-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật được sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Chủ đề: Chương 6: Sinh học vi sinh vật (KNTT)
Môn: Sinh học 10
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 27 trang 106: Vì sao, có thể dùng vi sinh vật
khuyết dưỡng (ví dụ E.coli triptophan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay không? Trả lời:
- Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
- Khi nuôi vi khuẩn E.coli triptophan âm trên thực phẩm, nếu không có
triptophan vi khuẩn sẽ không sống được nên người ta có thể dùng để kiểm tra
thực phẩm đó có triptophan hay không.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 27 trang 107: - Vì sao có thể giữ thức ăn tương
đối lâu trong tủ lạnh?
- Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật ký sinh trong động vật. Trả lời:
Trong tủ lạnh có nhiệt độ thấp làm ức chế hoạt động của vi sinh vật nên ta có thể
giữ được thức ăn trong tủ lạnh.
Nhiệt độ phù hợp là 30 – 40oC.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 27 trang 107: Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm khuẩn? Trả lời:
Bởi vì vi khuẩn đòi hỏi có độ ẩm cao, thức ăn chứa nhiều nước là môi trường tốt
cho sự phát triển của vi khuẩn.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 27 trang 107: Vì sao trong sữa chua hầu như
không chứa vi khuẩn gây bệnh? Trả lời:
Trong sữa chua có pH thấp (axit) các vi sinh vật có hại trong sữa không sống
được trong môi trường pH thấp nên trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh.
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 27 trang 107: Hãy kể những chất diệt khuẩn
thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình.
- Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng 5 – 10’
- Xà phòng có phải chất diệt khuẩn hay không? Trả lời:
- Những chất diệt khuẩn thường được sử dụng trong trong bệnh viện, trường học
và gia đình: Cồn i ốt, êtanol, formadehyt 2%, thuốc kháng sinh...
- Ngâm rau sống trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng 5 – 10’ là để diệt các vi khuẩn có hại.
- Xà phòng không phải chất diệt khuẩn, chúng chỉ có tác dụng rửa trôi vi khuẩn.
Câu 1 trang 109 Sinh học 10: Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
được cấy trên 3 loại môi trường sau:
- Môi trường a gồm: nước, muối khoáng và nước thịt.
- Môi trường b gồm: nước, muối khoáng, glucôzơ và tiamin (vitamin B1)
- Môi trường c gồm: nước, muối khoáng, glucôzơ.
Sau khi nuôi ở tủ ấm 37oc một thời gian, môi trường a và môi trường b trở nên
đục, trong khi môi trường c vẫn trong suốt.
a) Môi trường a, b và c là loại môi trường gì?
b) Hãy giải thích kết quả thực nghiệm.
c) Glucôzơ, tiamin và nước thịt có vai trò gì đối với vi khuẩn? Trả lời:
a) Chủng tụ cầu vàng được cấy trên ba loại môi trường a, b, c các loại môi trường này sẽ là:
- Môi trường a: tuy không có vitamin B1, nhưng có nhân tố sinh trưởng là nước
thịt nên tụ cầu vàng sinh trưởng được, môi trường trở nên đục, đây là môi trường bán tổng hợp.
- Môi trường b: có muối khoáng, glucôzơ, vitamin, đây là môi trường có đầy đủ
nhân tố sinh trưởng nên tụ cầu vàng phát triển được, môi trường trở nên đục, đây
là môi trường tổng hợp.
- Môi trường c: vẫn trong suốt, không thay đổi, chứng tỏ môi trường không có
các nhân tố giúp sự sinh trưởng của vi sinh vật, nên tụ cầu vàng không phát triển
được, đây là môi trường tự nhiên.
b) Giải thích kết quả thí nghiệm: Tụ cầu vàng muốn phát triển chúng đòi hỏi
vitamin và các hợp chất phức tạp trong nước thịt, glucôzơ nên môi trường a, b,
phù hợp còn môi trường c là môi trường khoáng nên nó không phát triển được.
c) Vai trò của glucôzơ, tiamin, nước thịt:
+ Glucôzơ: là hợp chất cung cấp cacbon và năng lượng cho vi khuẩn.
+ Tiamin: vai trò hoạt hóa các enzim.
+ Nước thịt: là hợp chất cung cấp nitơ hữu cơ cho vi khuẩn.
Câu 2 trang 109 Sinh học 10: Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus)
chủng 1 tự tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tự tổng hợp
được phêninalanin (một loại axit amin), còn vi khuẩn lactic chủng 2 thì ngược
lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường thiếu axit folic và
phêninalanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng khác được không, vì sao? Trả lời:
Hai chủng vi khuẩn lactic 1 và 2 là hai vi khuẩn khuyết dưỡng bố trợ cho nhau
đối với 2 nhân tố sinh trưởng là axit folic và phenylalamin. Do vậy, khi nuôi 2
chủng vi sinh vật này, chúng sẽ không thể phát triển được.
Câu 3 trang 109 Sinh học 10: Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh? Trả lời:
Sau khi ăn, các thức ăn thừa đã nhiễm khuẩn, do đó trước khi cho vào tủ lạnh cất
giữ cần đun sôi lại để diệt khuẩn. Như vậy mới hạn chế sự phát triển của vi khuẩn
và giữ thức ăn được lâu hơn và tốt hơn.
Document Outline
- Giải bài tập SGK Sinh học 10 bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật