Điều 191 Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm BLHS 2015 - GIáo dục an ninh quốc phòng | Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng
Điều 191 Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm BLHS 2015 - GIáo dục an ninh quốc phòng | Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Giáo dục an ninh quốc phòng(GDANQP34)
Trường: Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Điều 191: Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm Chủ thể: -
Người có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng cũng có thể là pháp nhân thương mại -
Người từ đủ 16 tuổi trở lên Khách thể: -
Là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại
về việc tàng trữ, vận chuyển hàng cấm trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam -
Hàng hoá Nhà nước cấm kinh doanh có nhiều loại, nhưng một số loại đã là đối tượng
của các tội quy định tại điều 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của BLHS 2015 -
Đối tượng tác động của tội phạm này là hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh, lưu
hành, sử dụng. Cụ thể là: + Pháo nổ các loại
+ Các loại đồ chơi nguy hiểm
+ Thuốc lá điếu do nước ngoài sản xuất
+ Dịch vụ môi giới hôn nhân
+ Và một số mặt hàng, dịch vụ được quy định trong danh mục mà Chính phủ quy định -
Hậu quả: Gây thiệt hại về vật chất và phi vật chất cho xã hội như tính mạng, sức khoẻ,
nhân phẩm, danh dự con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại
khác về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,… Chủ quan: -
Người thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển là do lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián
tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là
trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi và mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc
bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Khách quan: -
Hành vi tàng trữ hàng cấm: Là cất giữ bất hợp pháp hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh
doanh ở bất cứ nơi nào như trong nhà ở; phòng làm việc; túi áo, quần… mà không nhằm
mục đích mua bán hay sản xuất ra hàng cấm hoặc vận chuyển từ nơi này đến nơi khác. -
Vậy với trường hợp là hành vi tàng trữ hàng cấm cho người khác với khi biết rõ mục đích
người này buôn bán hàng cấm thì sao?
Khi đó, hành vi cất giữ hàng cấm không phải là hành vi tàng trữ nữa mà sẽ là hành vi
giúp sức người buôn bán hàng cấm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán
hàng cấm với vai trò là đồng phạm. -
Bên cạnh đó, hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là
hàng cấm thì hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hàng cấm hoặc buôn bán hàng cấm. -
Hành vi vận chuyển hàng cấm: Là hành vi dịch chuyển hàng hoá Nhà nước cấm kinh
doanh từ nơi này đến nơi khác, từ vị trí này sang vị trí khác, từ người này sang người
khác,… bằng bất kỳ hình thức nào (trừ hình thức chiếm đoạt), nhưng không nhằm mục
đích buôn bán. Nếu vận chuyển qua biên giới thì thuộc trường hợp quy định tại Điều 189 BLHS 2015. -
Tương tự như hành vi tàng trữ hàng cấm ở trên, nếu vận chuyển hàng cấm cho người
khác mà biết rõ mục đích người đó buôn bán hàng cấm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội buôn bán hàng cấm với vai trò là đồng phạm. -
Hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm bị coi là tội phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ
50kg trở lên hoặc từ 50 lít trở lên
+ Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao trở lên
+ Pháo nổ từ 6kg trở lên
+ Hàng hoá khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ
100 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên
+ Hàng hoá chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ
200 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên
+ Hàng hoá dưới mức quy định của khoản 1 (các điểm a,b,c,d và đ) nhưng đã bị xử phạt
vi phạm hành chính về một trong cách hành vi quy định tại Điều 19 hoặc tại một trong
các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS hoặc đã bị kết án về
một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm TÌNH HUỐNG:
A là tiếp viên hàng không của một hãng hàng không Việt Nam. Trên một chuyến bay về Việt
Nam từ Pháp, A có nhận xách tay hàng hoá của B từ Pháp gửi về C ở Việt Nam tiền công 10 triệu
đồng, gồm 20kg kem đánh răng ngoại còn nhãn mác, nguyên seal và trong hộp, nhãn hiệu X
tổng trị giá 200 triệu đồng (C có địa chỉ, số điện thoại liên lạc rõ ràng ở VN). Sau khi xuống sân
bay TSN, A không hề khai báo số hàng trên và sau đó bị hải quan soi máy kiểm tra và phát hiện
bên trong có 10kg các chất ma tuý ở thể rắn. A và C sau đó bị bắt giữ. C khai rằng nhận số ma
tuý trên về VN để buôn bán rồi chuyển tiền một nửa lợi nhuận cho B.
a) Trong tình huống trên, giả sử cơ quan điều tra xác định lỗi của A là lỗi vô ý thì A và C có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì ? Lời giải:
Về chủ thể: A và C đều trên 16 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự. Về mặt chủ quan: -
A thuộc lỗi vô ý do không biết bên trong là ma tuý đã được B gửi về cho C nên suy ra A
có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vận chuyển trái phép chất ma tuý (điều 250 BLHS 2015).
Tuy nhiên, A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vận chuyển trái phép hàng
hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 189 BLHS 2015) bởi vì A đã biết bên trong là hàng hoá
ngoại còn nguyên bao bì, nhãn mác nhưng vẫn chấp nhận vận chuyển nên A thuộc lỗi cố
ý về hành vi này vận chuyển này -
C thuộc lỗi cố ý vì đã biết bên trong là ma tuý thông qua bàn bạc trước với B nên C có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vận chuyển trái phép chất ma tuý (điều 250 BLHS 2015). Về mặt khách quan: -
Hành vi của C là hành vi nhận chất ma tuý từ B về với mục đích bán kiếm lợi nhuận. Dấu
hiệu của C đã đủ để bị truy cứu trách nhiệm hình sự bởi vì căn cứ Khoản 1 Điều 251 Tội
mua bán trái pháp chất ma tuý (BLHS 2015) -
Hành vi của A là hành vi nhận thức được hàng hoá ngoại còn nhãn mác, vỏ hộp mà vận
chuyển từ Pháp về VN và không khai báo là hành vi vận chuyển hàng hoá trái phép qua
biên giới (Điều 189 BLHS 2015). Trong trường hợp này, A đã đủ yếu tố để bị truy cứu
trách nhiệm hình sự vì hàng hoá A vận chuyển trị giá 200 triệu đồng theo Điểm a Khoản
1 Điều 189 Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (BLHS 2015)