-
Thông tin
-
Quiz
Điều tra dư luận xã hội về nơi ở của sinh viên | Bài tập lớn Dư luận xã hội
Chúng ta đều biết cuộc sống con người tồn tại trên nền tảng các nhu cầu cơ bản là ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, giải trí và ước muốn lưu lại cái gì đó cho đời sau mà ta có. Để có được bảy yếu tố cơ bản đó, con người phải đấu tranh với tự nhiên, và cả trong cộng đồng xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Nghiên cứu dư luận xã hội 2 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Điều tra dư luận xã hội về nơi ở của sinh viên | Bài tập lớn Dư luận xã hội
Chúng ta đều biết cuộc sống con người tồn tại trên nền tảng các nhu cầu cơ bản là ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, giải trí và ước muốn lưu lại cái gì đó cho đời sau mà ta có. Để có được bảy yếu tố cơ bản đó, con người phải đấu tranh với tự nhiên, và cả trong cộng đồng xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Nghiên cứu dư luận xã hội 2 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TUYÊN TRUYỀN BÀI TẬP LỚN
MÔN: DƯ LUẬN XÃ HỘI
ĐIỀU TRA DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ NƠI Ở CỦA SINH VIÊN
Sinh viên: Nguyễn Thị Tú Quyên Mã sinh viên: 2155300053
Lớp chuyên ngành: QLHĐTTVH K41 HÀ NỘI – 20 4 2 MỤC LỤC
I. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu khảo sát ........................................................................................ 2
1.3. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................................ 2
1.4. Phạm vi, đối tượng khảo sát ........................................................................ 3
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................ 3
II. Khái quát về vấn đề cần điều tra, thăm dò DLXH ........................................... 4
III. Kế hoạch điều tra, thăm dò DLXH về nơi ở của sinh viên ............................. 6
3.1. Phương pháp điều tra DLXH về nơi ở của sinh viên .................................. 6
3.1.1. Phương pháp Anket .............................................................................. 6
3.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................... 10
3.1.3. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung .............................................. 11
3.2. Báo cáo kết quả thu thập thông tin DLXH về nơi ở của sinh viên ........... 14
3.3. Phương pháp định hướng DLXH .............................................................. 24
I. Lý do chọn đề tài
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đều biết cuộc sống con người tồn tại trên nền tảng các nhu cầu cơ bản
là ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, giải trí và ước muốn lưu lại cái gì đó cho đời sau
mà ta có. Để có được bảy yếu tố cơ bản đó, con người phải đấu tranh với tự nhiên,
và cả trong cộng đồng xã hội. Cuộc đấu tranh thể hiện trong lao động ở mọi lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh, trong các lĩnh vực nghiên cứu phát triển, sáng tạo ra cái
mới, để không ngừng vươn lên, hay nói một cách khác mỗi người phải tìm cho
mình một hoạt động thích hợp trong xã hội để tồn tại và vươn lên hướng tới ngày
mai. Từ đó ra đời sự cạnh tranh và phát triển của cá nhân, của gia đình, của một
cộng đồng xã hội. Và mục tiêu đó trở thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Sự tăng trưởng về kinh tế nước ta nói chung, đô thị nói riêng trong những năm
vừa qua đã kéo theo sự phát triển về văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật... nhưng
bên cạnh đó nó cũng tồn tại một số vấn đề xã hội, trong đó đặc biệt là vấn đề nhà ở.
Trong những năm gần đây những người ngoại tỉnh đổ vào các thành phố lớn để
làm ăn sinh sống, thuê nhà trọ ngày càng gia tăng nhanh chóng. Hà Nội là một đô
thị lớn, hàng năm số lượng sinh viên tham gia vào học ở các trường Đại học, Cao
đẳng là rất nhiều, mà phần lớn là sinh viên đi học xa nhà nên việc phải tìm một
chỗ ở trọ thích hợp là rất quan trọng. Số lượng sinh viên ngày cáng tăng làm cho
nhu cầu chỗ ở của các sinh viên ngày càng trở nên hạn hẹp, khó khăn và cấp bách.
Vì thế, vấn đề nhà ở cho sinh viên là vấn đề thiết thực và cấp bách, cần được
sự quan tâm của mọi người, nhưng vấn đề này vẫn nhận được ít sự quan tâm từ
nhiều phía: chính sách hỗ trợ từ nhà nước, lãnh đạo các cơ quan ban, nghành, chức
năng, các cơ quan đơn vị trường học, địa phương nơi sinh viên đang sinh sống và
học tập,... hoặc đang nằm trên những dự án cho đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc
chưa được giải quyết. Nhận thấy được tầm quan trọng những khó khăn, bất cập
của vấn đề này, tôi quyết định lựa chọn “ĐIỀU TRA DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ
NƠI Ở CỦA SINH VIÊN” làm đề tài cho bài khảo sát của mình. 1
Thông qua bài khảo sát này, tôi muốn tìm hiểu thực trạng nhà ở sinh viên hiện
nay, nhu cầu ở của họ như thế nào? Thực trạng nơi ở như vậy có ảnh hưởng gì tới
đời sống (sinh hoạt, quan hệ cộng đồng) của sinh viên? Nhà trường, địa phương,
các ban ngành chức năng đã quan tâm đến đời sống của sinh viên như thế nào?
Từ đó góp phần định hướng cách nhìn nhận của xã hội đối với vấn đề nhà ở cho
sinh viên, góp một tiếng nói cho lời giải câu hỏi giải quyết bài toán nhà ở cho sinh
viên một chỗ ở để có thể an cư học tập.
1.2. Mục tiêu khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát thực trạng nhà ở (nhà trọ, kí túc xá) của sinh viên ở
các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội với mục đích tìm hiểu thực trạng
nhà ở sinh viên hiện nay, ảnh hưởng như thế nào tới đời sống học tập của sinh
viên, và qua đó thấy được nhu cầu của họ. Đồng thời đề tài cũng tìm hiểu về tình
trạng đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu nơi ở của sinh viên. Cũng qua việc
nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích góp phần định hướng cách nhìn nhận của
xã hội đối với vấn đề nhà ở của sinh viên. Để từ đó có những đề xuất mang tính
khuyến nghị đối vấn đề này. Những điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy
sinh viên học tập tốt, nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục.
1.3. Nội dung và phương pháp khảo sát 1.3.1. Nội dung
- Khảo sát tình trạng nhà ở của sinh viên hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Tìm hiểu về nhu cầu nhà ở của sinh viên và thực trạng đáp ứng của xã hội đối với vấn đề này.
- Ảnh hưởng của chất lượng nhà ở đến đời sống của sinh viên (học tập, đời sống
sinh hoạt, mối quan hệ cộng đồng).
- Mong muốn, đề xuất của sinh viên về vấn đề này như thế nào? Để họ có thể an
tâm học hành, nâng cao chất lượng học tập. 2 1.3.2. Phương pháp
- Phương pháp Anket: là phương pháp thu thập thông tin thông qua bảng hỏi,
nhằm trưng cầu ý kiến rộng rãi của các nhóm đối tượng được xác định về chủ đề nghiên cứu.
- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: là phương pháp thu nhập thông tin được
tiến hành với một nhóm đối tượng có các đặc điểm tương đồng (về độ tuổi, kinh
nghiệm, trình độ học vận, nghề nghiệp…).
- Phương pháp phỏng vấn sâu: là phương pháp thu thập thông tin dưới hình thức
cuộc trao đổi ý kiến giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin.
1.4. Phạm vi, đối tượng khảo sát
- Phạm vi: Sinh viên có độ tuổi từ 18-23 tuổi đang sinh sống và học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đối tượng: Vấn đề nơi ở của sinh viên hiện nay, đặc biệt là sinh viên ngoại tỉnh,
học xa nhà. Qua đó nắm bắt được sự tác động của chất lượng nhà ở tới đời sống
sinh hoạt cũng như học tập của sinh viên và đề xuất các phương pháp định hướng
dư luận xã hội về vấn đề nơi ở của sinh viên cho phù hợp.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trước hết, thông qua đề tài nghiên cứu tôi có cơ hội được làm quen với các
phương pháp điều tra dư luận xã hội và giúp cho tôi có điều kiện được trải nghiệm thực tế.
