Định nghĩa vật chất - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Ông quan niệm toàn bộ thế giới của chúng ta được khởi nguồn từ nước. Nước là bản chất chung của tất cả mọi vật, mọi hiện tượng trong thế giới. Mọi cái trên thế gian đều khởi nguồn từ nước và khi bị phân hủy lại biến thành nước. Thales có nói như thế này. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT:
1.Quan niệm về vật chất của các nhà di vật trước Mác:
- Quan niệm về vật chất của Talet:
Talet sống trong khoảng thời gian từ năm 625 TCN– 547 TCN, ông sinh ra ở thành
phố Miletos, một thành phố cổ trên bờ biển gần cửa sông Maeander (của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông quan niệm toàn bộ thế giới của chúng ta được khởi nguồn từ nước. Nước là
bản chất chung của tất cả mọi vật, mọi hiện tượng trong thế giới. Mọi cái trên thế
gian đều khởi nguồn từ nước và khi bị phân hủy lại biến thành nước. Thales có nói như thế này:
“ Mọi vật đều sinh ra từ nước: thứ nhất bản nguyên của mọi động vật là tinh dịch,
mà tinh dịch thì ẩm ướt: thứ hai, mọi vật đều sống bằng nước và đâm hoa kết trái
nhờ nước, sẽ khô héo nếu thiếu nước: thứ ba, bản thân ánh sáng của mặt trời và các
thiên thể cũng tiêu thụ hơi nước, giống như bản thân vũ trụ.”
Đối với Thales, thế giới này không gì khác hơn đó là những trạng thái khác nhau
của nước. Bao bọc xung quanh chúng ta là các đại dương. Động đất chẳng qua chỉ
là sự va chạm giữa Trái Đất và sóng biển trong bão.
Talet cũng cho rằng, Trái Đất cũng chỉ là các đĩa khổng lồ đang trôi nổi trên nước.
Ông cũng đưa ra sự phân định cho nó, gồm 5 vùng:
+)Bắc cực nhìn thấy được.
+)Nam Cực không nhìn thấy được.
-Quan niệm về vật chất của Hêraclit:
Heraclit (520 - 460 tr. CN) Hêraclit là nhà biện chứng nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại.
Khác với các nhà triết học phái Milê, Heraclit cho rằng không phải là nước,
apeirôn, không khí, mà chính lửa là nguồn gốc sinh ra tất thảy mọi sự vật. "Mọi cái
biến đổi thành lửa và lửa thành mọi cái tựa như trao đổi vàng thành hàng hóa và
hàng hóa thành vàng". Lửa không chỉ là cơ sở của mọi vật mà còn là khởi nguyên
sinh ra chúng. "Cái chết của lửa - là sự ra đời của không khí, và cái chết của không
khí là sự ra đời của nước, từ cái chết của nước sinh ra không khí, từ cái chết của
không khí - lửa, và ngược lại". Bản thân vũ trụ không phải do chúa Trời hay một
lực lượng siêu nhiên thần bí nào tạo ra. Nó "mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa
vĩnh viễn đang không ngừng bùng cháy và tàn lụi". Vi toàn bộ vũ trụ tựa như ngọn
lửa bất diệt, Heraclit đã tiếp cận được với quan niệm duy vật nhấn mạnh tính vĩnh
viễn và bất diệt của thế giới.
Dưới con mắt của Heraclit, mọi sự vật trong thế giới của chúng ta đều thay đổi,
vận động, phát triển không ngừng. Luận điểm bất hủ của Hêraclit: "Chúng ta
không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông". Heraclit thừa nhận sự tồn tại và
thống nhất của các mặt đối lập nhưng trong các mối hệ khác nhau. Chẳng hạn,
"một con khỉ dù đẹp đến đâu nhưng vẫn là xấu nếu quan đem so nó với con người".
Vũ trụ là một thể thống nhất, nhưng trong lòng nó luôn luôn diễn ra các cuộc đấu
tranh giữa các sự vật, lực lượng đối lập nhau. Nhờ các cuộc đấu tranh đó mà mới
có hiện tượng sự vật này chết đi, sự vật khác ra đời. Điều đó làm cho vũ trụ thường
xuyên phát triển và trẻ mãi không ngừng. Vì thế đấu tranh là vương quốc của mọi
cái, là quy luật phát triển của vũ trụ. Bản thân cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập
luôn diễn ra trong sự hài hoà nhất định.
