Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 33

Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000) được sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 9. 

Gii bài tp SGK Lch s 9 bài 33: Vit Nam trên đưng đi mi đi lên ch
nghĩa xã hi (t năm 1986 đến năm 2000)
Tr lời câu hỏi Lch S 9 Bài 33 trang 175: Cách mạng hội ch nghĩa
nước ta chuyn sang thc hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh đất nước
thế giới như thế nào?
Tr li:
* Trong nước:
- Qua hai kế hoạch Nhà nước 5 năm, đt nước ta đã đt đưc những thành tựu to
lớn trên các lĩnh vực, nhưng cũng gặp không ít khó khăn và yếu kém.
- ớc ta rơi vào tình trạng khng hoảng, trưc hết là khng hong kinh tế,
hi.
* Thế gii:
- Tác đng ca cuộc cách mạng khoa hc - kĩ thuật.
- Tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước có nhiều biến động, nht là đng
cuc khng hoảng toàn diện Liên Xô và các nưc xã hi ch nghĩa.
=> Để đưa đất nước thoát khỏi khng hoảng và phát triển đi lên, đòi hỏi Đảng và
Nhà nưc ta phi đi mi.
Tr lời câu hỏi Lch S 9 Bài 33 trang 175: Theo em, phi hiểu đi mới đất
nước đi lên ch nghĩa xã hội như thế nào?
Tr li:
- Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mc tiêu ch
nghĩa xã hội, mà là làm cho mc tiêu y đưc thc hin có hiu qu bng nhng
quan điểm đúng đắn v ch nghĩahội, những hình thc, bước đi và biện pháp
thích hp.
- Đổi mi phải toàn diện và đồng b, t kinh tế, chính trị đến t chức, tư tưởng,
văn hóa; đổi mi kinh tế phi gn lin với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là
đổi mi kinh tế.
Tr lời câu hỏi Lch S 9 Bài 33 trang 178: Nhân dân ta đạt được nhng
thành tựu trong việc thc hin ba kế hoạch Nhà nước 5 năm (1986 1990,
1991 1995, 1996 2000)?
Tr li:
- Kế hoạch 5 năm (1986 - 1990).
+ Nưc ta t ch thiếu ăn hàng năm, đến m 1990, đã đáp ng nhu cu trong
nước, có d tr và xut khẩu, góp phần quan trng ổn định đời sống nhân dân.
+ Hàng hóa trên thị trưng dồi dào, nhất là hàng tiêu dùng, trong đó nguồn hàng
sn xuất trong nước tăng. Các cơ s sn xuất đã gắn cht vi nhu cu th trưng.
+ Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh mở rng v quy mô, hình thức. Hàng
xut khu tăng ba lần. T năm 1989, m rộng thêm hàng xut khẩu có giá trị ln
như gạo, dầu thô.
- Kế hoạch 5 năm (1991 - 1995).
+ Khc phục được tình trạng đình đốn trong sn xut, rối ren trong lưu thông.
+ Kinh tế tăng trưng nhanh, tng sn phẩm trong nước tăng bình quân hàng
năm là 8,2%.
+ Từng bước đây lùi lm phát.
+ Kinh tế đối ngoại phát trin, th trưng xut nhp khu m rng, ngun vn
đầu tư của nước ngoài tăng nhanh.
+ Hot đng khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội, thích nghi dn với cơ chế th trưng.
- Kế hoạch 5 năm (1996 - 2000)
+ Nn kinh tế vn gi được nhịp độ tăng trưởng khá, tổng sn phẩm trong nước
tăng bình quân hàng năm 7%.
+ Nông nghiệp phát triển liên tục, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng
chung và gi vng ổn định kinh tế, xã hội.
+ Kinh tế đối ngoi tiếp tc phát triển. Trong 5 năm, xuất khẩu đạt 51,6 t USD,
tăng bình quân hàng năm 21%; nhp khẩu đt 61 t USD, tăng bình quân hàng
năm 13,3%; vốn đầu trực tiếp của nước ngoài đưa vào thực hin đạt 10 t
USD, gp 1,5 ln so vi 5 năm trưc.
+ Khoa học và công nghệ có bưc chuyn biến tích cực. Giáo dụcđào tạo có
bước phát triển mi c v quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo s vt
cht.
+ Tình hình chính trị, hội cơ bản ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng
ng. Quan h đối ngoi không ngừng được m rng.
Giải bài tập Lch S 9 bài 1 trang 178: Trình bày ý nghĩa của những thành
tu v kinh tế - văn hóa trong 15 m thực hiện đường lối đi mi (1986
2000)?
Tr li:
- Tăng cưng sc mnh tng hp, làm thay đi b mt ca đt nước và đi sng
nhân dân.
- Củng có vững chc đc lập dân tộc và chế đọ xã hội ch nghĩa.
- Nâng cao v thế và uy tín của Vit Nam trên trưng quc tế.
- Chng t đường li đi mi của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuc đi
mi v cơ bản là phù hợp, được đông đảo qun chúng ủng h.
- Vic m rng quan h quc tế, ch động và tích cực hi nhp kinh tế quc tế,
gi vững môi trường hòa bình, tạo thêm nhiều thun li để đổi mi và phát trin
kinh tế xã hội vi nhịp độ nhanh hơn.
Bài 2 trang 178 Lịch S 9: Nêu những khó khăn, tồn ti v kinh tế - văn hóa
sau 15 năm thc hiện đường li đi mi (1986 2000).
Tr li:
- Nn kinh tế phát triển chưa vững chc, hiu qu và sức cnh tranh thp.
- Mt s vấn đề n hoá, xã hội còn bức xúc và gay gắt, chm đưc gii quyết.
- Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính tr đạo đc, li sng mt
b phận cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.
| 1/3

