Địa lý 11 Kết nối tri thức bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu
Địa lý 11 Kết nối tri thức bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu được biên soạn dưới dạng file PDF giúp các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ các kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn học đón xem!
Chủ đề: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới (KNTT)
Môn: Địa Lí 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Địa lý 11 Kết nối tri thức bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu
I. Một số tổ chức quốc tế và khu vực Nhiệm vụ 1:
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày về một tổ chức quốc tế hoặc khu
vực (năm thành lập, số thành viên, mục tiêu hoạt động). Bài làm Ví dụ: Năm thành
Số lượng thành viên
Mục tiêu hoạt động lập Quỹ tiền tệ 1944 190 (tính đến năm 2021) ● Thúc đẩy hợp Quốc tế tác tiền tệ quốc (IMF) tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước thành viên khi các nước này gặp khó khăn. ● Bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế - hệ thống tỉ giá và hệ thống thanh toán toàn cầu để các quốc gia và mọi người dân giao dịch được với nhau và với công dân của nước khác. Diễn đàn 1989 21 ● Giữ vững sự Hợp tác Kinh tăng trưởng và tế châu Á – phát triển trong Thái Bình khu vực. Dương ● Tăng cường hệ (APEC) thống đa phương mở vì lợi ích của châu Á – Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác. ● Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng của kinh tế khu vực và thế giới.
II. An ninh toàn cầu và bảo vệ hòa bình trên thế giới
Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin mục II và hiểu biết của bản thân, hãy:
Câu hỏi 1: Trình bày về một vấn đề an ninh toàn cầu mà em quan tâm. Bài làm An ninh nguồn nước:
An ninh nguồn nước là việc đảm bảo số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh
trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động kinh tế;
đảm bảo mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lí.
An ninh nguồn nước cũng có nghĩa là đảm bảo được khả năng ứng phó hiệu quả
với các thảm hoa, thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo
vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.
An ninh nguồn nước là vấn đề nổi lên hiện nay do việc sử dụng nước còn kém hiệu
quả, lãng phí, ô nhiễm môi trường, biến đổi khi hậu,...
Để đảm bảo an ninh nguồn nước, các quốc gia cần thường xuyên phối hợp, nghiên
cứu, thảo luận các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước. Bên cạnh đó, mỗi nước
cũng cần chủ động bảo vệ nguồn nước, tránh tình trạng ô nhiễm nước, phát triển hệ
thống thuỷ lợi và nâng cao công nghệ xử lí nước thải,... Các nước có chung nguồn
tài nguyên nước cần chia sẻ, hợp tác và phối hợp kiểm soát nguồn nước.
Câu hỏi 2: Nêu sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình trên thế giới. Bài làm
Cần phải bảo vệ hòa bình trên thế giới vì:
Bảo vệ hòa bình giúp các nước giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu.
Bảo vệ hòa bình cũng là bảo vệ cho đất nước ngày càng thịnh vượng.
=> Mỗi quốc gia cần có trách nhiệm duy trì và bảo vệ hòa bình tại quốc gia, khu vực và trên toàn cầu.
Luyện tập và vận dụng Luyện tập
Câu hỏi 1: Hoàn thành bảng theo mẫu sau về các tổ chức UN, WTO, IMF, APEC Tên tổ chức UN WTO IMF APEC Năm thành lập ? ? ? ? Số thành viên ? ? ? ? Mục tiêu hoạt ? ? ? ? động Năm Việt Nam ? ? ? ? gia nhập
Câu hỏi 2: Phân tích mối liên hệ giữa một vấn đề an ninh toàn cầu với việc cần phải
bảo vệ hòa bình trên thế giới. Vận dụng
Câu hỏi: Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về các hoạt động của một tổ chức quốc tế
hoặc khu vực mà em quan tâm.
-----------------------------------------