Đối tượng và chức năng của Triết - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Xã hội, nhận thức của chúng ta và cả bản thân triết học ngày càng phát triển vì thếmà nội dung đối tượng nghiên cứu của triết học cũng thay đổi trong các trường pháitriết học khác nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
2.ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA
TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Xã hội, nhận thức của chúng ta và cả bản thân triết học ngày càng phát triển vì thế
mà nội dung đối tượng nghiên cứu của triết học cũng thay đổi trong các trường phái
triết học khác nhau. Mỗi hệ thống triết học vẫn thường xác định cho mình một đối
tượng nghiên cứu riêng.
1. Khái niệm triết học Mác – Lênin
-Triết học Mác – Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội
và tư duy, là thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới.
+Triết học Mác – Lênin là triết học duy vật biện chứng cả về tự nhiên, xã hội
+Triết học Mác – Lênin là thế giới quan và phương pháp luận của nhân lao đông,
cách mạng và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo xã hội.
+ Ngày nay triết học đang đứng ở đỉnh cao của tư duy triết học nhân loại, là hình thức
phát triển cao nhất trong số các hình thức triết học từng có trong lịch sử
2.1. Nhắc lại đối tượng của triết học trong lịch sử:
- Đối tượng nghiên cứu của triết học là các quan hệ phổ biến và các quy luật chung
nhất của toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy
- Giai đoạn triết học trong lịch sử:
+ Triết học thời cổ đại: không có đối tượng nghiên cứu riêng, chưa có sự phân chia
giữa triết học và các khoa học khác, lúc này triết học được gọi là khoa học của mọi
khoa học. Triết học tự nhiên là hình thức đầu tiên của triết học nó bao gồm những
hiểu biết, tri thức mà con người có được trong thời kỳ này.
+ Triết học thời Trung cổ ở Tây Âu: đối tượng của triết học thời kỳ này bị hòa lẫn với
đối tượng thần học. Điển hình là thời kỳ trung cổ ở Tây Âu: khi quyền lực của Giáo
hội bao trùm lên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nền triết học tự nhiên bị thay thế bằng
nền triết học kinh viện- triết học chỉ tập trung vào chủ đề như niềm tin tôn giáo, thiên đường, địa ngục,..
+ Từ thời Phục hưng đến Cận đại,
Thế kỷ 17-18: KHTN đã hình thành các bộ môn độc lập; vấn đề đối tượng của
triết học bắt đầu được đặt ra
Cuối thế kỉ 18-19: Triết học Đức phát triển, đỉnh cao là triết học của Heghen ( là
một hệ thống phổ biến của tri thức khoa học, các ngành khoa học cụ thể chỉ là
mắt khâu của triết học )
2.2. Đối tượng của triết học Mác-Lênin
- Triết học Mác- Leenin xác định đối tượng nghiên cứu là tiếp tục giải quyết mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy nhất triệt để và nghiên cứu những quy
luật chung nhất của tự nhiên,xã hội và tư duy
- Triết học Mác-Lênin vừa có sự đồng nhất vừa có sự khác biệt so với đối tượng
nghiên cứu của hệ thống triết học khác trong lịch sử
- Triết học Mác-Leenin khắc phục những hạn chế và đoạn tuyệt với những quan niệm
sai lầm của hệ thống triết học khác trong lịch sử
-Triết học Mác-Leenin giải quyết mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và
ý thức trên trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận
động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy
- Vượt qua những hạn chế lịch sử của các hệ thống triết học khác, triết học Mác-
Leenin xác định đối tượng nghiên cứu của mình bao gồm không chỉ những quy luật
phổ biến của tự nhiên nói chung mà còn nghiên cứu cả những quy luật tự nhiên đã và
và đang được phân hóa. Vì thế vấn đề của con người cũng nằm trong đối tượng
nghiên cứu của triết học này.