Tiếp đến đề tài “Điều tra dư luận xã hội về nơi ở của sinh viên” cho chúng ta
thấy được thực trạng về nhà ở của sinh viên hiện nay, tác động của chất lượng nhà
ở đến đời sống sinh viên, nhu cầu về nơi ở của sinh viên hiện nay như thế nào?
Tình hình đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu nơi ở của sinh viên hiện nay.
Đồng thời, đề tài cũng góp phần cho xã hội nói chung, lãnh đạo các cơ quan
ban, nghành chức năng, nhà trường, địa phương nơi sinh viên đang sống và học
tập nói riêng thấy được thực trạng và nhu cầu về nơi ở của sinh viên để đề ra
những chương trình, hành động cụ thể, rõ ràng, chất lượng hơn trong việc chăm
lo đến đời sống của sinh viên đặc biệt là vấn đề nơi ở. 3
II. Khái quát về vấn đề cần điều tra, thăm dò DLXH
Ở nước ta hiện nay trong giai đoạn đô thị hóa, hiện đại hóa đất nước, nhà ở
đang là vấn đề bức bách, thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, và nó đặt
ra nhiều vấn đề cần giải quyết bằng những giải pháp đồng bộ và hiệu quả nhất
trong sự phát triển chung của xã hội. Nhà ở là vấn đề kinh tế - xã hội - nghệ thuật
và khoa học kỹ thuật rất rộng lớn, là nhu cầu thiết yếu của mọi tầng lớp nhân dân
trong xã hội, đồng thời là quyền cơ bản của con người, được nhà nước công nhận
và chăm lo thông qua các chính sách, định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện để nhân
dân tạo lập chỗ ở cho phù hợp với nhu cầu và khả năng. Chính vì thế nhà ở là một
trong những đề tài mang tính cấp thiết, ở nước ta trong những năm qua có khá
nhiều công trình, bài viết về nhà ở. Sau đây chúng tôi xin tiếp cận một số công
trình nghiên cứu về nhà ở như:
Trong nhập môn xã hội học đô thị của TS. Vũ Quang Hà – Th.S Tạ Minh có đề
cập đến một số khía cạnh xã hội học về vấn đề nhà ở quy hoạch xây dựng và quản
lý đô thị các tác giả có nêu: “Sự biến đổi cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội đã tác
động mạnh đến lĩnh vực nhà ở, quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị. Lớp người
giàu có, trung bình khá có khả năng hoạt động và chi phối thị trường nhà đất, lực
lượng thiết kế, xây dựng... làm ảnh hưởng đến công tác quy hoạch đô thị. Lớp
người nghèo phải đương đầu với những khó khăn do giá nhà đất tăng, tạo nên
nhiều khu vực nhà ở có chất lượng thấp kém...”
Đề cập đến vấn đề nhà ở của sinh viên trong bài viết “Nhọc nhằn chỗ trọ sinh
viên” của Duy Thịnh, tác giả cho rằng sinh viên có nhu cầu rất lớn về chỗ ở, việc
đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên hiện nay là một việc cấp bách. Trong quá
trình nhọc nhằn tìm chỗ trọ của mình, sinh viên vẫn rất trong chờ vào việc xã hội
hóa trong xây dựng các khu ký túc xá được phát triển sâu rộng. Tu y nhiên, chỉ số
ít sinh viên may mắn được ở trong làng sinh viên và ký túc xá hoặc tìm được chỗ
ở phù hợp. Và nguồn lực quan trọng giải quyết nơi ở cho sinh viên là từ các doanh
nghiệp cũng đang gặp nhiều trở ngại lớn: giá vật liệu tăng, lãi xuất ngân hàng cao.
Vì vậy trong khi chính sách xây dựng nơi ở cho sinh viên chưa thu hút được các
doanh nghiệp thì việc giải bài toán nhà ở, ký túc xá sinh viên về căn cơ lâu dài là 4
phải tư nhân hóa cơ sở hạ tầng giáo dục.
