Đọc: Những vết đinh lớp 4 trang 14 Cánh Diều

Đọc: Những vết đinh lớp 4 trang 14 sách Cánh Diều Tập 1 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 thuộc bộ sách Cánh Diều.

SOẠN BÀI ĐỌC: NHNG VẾT ĐINH
1. Đọc bài Những vết đinh lớp 4
NHNG VẾT ĐINH
một cậu nọ tính hay cáu kỉnh. Cha cậu bèn đưa cho cậu một túi
đinh và bảo:
- Mi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào
g.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 15 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài
tun, cậu đã biết kim chế những cơn nóng giận, s đinh cậu đóng
trên hàng rào ngày một ít đi. Cu nhn thy kim chế cơn giận còn d
hơn là phải đóng một cái đinh lên hàng rào.
Đến mt hôm, cậu đã không còn cáu giận vi ai trong sut c ngày.
Cậu thưa với cha. Người cha bo:
- Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái đinh
ra khỏi hàng rào.
Ngày lại trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu hãnh diện khoe vi
cha rằng không còn một cái đinh nào trên hàng rào. Cha lin dn cu
đến bên hàng rào, bảo:
- Con đã làm mọi vic rt tốt. Nhưng hãy nhìn lên hàng rào: Dù con đã
nh đinh đi, vết đinh vẫn còn. Nếu con xúc phạm ai đó trong cơn gin
lời xúc phạm của con cũng giống như những chiếc đinh này: Chúng để
li nhng vết thương khó lành trong lòng người khác và cả trong lòng
con nữa. vết thương tinh thần còn tệ hơn những vết đinh rất
nhiu.
Mai Văn Khôi (Truyện đọc lp 4, 2018)
(:) Chú thích và giải nghĩa:
- Kim chế: gi mt chng mc nhất định, không cho tự do phát
trin, t do hoạt động
- Hãnh diện: hài lòng v điều mình cho hơn người khác đ l
điều đó ra ngoài
- Xúc phạm: động chạm, làm tổn thương đến những người ta
cho là thiêng liêng, cao quý
- Tinh thần: ý nghĩ, tình cảm, đời sng ni tâm của con người
2. Tr lời câu hỏi bài Những vết đinh lớp 4
Câu 1 trang 15 Tiếng Vit lớp 4 Cánh Diều Tp 1
Người cha dy con trai kim chế tính nóng nảy bằng cách nào?
Tr li: Người cha dy con trai kim chế tính nóng nảy bng
cách đưa cho cậu một túi đinh bảo: "Mi lần con cáu knh vi ai,
con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ."
Câu 2 trang 15 Tiếng Vit lớp 4 Cánh Diều Tp 1
Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha bo cậu làm gì?
Tr li: Khi cậu đã kim chế được tính nóng nảy, người cha bo
cu "Sau một ngày con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái
đinh ra khỏi hàng rào."
Câu 3 trang 15 Tiếng Vit lớp 4 Cánh Diều Tp 1
Em hiểu “vết đinh” trong câu “Dù con đã nh đinh đi, vết đinh vẫn
còn” chỉ điều gì?
Tr li: Em hiu "vết đinh" chính là những tổn thương về cảm xúc, và
khoảng cách giữa cậu những người xung quanh - th b cơn tức
gin ca cu to ra
Câu 4 trang 15 Tiếng Vit lớp 4 Cánh Diều Tp 1
Hãy nói về mt ln em gin di hoặc cáu kỉnh với ai đó. Nêu suy nghĩ
ca em v vic y.
Tham kho:
Mu
Đầu năm học, giáo đã sắp xếp li ch ngi ca c lp. Em rt mong
đưc ngi với người bạn thân nhất của mình, nên đã chủ động giơ tay
xin đưc ngi vi bạn. Tuy nhiên, giáo lại không đồng ý, lo rằng
em bạn y khi ngi cnh nhau s thường i chuyện riêng, không
tp trung học được. Điều đó khiến em va bun, va xu h nên đã
lp tc ngi xuống mà không trả lời cô giáo. Hành động gin dỗi vô cớ
y ca em khiến cô rất bt ngờ, nhưng không nói chỉ im lng
nhìn em. Sut tiết hc, em c nghĩ mãi về hành động của mình và cm
thấy cùng hi hận. Ra chơi, em chạy theo ra đến cầu thang để
nói lời xin lỗi. giáo đã dịu dàng xoa đu của em bo rằng
không hề giận em. Điều đó đã khiến em cm thy rt vui mừng và như
vừa được giải thoát khỏi mt lồng giam được xây nên bởi s ăn năn.
| 1/3

