-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Điện tâm đồ cơ bản, Module 9 – Hệ Tim mạch | Đại học Y Dược Huế
Điện tâm đồ (ĐTĐ) là đường cong ghi lại các biến thiên của dòng điện do tim phát ra trongkhi hoạt động co bóp.Sự hình thành các sóng trên điện tâm đồ dựa trên sinh lý điện học tế bào và hoạt động điệncủa tế bào cơ tim.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Module 9 - Hệ tim mạch(DHY) 1 tài liệu
Đại học Y dược Huế 259 tài liệu
Điện tâm đồ cơ bản, Module 9 – Hệ Tim mạch | Đại học Y Dược Huế
Điện tâm đồ (ĐTĐ) là đường cong ghi lại các biến thiên của dòng điện do tim phát ra trongkhi hoạt động co bóp.Sự hình thành các sóng trên điện tâm đồ dựa trên sinh lý điện học tế bào và hoạt động điệncủa tế bào cơ tim.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Module 9 - Hệ tim mạch(DHY) 1 tài liệu
Trường: Đại học Y dược Huế 259 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Y dược Huế
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36844358
Hướng dẫn học tập - Module 9 – Hệ Tim mạch
ĐIỆN TÂM ĐỒ CƠ BẢN Số tiết: 4 tiết I. TÓM TẮT
1. Tóm tắt bài giảng:
Điện tâm đồ (ĐTĐ) là đường cong ghi lại các biến thiên của dòng điện do tim phát ra trong khi hoạt động co bóp.
Sự hình thành các sóng trên điện tâm đồ dựa trên sinh lý điện học tế bào và hoạt động điện của tế bào cơ tim.
Để thu được dòng điện tim, người ta đặt những điện cực của máy ghi điện tim lên cơ thể.
Tùy theo vị trí đặt điện cực mà thu được các chuyển đạo khác nhau nhằm nghiên cứu dòng điện
tim bình thường và bệnh lý một cách có lợi nhất.
Phân tích điện tâm đồ bình thường cho phép xác định hoạt động điện bình thường trong tim
từ hoạt động của hệ dẫn truyền tự động, tiêu chuẩn bình thường của trục tim, các sóng, các khoảng
điện tim. Hiểu được sự phát sinh và dẫn truyền xung động giúp người học vận dụng để nhận dạng
một số trường hợp điện tim bất thường trong lâm sàng.
Điện tâm đồ luôn có một vị trí đặc biệt trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh lý tim mạch
bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ các phương pháp thăm dò chức năng tim mạch khác.
2. Mục tiêu học tập:
1. Nêu được nguyên lý cơ sở của điện tâm đồ
2. Phân tích điện tâm đồ bình thường
3. Vận dụng được sinh lý hoạt động điện tim để giải thích các rối loạn trên điện tâm đồ
liênquan sự phát sinh và dẫn truyền xung động
II. NHIỆM VỤ TRƯỚC KHI ĐẾN LỚP: -
Đọc trước các tài liệu tham khảo: Giáo trình Sinh lý học, chương
Sinh lý tim mạch; Sách Điệntâm đồ, các đường link đã cho trước liên quan điện tâm đồ -
Nắm các thuật ngữ quan trọng trong bài học - Làm bài kiểm tra tự lượng giá.
III. TÀI LIỆU BẮT BUỘC
1. Bộ môn Sinh lý, Đại học Y Dược Huế (2017), Giáo trình Sinh lý học: hệ tim mạch,
Nhà xuất bản Đại học Huế, trang 27 – 57.
2. Trần Đỗ Trinh, Trần Văn Đồng (2014), Hướng dẫn đọc điện tâm đồ, NXB Y Học lOMoAR cPSD| 36844358
Hướng dẫn học tập - Module 9 – Hệ Tim mạch
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Văn Điền, Hoàng Anh Tiến (2010), Điện tâm đồ-từ sinh lý
đến chẩn đoán lâm sàng, NXB Đại học Huế
Xem video liên quan nội dung bài điện tâm đồ với các đường link sau:
https://www.youtube.com/watch?v=fiMzsHuImbU
https://www.youtube.com/watch?v=y_PaRfUn7vs
https://www.youtube.com/watch?v=2Xx5jIbEIsw
V. DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ CẦN NẮM
- Điện sinh học tế bào
- Hoạt động điện trong tim
- Qúa trình khử cực, tái cực
- Hệ thống dẫn truyền tự động - Nhịp xoang - Nhịp bộ nối - Blốc nhĩ thất - Blốc nhánh - Rung nhĩ, cuồng nhĩ - Nhịp nhanh kịch phát - Rung thất
VI. DANH SÁCH CÂU HỎI HƯỚNG DẪN
1. Sự hình thành các sóng điện tim?
2. Phân tích điện tâm đồ bình thường?
3. Các thành phần nào ngoài nút xoang có thể dẫn nhịp cho tim?
4. Các rối loạn trên điện tâm đồ nào liên quan đễn sự phát sinh xung động?
5.Thành phần đặc biệt nào của mô tim tạo nên tính tự động của tim?
6. Các rối loạn dẫn truyền thể hiện trên điện tim là gì?
7. Sự phát xung bất thường các vị trí trên tim thể hiện trên điện tim là gì? lOMoAR cPSD| 36844358
Hướng dẫn học tập - Module 9 – Hệ Tim mạch
VII. TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
Một bệnh nhân nam, 65 tuổi, nhập viện vì ngất khi gắng sức. Khám có nhịp xoang chậm,
40 ck/phút, đo điện tim 24 giờ có ngừng xoang trên 2,5 giây, blốc xoang nhĩ, hội chứng nhịp nhanh
nhịp chậm. Tiền sử tăng huyết áp 5 năm điều trị không thường xuyên, hút thuốc lá 40 gói/năm, Béo phì độ 2. Thảo luận
1. Vai trò của dẫn nhịp của nút xoang trong trường hợp này như thế nào?
2. Hoạt động của hệ thống dẫn truyền sẽ thay đổi thế nào?
3. Hội chứng nhịp nhanh nhịp chậm thể hiện bất thường gì?
4. Vận dụng kiến thức về hoạt động của hệ dẫn truyền tự động, giải thích những nguyên nhân
nào có thể đưa đến bệnh lý này?