Cũng đề cập đến vấn đề xây dựng quy chế quản lý nhà trọ, ký túc xá sinh viên
trong bài viết: "Khó có thể, thậm chí không thể xây dựng được quy chế quản lý
nhà trọ". Nội dung bài viết cho biết, khó có thể, thậm chí không thể xây dựng
được vì các bộ không trực tiếp quản lý sinh viên vì đó là nhu cầu riêng. Hơn nữa
phần lớn các trường chỉ đáp ứng 20-30% chỗ ở cho sinh viên còn 70-80% sinh
viên tự tìm chỗ trọ bên ngoài do đó rất khó quản lý. Tình trạng nhà trọ sinh viên
rất phức tạp, lộn xộn, xuất hiện tệ nạn xã hội mà nhà trường, gia đình rất khó quản
lý, nóng nhất là hai thành phố lớn Hà Nội, Tp. HCM. S
inh viên cứ mãi lao đao về
chuyện chỗ ở thì không thể yên tâm học hành. Việc xây dựng kí túc xá mới, mở
rộng các khu kí túc xá sẵn có là mong muốn của không ít sinh viên. Thiết nghĩ,
lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành chức năng, các cơ quan đơn vị trường học cũng
nên quan tâm xây dựng kí túc xá cho sinh viên để tạo điều kiện cho sinh viên yên
tâm học tập. Đó cũng là một cách quan tâm thiết thực hơn đến đời sống và sinh
hoạt của sinh viên-những trí thức trẻ trong tương lai không xa.
Như vậy, tầm quan trọng của nơi ở đối với con người và đặc biệt là nhóm người
có thu nhập thấp trong đó có sinh viên là vấn đề cần được điều tra, thăm dò dư
luận xã hội hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu ở của con người
càng nâng cao. Nhà ở của con người không chỉ là nơi che nắng che mưa, ngả lưng
một giấc để ngày mai còn đi làm tiếp mà còn là biểu tượng tượng trưng cho đẳng
cấp xã hội của người sở hữu ngôi nhà, nó còn hàm chứa cả một cách nhìn về thang
bậc bảy yếu tố cơ bản của cuộc sống con người xã hội. Ở Việt Nam, trong điều
kiện kinh tế đất nước hiện nay vấn đề nhà ở là vấn đề cấp thiết cho nhiều đối tượng
trong đó có công nhân và sinh viên nhưng việc đáp ứng các nhu nhà ở của xã hội
nhìn chung chưa được chú trọng. Dẫn đến đời sống của họ vẫn còn thiếu thốn về
nhiều mặt đặc biệt là khía cạnh xã hội. 5
III. Kế hoạch điều tra, thăm dò DLXH về nơi ở của sinh viên
3.1. Phương pháp điều tra DLXH về nơi ở của sinh viên
3.1.1. Phương pháp Anket
* Bảng khảo sát Anket được thực hiện qua Google Form (Google biểu mẫu)
Link khảo sát: https://forms.gle/pKYWnR6ib4Fnezg48
Nội dung bảng khảo sát như sau: 6 7
* Các cách thức phát bảng khảo sát Anket Khảo sát qua email 8
Khảo sát qua bạn bè, các trang nhóm trên mạng Internet (Facebook, Zalo…) 9
3.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
* Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu
Hướng dẫn phỏng vấn sâu
Chủ đề: NƠI Ở CỦA SINH VIÊN
Thông tin cá nhân: Xin anh (chị) cho biết một số thông tin về bản thân: tuổi
nghề nghiệp hiện tại, trình độ học vấn cao nhất…
Nội dung 1: Về thực trạng nơi ở của sinh viên hiện nay
Câu hỏi 1: Anh (chị) có nhận xét gì về thực trạng nhà ở của sinh viên sống
xa nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay?
Câu hỏi 2: Anh (chị) có biết đến một vài vụ việc (hỏa hoạn, bão lũ,…) xảy
ra do chất lượng nơi ở sinh viên gây ra không?
Câu hỏi 3: Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về việc xử lý các sai phạm về
nhà ở địa phương mình trong 2 năm trở lại đây?