Preview text:

SOẠN BÀI ĐỌC: NHỮNG VẾT ĐINH
1. Đọc bài Những vết đinh lớp 4 NHỮNG VẾT ĐINH
Có một cậu bé nọ tính hay cáu kỉnh. Cha cậu bèn đưa cho cậu một túi đinh và bảo:
- Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 15 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài
tuần, cậu đã biết kiềm chế những cơn nóng giận, số đinh cậu đóng
trên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy kiềm chế cơn giận còn dễ
hơn là phải đóng một cái đinh lên hàng rào.
Đến một hôm, cậu đã không còn cáu giận với ai trong suốt cả ngày.
Cậu thưa với cha. Người cha bảo:
- Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào.
Ngày lại trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé hãnh diện khoe với
cha rằng không còn một cái đinh nào trên hàng rào. Cha liền dẫn cậu
đến bên hàng rào, bảo:
- Con đã làm mọi việc rất tốt. Nhưng hãy nhìn lên hàng rào: Dù con đã
nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn. Nếu con xúc phạm ai đó trong cơn giận
lời xúc phạm của con cũng giống như những chiếc đinh này: Chúng để
lại những vết thương khó lành trong lòng người khác và cả trong lòng
con nữa. Mà vết thương tinh thần còn tệ hơn những vết đinh rất nhiều.
Mai Văn Khôi (Truyện đọc lớp 4, 2018)
(:) Chú thích và giải nghĩa:
- Kiềm chế: giữ ở một chừng mực nhất định, không cho tự do phát
triển, tự do hoạt động
- Hãnh diện: hài lòng về điều mình cho là hơn người khác và để lộ điều đó ra ngoài
- Xúc phạm: động chạm, làm tổn thương đến những gì mà người ta
cho là thiêng liêng, cao quý
- Tinh thần: ý nghĩ, tình cảm, đời sống nội tâm của con người
2. Trả lời câu hỏi bài Những vết đinh lớp 4
Câu 1 trang 15 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Tập 1
Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?
Trả lời: Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng
cách đưa cho cậu một túi đinh và bảo: "Mỗi lần con cáu kỉnh với ai,
con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ."
Câu 2 trang 15 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Tập 1
Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha bảo cậu làm gì?
Trả lời: Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha bảo
cậu "Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào."
Câu 3 trang 15 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Tập 1
Em hiểu “vết đinh” trong câu “Dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn” chỉ điều gì?
Trả lời: Em hiểu "vết đinh" chính là những tổn thương về cảm xúc, và
khoảng cách giữa cậu bé và những người xung quanh - thứ bị cơn tức giận của cậu tạo ra
Câu 4 trang 15 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Tập 1
Hãy nói về một lần em giận dỗi hoặc cáu kỉnh với ai đó. Nêu suy nghĩ của em về việc ấy. Tham khảo: Mẫu
Đầu năm học, cô giáo đã sắp xếp lại chỗ ngồi của cả lớp. Em rất mong
được ngồi với người bạn thân nhất của mình, nên đã chủ động giơ tay
xin được ngồi với bạn. Tuy nhiên, cô giáo lại không đồng ý, vì lo rằng
em và bạn ấy khi ngồi cạnh nhau sẽ thường nói chuyện riêng, không
tập trung học được. Điều đó khiến em vừa buồn, vừa xấu hổ nên đã
lập tức ngồi xuống mà không trả lời cô giáo. Hành động giận dỗi vô cớ
ấy của em khiến cô rất bất ngờ, nhưng cô không nói gì mà chỉ im lặng
nhìn em. Suốt tiết học, em cứ nghĩ mãi về hành động của mình và cảm
thấy vô cùng hối hận. Ra chơi, em chạy theo cô ra đến cầu thang để
nói lời xin lỗi. Cô giáo đã dịu dàng xoa đầu của em và bảo rằng cô
không hề giận em. Điều đó đã khiến em cảm thấy rất vui mừng và như
vừa được giải thoát khỏi một lồng giam được xây nên bởi sự ăn năn.