-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đền Cờn - nét đẹp linh thiêng điểm đầu xứ Nghệ | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cạnh biển Quỳnh hoang sơ, thơ mộng có một ngôi đền đặc biệt với tên gọi Đền
Cờn. Được người đời suy tôn là một trong tứ đại đền thiêng của xứ Nghệ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Tác phẩm và thể loại báo chí 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Đền Cờn - nét đẹp linh thiêng điểm đầu xứ Nghệ | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cạnh biển Quỳnh hoang sơ, thơ mộng có một ngôi đền đặc biệt với tên gọi Đền
Cờn. Được người đời suy tôn là một trong tứ đại đền thiêng của xứ Nghệ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tác phẩm và thể loại báo chí 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Đền Cờn - nét đẹp linh thiêng điểm đầu xứ Nghệ
Cạnh biển Quỳnh hoang sơ, thơ mộng có một ngôi đền đặc biệt với tên gọi Đền
Cờn. Được người đời suy tôn là một trong tứ đại đền thiêng của xứ Nghệ, “nhất
Cờn” trải bóng xuống dòng Mai Giang, ôm trong đó những thần tích huyền bí,
những giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc hay cảnh quan. Không những linh
thiêng, đền Cờn còn có cảnh quan xinh đẹp mang đậm dấu vết lịch sử và có một
sự tích kỳ bí. Không ngoa khi nói Đền Cờn là biểu trưng về văn hóa tâm linh của người Nghệ.
Nền văn hóa của dân tộc Việt Nam thống nhất trong đa dạng bởi văn hóa của
nhiều tộc người với nhiều sắc thái, đa dạng nhưng hòa nhập vào dòng chảy văn
hóa chung. Tục thờ thần gắn với các ngôi đền đã trở thành một nét đặc trưng
của văn hóa Việt Nam. Đền, nơi in dấu của lịch sử, của thời gian, phản ánh lịch
sử huyền thoại liên quan. Đó là nơi giao tiếp giữa con người với thế giới tâm
linh, đưa con người trở về quá khứ, cũng là nơi con người gửi gắm những ước
vọng tâm linh về cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đắm mình trong dòng chảy văn hóa, Đền Cờn uy nghi nghiêng mình cùng lịch sử ngót nghìn năm.
Đền Cờn thuộc phường Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) từ
xưa tới nay được biết đến là một trong những nét văn hóa tâm linh quan trọng
của người dân Nghệ An. Đền tọa lạc bên dòng sông Mai, gần cửa Cờn (còn gọi
là cửa Cần) thờ Tứ Vị Thánh Nương. Đây được xem là ngôi đền linh thiêng nhất
trong 04 ngôi đền nổi tiếng của Xứ Nghệ : “Nhất cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”.
Đền Cờn Trong được xây dựng vào thời Trần, phát triển quy mô lớn ở thời Lê,
trùng tu nhiều ở thời Nguyễn, bởi vậy, di tích mang đậm phong cách văn hóa
cuối Lê đầu Nguyễn. Đền Cờn là một công trình kiến trúc nghệ thuật được xếp
hạng cấp quốc gia, hội tụ nhiều nét văn hóa đặc sắc, từ vật liệu xây dựng đền
cho đến đường nét chạm khắc, tạo hình....Trải qua thời gian, thiên tai, chiến
tranh, đền Cờn vẫn giữ được những nét cổ kính, trang nghiêm. Hiện nay cấu
trúc của đền gồm tòa Nghi môn, Chính điện, Trung điện, Hạ điện và tòa ca vũ.
Hạ điện thờ Ngũ Vị Tôn Ông và Tứ Phủ Quan Hoàng, Trung điện thờ Tam Tòa
Thánh Mẫu và Thượng điện là nơi thờ Mộc Thần, Tứ Vị Thánh Nương và Cốc
Thần. Tại đây còn lưu giữ 142 hiện vật quý giá. Ngoài các loại bằng sắc, câu
đối, đại tự, đồ tế khí: kiệu, tàn lọng, đồ ngà, đồng.... còn có bia đá 02 mặt cao
1,6m rộng 1,2m dựng năm 1665, chuông đồng đúc năm Cảnh Hưng (1752)
nặng 300kg, 28 pho tượng đá và nhiều tượng gỗ thời Lê.
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử của dân tộc, nhiều lần trùng tu, năm 1993 đền
Cờn được công nhận di tích văn hóa quốc gia. Với tuổi đời gần 800 năm “Đệ
nhất linh từ” của xứ Nghệ từ xưa tới nay luôn là điểm đến hấp dẫn du khách gần
xa về vãn cảnh. Những năm gần đây, với sự quan tâm đầu tư của các cấp chính
quyền và địa phương, đền Cờn thêm nghiêm trang, lễ hội ngày càng thêm đông vui.
Năm 2016 lễ hội đền Cờn là một trong hai lễ hội được công nhận Di sản văn
hóa phi vật thể quốc gia đợt XIV ở Nghệ An. Việc Bộ Văn hóa Thể thao và Du
lịch công nhận lễ hội đền Cờn là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là sự
ghi nhận đối với những giá trị văn hóa và lịch sử của lễ hội đền Cờn.
Hàng năm, lễ hội đền Cờn được tổ chức vào ngày 20, 21 tháng Giêng, thu hút
hàng vạn du khách thập phương về tham dự. Dân gian có câu: “Nhất Cờn, nhì
Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”… lễ hội đền Cờn là một trong những lễ hội
cổ xưa, có tiếng linh thiêng vào bậc nhất xứ Nghệ.