Nội dung 2: Ảnh hưởng của chất lượng nơi ở đến đời sống sinh viên
Câu hỏi 1: Theo Anh (chị), những ảnh hưởng nào của chất lượng nơi ở tác
động tới đời sống sinh hoạt của sinh viê ? n
Câu hỏi 2: Anh (chị) có thể cho biết thêm những ảnh hưởng của chất lượng
nơi ở đến việc học tập của sinh viên?
Câu hỏi 3: Anh (chị) có tâm trạng như thế nào về những hậu quả do nhà ở gây ra cho sinh viên?
Nội dung 3. Các giải pháp nâng cao chất lượng nơi ở sinh viên
Câu hỏi 1: Theo anh (chị), để nâng cao chất lượng, cơ sở vật chất nhà ở cần có các giải pháp gì?
Câu hỏi 2: Anh (chị) có thể cho biết các nội dung cơ bản của Luật nhà ở không?
Xin cám ơn anh (chị) đã tham gia vào cuộc phỏng vấn này! 10
3.1.3. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung
* Kế hoạch tổ chức buổi thảo luận nhóm tập trung • Chuẩn bị
- Mời người tham gia: Gửi thư mời đến các đối tượng tham gia – nhóm sinh
viên khoảng 6-10 người đang sinh sống và học tập tại Hà Nội. Sau đó yêu
cầu họ phản hồi xác nhận tham gia để có sự chuẩn bị tốt hơn.
- Địa điểm và thời gian: Chọn địa điểm và thời gian phù hợp, thuận tiện cho
tất cả các bên tham gia; đảm bảo tính riêng tư, yên tĩnh để có thể tập trung
nghe rõ buổi thảo luận, làm cho đối tượng tham gia cảm thấy thoải mái.
- Người điều hành: Chọn một người có kinh nghiệm để dẵn dắt buổi thảo
luận. Người này có khả năng hoạt ngôn, biết lắng nghe và khuyến khích mọi người.
- Công cụ hỗ trợ: Chuẩn bị các công cụ cần thiết như máy ghi âm, bảng trắng, bút viết, máy chiếu,… - Bố trí chỗ ngồi:
+ Tránh tạo ra vị thế trong cách bố trí chỗ ngồi.
+ Sắp xếp sao cho người điều hành có thể nhìn thấy và trao đổi bằng mắt
với tất cả các thành viên của nhóm.
+ Bố trí các thành viên ngồi ở các cự ly bằng nhau đến vị trí của người
điều hành và để cho các thành viên khác có thể nhìn thấy.
• Chào hỏi: Người điều hành chào hỏi và mời các thành viên vào chỗ ngồi
• Giới thiệu: Người điều hành sẽ giới thiệu với các thành viên mục đích
cuộc thảo luận; giới thiệu sơ bộ về bản thân như tên, tuổi, nơi công tác;
đưa ra nguyên tắc thảo luận cho cả nhóm “tất cả các ý kiến đều được
tôn trọng như nhau, không đánh giá câu trả lời đúng hay sai”; yêu cầu
mọi người không nói cùng một lúc, không ngắt lời nhau và xin phép ghi âm.
• Thảo luận: 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1: Khởi động 11
Nội dung: Các thành viên tự giới thieju về bản thân (tên, tuổi, nơi ở,…).
Mục đích: Xây dựng mối tương tác giữa các thành viên, làm họ thoải mái
và trở nên cởi mở. Làm rõ thông tin cá nhân của các thành viên.
- Giai đoạn 2: Thảo luận sâu
Nội dung: Thảo luận các chủ đề liên quan đến vấn đề cần tìm hiểu (vấn đề nơi ở của sinh viên).
Mục đích: Thu thập các thông tin về vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu quan
điểm, thái độ, tình cảm của đối tượng tham gia đối với vấn đề đó.
- Giai đoạn 3: Kết thúc thảo luận
Nội dung: Tóm tắt lại và làm rõ một lần nữa các chủ đề được thảo luận.