Preview text:

Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ
nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 33 trang 175: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta chuyển sang thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh đất nước và thế giới như thế nào? Trả lời: * Trong nước:
- Qua hai kế hoạch Nhà nước 5 năm, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to
lớn trên các lĩnh vực, nhưng cũng gặp không ít khó khăn và yếu kém.
- Nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế, xã hội. * Thế giới:
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
- Tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước có nhiều biến động, nhất là đứng
cuộc khủng hoảng toàn diện ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
=> Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và phát triển đi lên, đòi hỏi Đảng và
Nhà nước ta phải đổi mới.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 33 trang 175: Theo em, phải hiểu đổi mới đất
nước đi lên chủ nghĩa xã hội như thế nào? Trả lời:
- Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu chủ
nghĩa xã hội, mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những
quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
- Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng,
văn hóa; đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 33 trang 178: Nhân dân ta đạt được những
thành tựu gì trong việc thực hiện ba kế hoạch Nhà nước 5 năm (1986 – 1990,
1991 – 1995, 1996 – 2000)? Trả lời:
- Kế hoạch 5 năm (1986 - 1990).
+ Nước ta từ chỗ thiếu ăn hàng năm, đến năm 1990, đã đáp ứng nhu cầu trong
nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.
+ Hàng hóa trên thị trường dồi dào, nhất là hàng tiêu dùng, trong đó nguồn hàng
sản xuất trong nước tăng. Các cơ sở sản xuất đã gắn chặt với nhu cầu thị trường.
+ Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh và mở rộng về quy mô, hình thức. Hàng
xuất khẩu tăng ba lần. Từ năm 1989, mở rộng thêm hàng xuất khẩu có giá trị lớn như gạo, dầu thô.
- Kế hoạch 5 năm (1991 - 1995).
+ Khắc phục được tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông.
+ Kinh tế tăng trưởng nhanh, tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm là 8,2%.
+ Từng bước đây lùi lạm phát.
+ Kinh tế đối ngoại phát triển, thị trường xuất nhập khẩu mở rộng, nguồn vốn
đầu tư của nước ngoài tăng nhanh.
+ Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường.
- Kế hoạch 5 năm (1996 - 2000)
+ Nền kinh tế vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trong nước
tăng bình quân hàng năm 7%.
+ Nông nghiệp phát triển liên tục, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng
chung và giữ vững ổn định kinh tế, xã hội.
+ Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển. Trong 5 năm, xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD,
tăng bình quân hàng năm 21%; nhập khẩu đạt 61 tỉ USD, tăng bình quân hàng
năm 13,3%; vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đưa vào thực hiện đạt 10 tỉ
USD, gấp 1,5 lần so với 5 năm trước.
+ Khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực. Giáo dục và đào tạo có
bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất.
+ Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng
cường. Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng.
Giải bài tập Lịch Sử 9 bài 1 trang 178: Trình bày ý nghĩa của những thành
tựu về kinh tế - văn hóa trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000)? Trả lời:
- Tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và đời sống nhân dân.
- Củng có vững chắc độc lập dân tộc và chế đọ xã hội chủ nghĩa.
- Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi
mới về cơ bản là phù hợp, được đông đảo quần chúng ủng hộ.
- Việc mở rộng quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế,
giữ vững môi trường hòa bình, tạo thêm nhiều thuận lợi để đổi mới và phát triển
kinh tế – xã hội với nhịp độ nhanh hơn.
Bài 2 trang 178 Lịch Sử 9: Nêu những khó khăn, tồn tại về kinh tế - văn hóa
sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000). Trả lời:
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
- Một số vấn đề văn hoá, xã hội còn bức xúc và gay gắt, chậm được giải quyết.
- Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống ở một
bộ phận cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.