Mục đích của triết học Mác-Leenin là nâng cao hiệu quả quá trình nhận thức và
hoạt động thực tiễn nhằm phục vụ lợi ích của con người
- Triết học Mác-Leenin đồng thời giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa biện chứng
khách quan và biện chứng chủ quan. Các quy luật biện chứng của thế giới về nội dung
là khách quan nhưng về hình thức phản ánh là chủ quan. Biện chứng chủ quan là sự
phản ánh của biện chứng khách quan.
- Đối tượng của triết học Mác-Leenin phân biệt rõ ràng đối tượng của triết học và đối
tượng của các khoa học cụ thể Còn triết học chỉ nghiên cứu những quy luật chung
nhất, tác động trong ba lĩnh vực này. Tiêu chí
Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của triết học của các môn khoa học khác Phạm vi
Nghiên cứu rộng hơn, Nghiên cứu những lịch
những lý luận chung trong vực cụ thể đối với từng cuộc sống con người ngành khoa học:
Ví dụ: Nghiên cứu sự lưu Ví dụ: thông của Sinh học: Nghiên cứu sự tiền tệ, hàng hóa biến đổi gen Hóa học: Nghiên cứu ra
các chất khử khuẩn thân thiện với môi trường Tính
Mang tính lý luận, trừu Mang tính chính xác, khoa chất tượng
học, có thể biểu hiện thành
Ví dụ: Nghiên cứu mối bảng số liệu,...
quan hệ giữa vật chất và ý Ví dụ: Nghiên cứu sự tác thức
động của khí cacbonic đến môi trường sống
- Nhưng triết học và các khoa học có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ:
+ các khoa học cụ thể cung cấp dữ liệu, đặt ra vấn đề khoa học mới làm tiền đề cho triết học
+ các khoa học cụ thể tuy có đối tượng và chức năng riêng nhưng đều phải dựa vào
một thế giới quan và phương pháp luận của triết học để nhận định.
Quan hệ giữa quy luật triết học và quy luật khoa học cụ thể là quan hệ cái chung và cái riêng
3. Chức năng của Triết học Mác-Lênin:
Triết học cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng: chức năng thế giới quan, chức
năng phương pháp luận, chức năng nhận thức và giáo dục, chức năng dự báo về phê
phán,.. tuy nhiên chức năng cơ bản của Triết học Mác-Leenin là chức năng thế giới
quan và chức năng phương pháp luận.
a. Chức năng thế giới quan:
- Thế giới quan là hệ thống quan niệm về thế giới, về bản thân con người và vị trí của
con người trong thế giới đó. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, nghĩa là
triết học quan niệm về thế giới bằng hệ thống lý luận của mình.
- Triết học Mác-Leenin đem lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân thế giới quan cộng sản.
- Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò đặc biệt trong định hướng cho con
người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực., hình thành quan điểm khoa học định
hướng mọi hoạt động từ đó giúp con người xác định thái độ và cách thức hoạt động của mình,
- Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người
- Thế giới quan duy vật biện chứng là cơ sở khoa học để đấu tranh với các thể loại thế
giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học. Với bản chất khoa học và cách mạn, thế
giới quan duy vật biện chứng là hạt nhân của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và
các lực lượng tiến bộ, trong nhận thức và cải tạo thế giới (cách mạng)
b. Chức năng phương pháp luận:
- Là hệ thống phương pháp, là hệ thống các quan điểm, những nguyên tác có vai trò
chỉ đạo, xây dựng, lựa chọn và vận dụng phương pháp trong nhận thức thực tiễn
nhằm đạt kết quả tối ưu.
- Phương pháp luận có chức năng định hướng, gợi mở cho hoạt động nhận thức và
thực tiễn, còn phương pháp là cách thức, thao tác hoạt động cụ thể mà chủ thể phải
tuân thủ và thực hiện nhằm đạt được kết quả nhất định.
- Phương pháp luận biện chứng là phương pháp chung của toàn bộ nhận thức khoa
học, trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất
cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.
- Triết học Mác-Lênin trang bị cho con người hệ thống các khái niệm phạm trù, quy
luật làm công cụ nhận thức khoa học, giúp con người phát triển tư duy khoa học, đó là
tư duy cấp độ phạm trù, quy luật