Mục đích: Giúp người điều hành kiểm tra lại kết luận và giả thuyết xem
đã rõ ràng, phù hợp chưa, các thành viên làm rõ thêm hoặc bổ sung ý kiến của mình (nếu có). 12
* Bảng câu hỏi thảo luận nhóm tập trung
Chủ đề: VẤN ĐỀ NƠI Ở CỦA SINH VIÊN
Phần 1: Giới thiệu bản thân (Thông tin cá nhân)
- Tên của bạn là gì? Bạn bao nhiêu tuổi?
- Nơi ở hiện tại của bạn ở đâu?
- Bạn học trường nào? Sinh viên năm mấy?
- Bạn sinh sống và học tập xa nhà hay sống cùng người thân?
Phần 2: Hiểu biết chung về vấn đề
- Bạn đã nghe nói về vấn đề nơi ở của sinh viên trước đây chưa?
- Bạn có thể chia sẻ điều gì bạn biết về vấn đề này?
- Bạn từng sống ở nhà thuê bao giờ chưa? Nếu có, bạn đánh giá thế nào
về chất lượng nơi ở đó?
- Nếu có ý định ở nhà thuê, bạn có cân nhắc đến chất lượng nhà ở không?
Phần 3: Ý kiến và quan điểm
- Bạn nhận xét gì về điểm mạnh và điểm yếu của nhà ở cho sinh viên?
- Bạn nghĩ chất lượng nơi ở có ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, học tập của sinh viên không?
- Bạn có thể cho biết thêm về những ảnh hưởng đó không?
Phần 4: Đề xuất giải pháp
- Theo bạn, chất lượng nơi ở của sinh viên cần cải thiện điều gì?
- Bạn có đề xuất giải pháp gì để nâng cao chất lượng nơi ở sinh viên?
- Bạn nghĩ các cơ quan ban ngành, nhà nước có nên ban hành một số luật,
chính sách hỗ trợ nhà ở cho sinh viên không? 13
3.2. Báo cáo kết quả thu thập thông tin DLXH về nơi ở của sinh viê n
Kết quả khảo sát bảng hỏi:
Có 50 câu trả lời cho cuộc khảo sát này • Thông tin cá nhân - Độ tuổi
Được trải dài từ 19-23 tuổi (đa số là sinh viên) - Giới tính
Với số lượng nam, nữ tham gia khảo sát là cân bằng ở cả hai giới nên tính khách quan được đảm bảo 14
- Trường học hiện tại
Đa số các bạn sinh viên đều đang học tập tại các trường đại học ở thành phố Hà
Nội như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học sư phạm, Đại học Thương
Mại và các trường đại học trực thuộc trường Đại học Quốc gia
Các bạn tham gia khảo sát phần lớn là sinh viên năm ba - Hiện đang sinh sống
Sinh viên sống xa nhà chiếm tỷ lệ cao hơn so với sống cùng người thân 15
• Câu hỏi khảo sát liên quan đến nơi ở của sinh viên (dành cho sinh
viên sống xa nhà)
- Hiện tại bạn đang sống ở dạng nhà ở nào?
- Bạn tìm thông tin nhà ở từ các nguồn nào?
- Lý do bạn lựa chọn nơi ở hiện tại?
Hơn 50% sinh viên lựa chọn nơi ở của mình theo tiêu chí tiện nghi, gần khu ăn
uống, chợ, siêu thị; giá rẻ, phù hợp và gần trường học 16 - Bạn đang ở cùng ai?
Ở chung với bạn bè và một mình là hai câu trả lời được sinh viên lựa chọn nhiều nhất
- Bạn có thích ở chung với chủ phòng trọ/chung cư/căn hộ không?
- Trong quá trình sống xa nhà, bạn có thường mâu thuẫn với bạn cùng phòng không?
Khi được hỏi trong quá trình sống xa nhà có xảy ra mâu thuẫn với bạn cùng
phòng không thì 80% trả lời là không, 20% trả lời là có 17
Các lý do dẫn đến mâu thuẫn bao gồm: không hợp tính cách, không giữ trật tự hoặc vệ sinh chung,…
- Bạn từng gặp phải trường hợp xấu (cháy nổ, hỏa hoạn, lũ lụt...) do chất lượng nơi ở gây ra chưa?
- Bạn đánh giá như thế nào về thiết bị, cơ sở vật chất nơi ở hiện tại 18