hoạt động của con người là hòn đá
thử vàng của tính nhân quả”. Từ luận điểm trên, Anh/chị phân tích cặp
phạm trù nguyên nhân và kết quả? Vận dụng mối quan hệ này vào bản
thân quá trình học tập của anh/ chị hiện nay.
Câu 14: Ph. Ăngghen viết: “... trong giới tự nhiên thì những biến đổi
về chất – xảy ra một cách xác định chặt chẽ đối với từng trường hợp cá biệt
– chỉ có thể có được do thêm vào hay bớt đi một số lượng vật chất hay vận
động”. Dựa vào luận điểm trên, Anh/ chị phân tích quy luật từ những sự
thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Vận dụng quy
luật này vào bản thân quá trình học tập của anh/ chị hiện nay.
Câu 15: Trong tác phẩm Bút ký triết học, V.I. Lênin viết: “ ... có thể
định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là sự thống nhất của các mặt đối lập.
Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng...”. Dựa vào luận điểm
trên, Anh/ chị phân tích quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập. Vận dụng quá trình vận động của mâu thuẫn vào bản thân quá trình
học tập của anh/ chị hiện nay.
Câu 16: Lênin viết: “ Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn
đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn ( “phủ định
của phủ định”) ; sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không
theo đường thẳng”. Dựa vào luận điểm trên, Anh/ chị phân tích quy luật phủ
định của phủ định. Vận dụng quy luật này vào xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay.
Câu 17: Triết học Mác Lênin khẳng định: “Nhận thức là sự phản ánh
hiện thực khách quan vào bộ óc người; là quá trình tạo thành tri thức về thế
giới khách quan trong bộ óc con người”. Dựa vào luận điểm trên, Anh/chị
phân tích nguồn gốc, bản chất của nhận thức. Ý nghĩa của vấn đề nghiên
cứu về nguồn gốc, bản chất của nhận thức vào bản thân quá trình học tập của Anh/chị hiện nay.
Câu 18: Ăngghen viết: “Chính việc người ta biến đổi tự nhiên… là cơ
sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người và trí tuệ con người
đã phát triển song song với việc người ta đã học cách cải biến tự nhiên”. Từ
luận điểm trên, tại sao nói: Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục
đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý. Anh/chị lấy ví dụ dẫn chứng cho luận điểm trên.
Câu 19: Lênin viết: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và
từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự
nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”. Từ luận điểm
trên, Anh/chị phân tích các giai đoạn của quá trình nhận thức. Ý nghĩa của
việc nghiên cứu vấn đề này trong quá trình học tập của bản thân hiện nay.
Câu 20: Triết học Mác - Lênin khẳng định: “Sản xuất vật chất là cơ sở
của sự tồn tại và phát triển của xã hội”. Anh/ chị hãy chứng minh luận điểm
trên. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên vào quá trình học tập và sinh
sống của bản thân hiện nay.
Câu 21: Triết học Mác – Lênin khẳng định: “Người ta không thể sản
xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động
chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được, người ta phải
có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ của họ với
giới tự nhiên, tức là việc sản xuất”. Từ luận điểm trên, Anh/chị phân tích quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Sự vận dụng quy này của Đảng ta trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Câu 22: Các Mác viết: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành
cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một
kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội
nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó”. Từ luận điểm trên, Anh/chị
phân tích quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng. Sự vận dụng mối quan hệ này từ khi đổi mới (1986) đến nay ở Việt Nam.
Câu 23: Các Mác viết: “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế -
xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”. Từ luận điểm trên, Anh/chị trình
bày khái niệm, kết cấu hình thái kinh tế - xã hội và tiến trình lịch sử - tự
nhiên của xã hội loài người. Lấy ví dụ minh chứng về một số quốc gia, dân
tộc trên thế giới cho luận điểm nêu trên.
Câu 24: Các Mác viết: “Lịch sử tất cả các xã hội cho đến ngày nay chỉ
là lịch sử đấu tranh giai cấp…”. Từ luận điểm trên, Anh/chị phân tích vai trò
của đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội có giai cấp. Liên hệ với
đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay.
Câu 25: Nhà nước là một hiện tượng xã hội, tồn tại ở trong các xã hội
có giai cấp và có đấu tranh giai cấp. Từ luận điểm trên, Anh/chị trình bày
bản chất, đặc trưng cơ bản, chức năng cơ bản của nhà nước. Liên hệ về
chức năng xã hội, chức năng đối nội của nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Câu 26: Các hình thái ý thức xã hội có đặc điểm chung là mặc dù bị
tồn tại xã hội quy định, song chúng đều có tính độc lập tương đối. Từ luận
điểm trên, Anh/chị phân tích tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. Từ đó,
lấy ví dụ dẫn chứng cụ thể ở những điểm nội dung mà Anh/chị đã nêu ra.
Câu 27: Các Mác viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết
định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không
phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội
của họ quyết định ý thức của họ”. Từ luận điểm trên, Anh/chị phân tích khái
niệm, các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội và vai trò quyết định của tồn tại
xã hội đối với ý thức xã hội. Qua phân tích ở trên, Anh/ chị lấy ví dụ liên hệ
với địa phương mình đang sinh sống hiện nay.
Câu 28: Lênin viết: “Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, đó là học
thuyết của Mác”. Từ luận điểm trên, Anh/chị trình bày khái niệm, kết cấu,
tính giai cấp của ý thức xã hội. Qua phân tích ở trên, Anh/ chị lấy ví dụ liên
hệ với ý thức xã hội ở địa phương mình đang sinh sống.
Câu 29: Các Mác nói: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người
là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Như vậy, muốn xây dựng một xã hội có
tính người, thì phải xóa bỏ các quan hệ xã hội làm mất tính người. Từ luận
điểm trên, Anh/ chị phân tích nội dung bản chất con người. Từ đó, liên hệ
với bản thân mình qua những đức tính cơ bản đến việc xây dựng con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay.
Câu 30: Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng”. Từ luận điểm trên, Anh/chị trình bày quần chúng nhân dân là gì? Tại
sao nói quần chúng nhân dân là người quyết định lịch sử? Và như vậy có
phải là coi nhẹ vai trò của cá nhân lãnh tụ/vĩ nhân hay không? Lấy ví dụ cụ
thể dẫn chứng cho những quan điểm trình bày ở trên.