Địa lý 11 Kết nối tri thức bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Địa lý 11 Kết nối tri thức bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được biên soạn dưới dạng file PDF giúp các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ các kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn học đón xem!
Chủ đề: Khu vực Đông Nam Á (KNTT)
Môn: Địa Lí 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Địa lý 11 Kết nối tri thức bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
I. Mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN
1. Mục tiêu của ASEAN
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin mục I và kiến thức đã học ở bài 9, hãy:
Câu hỏi 1: Nêu mục tiêu của ASEAN Bài làm
ASEAN được thành lập năm 1967 với 5 thành viên ban đầu. Đến nay, tổ chức này
đã có tất cả 10 thành viên. Mục tiêu của ASEAN là:
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên.
Xây dựng khu vực có nền hòa bình, ổn định.
Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.
Tất cả những mục tiêu trên với mong muốn hướng tợi sự đoàn kết và hợp tác vì một
ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Câu hỏi 2: So sánh mục tiêu của ASEAN và EU Bài làm
So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU:
- Giống nhau: thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trên nhiều lĩnh vực,
như: kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng,… - Khác nhau:
+ EU: sự thống nhất, liên kết giữa các nước thành viên xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, thương mại.
+ ASEAN: động cơ liên kết ban đầu của các nước là hợp tác về chính trị - an ninh
(do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh thế giới và khu vực lúc bấy giờ).
2. Cơ chế hoạt động Nhiệm vụ 2:
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy trình bày về cơ chế hoạt động của ASEAN Bài làm
- Nguyên tắc chủ đạo và phương thức hoạt động của ASEAN là: không can thiệp
vào công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết định bằng đồng thuận. - Các cơ quan của ASEAN:
+ Cấp cao ASEAN: Đây là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN. Cơ
quan này xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan
trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, đến lợi ích của các
quốc gia thành viên. Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức 2 lần một năm do quốc
gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì và có thể được triệu tập khi cần thiết.
+ Hội đồng điều phối ASEAN có nhiệm vụ: chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN
(các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN); Điều phối việc thực hiện các thỏa thuận và
quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; Xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN.
+ Các Hội Cộng ASEAN có nhiệm vụ: Đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên
quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN; Điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách.
+ Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN: Thực hiện những thỏa thuận
và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách; Tăng cường hợp tác
trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN.
II. Một số hợp tác của ASEAN Nhiệm vụ 3:
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục II, hãy trình bày một số hợp tác về kinh tế, văn hóa,
y tế giữa các nước ASEAN. Bài làm Kinh tế
Các quốc gia cùng hợp tác nhằm khai thác lợi thế về điệu kiện tự nhiên, tào nguyên
và dân cư- xã hội để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Hợp tác nội khối:
+ Khu vực Thương mại tự do
+ Hiệp định tThương mại tự do + Cộng đồng Kinh tế
Hợp tác giữa ASEAN và các quốc gia, khu vực trên thế giới:
+ Triển khai nhiều hình thức liên kết với nhiều đối tác như Hoa Kỳ, Nhật Bản,.. Văn hóa, y tế
+ Xây dựng cộng đồng văn hóa- xã hội
+ Các hoạt động hợp tác được thể hiện quan trao đổi nhân sự, cung cấp dịch vụ
giáo dục xuyên biên giới,..
+ Tổ chức hội nghị bộ trưởng giáo dục
+ Các quốc gia thành lập kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp
+ Tổ chức hoạt động thể thao khu vực như SEA games,..
III. Thành tựu và thách thức Nhiệm vụ 4:
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục III, hãy phân tích các thành tựu và thách thức của ASEAN. Bài làm Thành tựu: Kinh tế
- GDP năm 2016 đạt 2,5 nghìn tỉ USD.
- Cán cân xuất – nhập khẩu của toàn khối đạt giá trị dương.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, mặc dù còn chưa đều và chưa thật vững chắc. Chính trị - xã hội
- 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của ASEAN.
- Đời sống nhân dân được cải thiện.
- Nhiều đô thị của các nước thành viên: Xingapo, Giacacta, Băng Cốc,… đã dần
theo kịp trình độ của các nước tiên tiến.
- Tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực. Thách thức :
- Tăng trưởng kinh tế không đều, trình độ phát triển chênh lệch dẫn đến một số
nước có nguy cơ tụt hậu.
- Có một bộ phận dân chúng mức sống thấp, đói nghèo ,Là lực cản của sự phát triển
,Là nhân tố dễ gây ra bất ổn xã hội.
- Không còn chiến trang nhưng vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc
gia gây mất ổn định cục bộ.
IV. Sự hợp tác và vai trò của Việt Nam trong ASEAN
Nhiệm vụ 5: Dựa vào thông tin mục IV, hãy:
Câu hỏi 1: Chứng minh sự hợp tác đa dạng của Việt Nam trong ASEAN. Bài làm
- Việt nam gia nhập ASEAN vào năm 1995, từ đó đã tích cực thúc đẩy cơ chế hợp
tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa,..
+Các hội nghị được tiến hành như ASCC, ADMM,..
+Các hiệp định, hiệp ước như: DOC, RCEP,..
+ Các diễn đàn: Diễn đàn kinh tế, văn hóa, diễn đàn biển,..
+Các dự án, chương trình: dự án về hợp tác mạng lưới điện,.
Câu hỏi 2: Nêu vai trò của Việt Nam trong ASEAN Bài làm
- Việt Nam được đánh giá là thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm
thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khố, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung cộng đồng.
+ Vai trò trong việc kết nạp các thành viên mới
+ Thức đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế, phối hợp với các quốc gia xây dựng hiến chương
+ Đảm nhiệm vai trò đăng cai nhiều hộp nghị tiêu biểu.
Luyện tập và vận dụng Luyện tập
Câu hỏi: Vì sao nói Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất trong ASEAN? Vận dụng
Câu hỏi: Tìm hiểu về Hiến chương của ASEAN
---------------------------------