-Quan niệm về vật chất của Niuton:
Issac Newton là một nhà toán học,nhà vật lý, nhà thiên học, nhà thần học và tác giả
( ở thời của ông được gọi là nhà triết học tự nhiên).Quan điểm của Newton coi
khối lượng là vật chất và là cái bất biến. Đến thời kỳ cận đại, khoa học phát hiện ra
sự tồn tại của nguyên tử, cho nên quan niệm của thuyết nguyên tử về cấu tạo của
vật chất ngày càng được khẳng định. Trong giai đoạn thế kỷ 17 - thế kỷ 18, mặc dù
đã có những bước phát triển, đã xuất hiện những tư tưởng biện chứng nhất định
trong quan niệm về vật chất, song quan niệm đó ở các nhà triết học duy vật thời kỳ
này về cơ bản vẫn mang tính chất cơ giới, đó là khuynh hướng đồng nhất vật chất
với nguyên tử hoặc với khối lượng. Quan niệm này chịu ảnh hưởng khá mạnh bởi
cơ học cổ điển của Newton, một lĩnh vực của vật lý được coi là phát triển hoàn
thiện nhất thời bấy giờ. Cơ học cổ điển coi khối lượng của vật thể là đặc trưng cơ
bản và bất biến của vật chất; thế giới bao gồm những vật thể lớn nhỏ khác nhau,
cái nhỏ nhất không thể phân chia nhỏ hơn là các nguyên tử; đặc trưng cơ bản của
mọi vật thể là khối lượng; tính tất yếu khách quan trong hiện thực là tính tất yếu
khách quan được thể hiện qua các định luật cơ học của Newton; vật chất, vận động,
không gian và thời gian là những thực thể khác nhau cùng tồn tại chứ không có
quan hệ ràng buộc nội tại với nhau. Quan niệm này tồn tại và được các nhà triết
học duy vật cũng như các nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng sử dụng cho đến tận cuối thế kỷ 19.
-Quan niệm về vật chất của Đêmocrit;
Đêmocrit (khoảng 460 - 370 tr. CN) Đêmocrit là đại biểu xuất sắc nhất của chủ
nghĩa duy vật cổ đại. Nổi bật trong triết học duy vật của Đêmocrit là thuyết nguyên
tử. Nguyên tử là hạt vật chất không thể phân chia được nữa, hoàn toàn nhỏ bé và
không thể cảm nhận được bằng trực quan. Nguyên tử là vĩnh cửu không thay đổi
trong lòng nó không có cái gì xảy ra nữa. Nguyên tử có vô vàn hình dạng. Theo
quan niệm của Đêmocrit, các sự vật là do các nguyên tử liên kết lại với nhau tạo
nên. Tính đa dạng của nguyên tử làm nên tính đa dạng của thế giới các sự vật.
Nguyên tử tự thân, không vận động, nhưng khi kết hợp với nhau thành vật thể thì
làm cho vật thể và thế giới vận động không ngừng. Linh hồn, theo Đêmocrit, cũng
là một dạng vật chất, được cấu tạo từ các nguyên tử đặc biệt có hình cầu, linh động
như ngọn lửa, có vận tốc lớn, luôn luôn động và sinh ra nhiệt làm cho cơ thể hưng
phấn và vận động. Do đó linh hồn có một chức năng quan trọng là đem lại cho cơ
thể sự khởi đầu vận động. Trao đổi chất với môi trường bên ngoài cũng là một
chức năng của linh hồn và được thực hiện thông qua hiện tượng thơ của con người.
Như vậy linh hồn là không bất tử, nó chết cùng với thể xác.
Đêmocrit phân nhận thức con người thành dạng nhận thức do các cơ quan cảm giác
đem lại và nhận thức nhờ lý tính. Nhận thức đem lại do cơ quan cảm giác là loại
nhận thức mờ tối, chưa đem lại chân lý. Còn nhận thức lý tính là nhận thức thông
qua phán đoán và cho phép đạt chân lý, vì nó chỉ ra cái khởi nguyên của thế giới là
nguyên tử, tính đa dạng của thế giới là do sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử.
Đemocrit đã có những quan điểm tiến bộ về mặt đạo đức. Theo ông, phẩm chất con
người không phải ở lời nói mà ở việc làm. Con người cần hành động có đạo đức.
Còn hạnh phúc của con người là ở khả năng trí tuệ, khả năng tinh thần nói chung,
đỉnh cao của hạnh phúc là trở thành nhà thông thái, trở thành công dân của thế giới.
- Ưu điểm trong quan niệm về vật chất của các nhà duy vật trước Mác:
+ Là duy vật trong cách giải thích nhưng mang tính sơ khai, chất phác
+ Lấy chính bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên. +Chống CNDT và tôn giáo.
+ Đã xác lập phương pháp luận tích cực cho sự phát triển nhận thức một cách khoa học về thế giới
+ Giải thích về cấu tạo vật chất khách quan các hiện tượng tự nhiên, làm tiền đề
cho việc giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề trong việc ứng xử tích cực giữa con
người và giới tự nhiên, vì sự sinh tồn và phát triển của con người.