Đoạn văn tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em yêu thích | Văn mẫu lớp 7 Chân trời sáng tạo
Tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em yêu thích, hướng dẫn học sinh cách tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc truyện ngắn.
Chủ đề: Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng (CTST)
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Văn mẫu lớp 7
Viết đoạn văn tóm tắt văn bản
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (từ 150 - 200 từ) để tóm tắt một văn bản nghị
luận hoặc một truyện ngắn mà em yêu thích.
Dàn ý tóm tắt văn bản - Với văn bản truyện:
Tóm tắt thông tin chính (thời gian, không gian, tên nhân vật) Sự kiện 1 - Chi tiết 1 Sự kiện 2 - Chi tiết 2
Sự kiện 3 - Chi tiết 3…
- Với văn bản nghị luận: Cách 1:
Ý kiến lớn 1- Ý kiến nhỏ 1
Ý kiến lớn 2 - Ý kiến nhỏ 2 Cách 2:
Ý kiến lớn 1 - Ý kiến lớn 2
Ý kiến nhỏ 1 - Ý kiến nhỏ 2
Đoạn văn tóm tắt văn bản nghị luận
Tóm tắt Bàn về đọc sách
Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn. Sách vở tích luỹ càng nhiều,
thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Bởi vậy, đọc sách không cốt lấy
nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Sách đọc nên chia làm
mấy loại. Một loại là sách đọc để có kiến thức phổ thông mà mọi công dân thế
giới hiện nay đều phải biết, một loại là sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.
Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Từ xưa
đến này, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng là tinh thần ấy lại kết thành một làn sóng
mạnh mẽ. Lịch sử dân tộc đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại của Bà Trưng,
Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… Ngày này, đồng bào ta cũng xứng đáng với
tổ tiên ngày trước. Từ các cụ già đến trẻ nhỏ, từ kiều bào nước ngoài đến đồng
bào bị tạm chiếm đều chung một lòng yêu nước ghét giặc. Tinh thần yêu nước
giống như các thứ của quý, mà bổn phận của nhân dân là phải làm cho tinh thần
ấy đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Tóm tắt Đức tính giản dị của Bác Hồ
Bác Hồ là một người có lối sống giản dị và khiêm tốn. Điều đó được thể hiện từ
nơi ở, việc ăn uống và trang phục. Còn trong công việc, Bác luôn tự làm những
việc có thể tự làm được. Đời sống giản dị vật chất phù hợp với đời sống giản dị
trong tâm hồn. Không chỉ vậy, Bác còn giản dị trong lời nói và bài viết để mọi
người dân có thể hiểu và nhớ được.
Đoạn văn tóm tắt văn bản truyện ngắn
Tóm tắt Giọt sương đêm
Ông khách Bọ Dừa đến một xóm trọ đêm ở Bờ Giậu. Thằn Lằn đã mời Bọ Dừa
vào ở trong chiếc bình - nhà của mình. Khi nghĩ đến những lần bị bọn trẻ bắt
cóc, bị ám ảnh bởi những không gian tối tăm, ông đã từ chối. Bọ Dừa quyết
định sẽ ngủ dưới vòm trúc ở phía xa kia. Nghe xong, Thằn Lằn cáo từ, rồi đến
nhà cụ giáo Cóc báo cáo. Đêm hôm đó, khi đang ngủ thì bỗng một giọt sương
nhằm trúng cổ ông khách khiến Bọ Dừa nhớ đến quê hương. Sáng hôm sau,
Thằn Lằn đến hỏi thăm. Ông Bọ Dừa kể lại chuyện đêm qua rồi từ biệt Thằn
Lằn để trở về quê sau nhiều năm xa cách.
Tóm tắt Buổi học cuối cùng
Sáng hôm ấy, Phrăng đến lớp muộn, ngạc nhiên khi lớp học trở nên yên lặng
khác thường. Thầy Ha-men thông báo với cả lớp đây là buổi học tiếng Pháp
cuối cùng. Phrăng thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian,
trốn học đi chơi và ngay sáng nay thôi, cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết
định đến trường. Buổi học diễn ra thật trang nghiêm từ tiết tập đọc, tập viết rồi
tiết lịch sử. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp. Khi đồng hồ
điểm mười hai giờ cũng là lúc buổi học kết thúc. Thầy Ha-men xúc động không
nói nên lời. Cuối cùng, thầy viết thật to lên bảng: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.
Tóm tắt Bố của Xi-mông
Chị Blăng-sốt bị một người đàn ông lừa dối, sinh ra Xi-mông. Chính vì vậy, Xi-
mông trở thành một cậu bé không có bố. Khi đến trường, cậu bị bạn bè trêu
chọc. Cậu buồn bực, lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết đi cho xong. Ở đây,
cậu đã gặp bác thợ rèn Phi-líp. Bác đã nghe Xi-mông kể chuyện cậu bị bắt nạt.
Bác Phi-líp đã hứa sẽ cho cậu bé một ông bố, rồi đưa Xi-mông về nhà. Về đến
nhà, Xi-mông nằng nặc đòi bác thợ rèn làm bố của mình khiến cho chị Blăng-
sốt cảm thấy ngượng ngùng. Xi-mông hỏi và biết được tên bác thợ rèn là Phi-líp.
Ngày hôm sau đến trường, khi bọn trẻ trêu chọc, Xi-mông đã tự tin nói rằng
mình có bố, bố của mình tên là Phi-líp. Cậu đưa con mắt thách thức chúng, sẵn
sàng chịu hành hạ còn hơn là bỏ chạy cho đến khi thầy giáo giải thoát cho Xi- mông trở về nhà.