-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Công nghệ 10 Bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt KNTT
Giải Công nghệ 10 Bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt KNTT được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Chủ đề: Chương VI: Kĩ thuật trồng trọt (KNTT)
Môn: Công nghệ 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Công nghệ 10 Bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt KNTT
Mở đầu trang 106 SGK Công nghệ 10 KNTT
Tại sao phải chế biến sản phẩm trồng trọt? Có những phương pháp nào trong chế
biến sản phẩm trồng trọt? Lời giải
* Lí do phải chế biến sản phẩm trồng trọt:
- Duy trì, nâng cao chất lượng, làm tăng giá trị sản phẩm.
- Sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng
- Tăng thời gian sử dụng sản phẩm, thuận tiện cho bảo quản
- Nâng cao thu nhập và phục vụ sản xuất.
* Các phương pháp trong chế biến sản phẩm trồng trọt: - Sấy khô
- Nghiền bột mịn hay tinh bột - Muối chua - Công nghệ sấy lạnh
- Công nghệ xử lí bằng áp suất cao
- Công nghệ chiên chân không
I. Mục đích của việc chế biến sản phẩm trồng trọt
Khám phá trang 106 SGK Công nghệ 10 KNTT: Nêu một số vai trò của việc chế
biến sản phẩm trồng trọt. Cho ví dụ minh họa? Lời giải
Nêu một số vai trò của việc chế biến sản phẩm trồng trọt:
- Duy trì, nâng cao chất lượng, làm tăng giá trị sản phẩm. Ví dụ: quả nhãn bóc lấy
cùi, sấy khô làm long nhãn.
- Sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng. Ví dụ: Chế biến đỗ xanh làm bột đậu
xanh, làm bánh đậu xanh, …
- Tăng thời gian sử dụng sản phẩm, thuận tiện cho bảo quản. Ví dụ: Vải thiều bóc
lấy cùi, sấy sẽ bảo quản được lâu.
- Nâng cao thu nhập và phục vụ sản xuất. Ví dụ: đỗ xanh chế biến làm bánh đậu.
II. Một số phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt thông thường
Khám phá trang 107 SGK Công nghệ 10 KNTT: Kể tên một số sản phẩm được
chế biến từ sản phẩm trồng trọt bằng các phương pháp thông thường. Gia đình em
thường chế biến sản phẩm trồng trọt bằng phương pháp nào? Lời giải
* Kể tên một số sản phẩm được chế biến từ sản phẩm trồng trọt bằng các phương pháp thông thường:
- Phương pháp sấy: mít sấy, chuối sấy, khoai lang sấy
- Phương pháp nghiền: tinh bột nghệ, tinh bột sắn, gạo
- Phương pháp muối chua: dưa chuột muối chua, rau bắp muối chua
Kết nối năng lực trang 107 SGK Công nghệ 10 KNTT: Sử dụng internet, sách,
báo, … để tìm hiểu quy trình làm tinh bột từ sản phẩm trồng trọt? Lời giải
Quy trình làm tinh bột từ sản phẩm trồng trọt:
- Bước 1: Rót nguyên liệu vào phễu, bóc vỏ, rửa, băm và mài
- Bước 2: Tách bã trong hỗn hợp dịch sữa
- Bước 3: Làm tinh khiết dịch bột, loại bỏ tạp chất
- Bước 4: Vắt nước ra khỏi sữa tinh bột
- Bước 5: Tinh bột ướt được sấy để giảm độ ẩm
- Bước 6: Công đoạn thành phẩm, đóng bao
III. Một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt
Kết nối năng lực trang 108 SGK Công nghệ 10 KNTT: Sử dụng internet, sách,
báo, … để tìm hiểu tìm hiểm thêm về công nghệ sấy lạnh và các sản phẩm sấy lạnh? Lời giải * Công nghệ sấy lạnh:
Quá trình sấy lạnh diễn ra liên tục và theo tuần hoàn khép kín. Cụ thể:
Không khí có độ ẩm cao (từ buồng sấy) sẽ được hút qua ống của dàn lạnh ngưng tụ.
Tại đây, không khí sẽ được làm lạnh đến nhiệt độ ngưng tụ để tách hơi nước từ
trong không khí, trở thành luồng không khí khô lạnh.
Sau đó, luồng không khí khô lạnh này sẽ được dẫn qua buồng nóng với nhiệt độ
trong khoảng 35 - 60 độ C để đốt nóng. Chúng tiếp tục dẫn vào buồng sấy chứa thực
phẩm để tiến hành sấy lạnh thực phẩm theo ý muốn của nhà sản xuất.
Chính vì thế, luồng không khí khô lạnh này sẽ trở thành luồng khí nóng ẩm (sau khi
sấy) và được lưu thông qua các khay của thực phẩm cần sấy để tiếp tục tuần hoàn
tương tự như quy trình trên.
* Các sản phẩm sấy lạnh như:
xoài dẻo, mít dẻo, chuối dẻo, táo, thanh long, dừa, nho, dứa, cam, chanh, kiwi, sấy
detox hoa quả... các loại rau củ quả dùng trong gia đình, hành khô, tỏi, cần, xả, bột
rau củ... sấy khô các loại rau xanh, nông sản như bắp cải, cà rốt, xu hào, xúp lơ, hành khô
Kết nối năng lực trang 108 SGK Công nghệ 10 KNTT: Sử dụng internet, sách,
báo, … để tìm hiểu thêm về công nghệ xử lí bằng áp suất cao và những ứng dụng
của nó trong chế biến sản phẩm trồng trọt? Lời giải
* Công nghệ xử lí bằng áp suất cao:
Công nghệ HPP ứng dụng 2 nguyên lý khoa học chủ yếu:
1) Nguyên lý Le- chatelier, đó là Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân
bằng, khi chịu tác dụng từ bên ngoài như biến đổi nhiệt độ, áp suất, nồng độ thì cân
bằng sẽ chuyển dịch theo hướng làm giảm tác động bên ngoài đó. Nguyên lý này có
ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến phản ứng thuận nghịch;
2). Nguyên lý Iso-static. Nguyên lý này vận dụng khi tăng áp suất cao lên bề mặt
vật liệu thì mọi phía đều chịu tác động như nhau.
* Ứng dụng của nó trong chế biến sản phẩm trồng trọt: - Chế biến rau quả - Nước ép trái cây
Kết nối năng lực trang 109 SGK Công nghệ 10 KNTT: Sử dụng internet, sách,
báo, … để tìm hiểu thêm về công nghệ chiên chân không và những ứng dụng của nó
trong chế biến sản phẩm trồng trọt. Lời giải
* Công nghệ chiên chân không tiến hành theo các giai đoạn: - Chọn nguyên vật liệu
- Xử lí nguyên vật liệu - Chần - Sấy ráo mặt - Ngâm, tẩm, ướp - Chiên chân không - Quay li tâm tách dầu - Để nguội - Đóng gói
Luyện tập và vận dụng trang 111 SGK Công nghệ 10 KNTT
Luyện tập 1 trang 111 SGK Công nghệ 10 KNTT: Phân tích vai trò của chế biến sản phẩm trồng trọt? Lời giải
Vai trò của chế biến sản phẩm trồng trọt:
- Duy trì, nâng cao chất lượng, làm tăng giá trị sản phẩm. Ví dụ: quả nhãn bóc lấy
cùi, sấy khô làm long nhãn.
- Sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng. Ví dụ: Chế biến đỗ xanh làm bột đậu
xanh, làm bánh đậu xanh, …
- Tăng thời gian sử dụng sản phẩm, thuận tiện cho bảo quản. Ví dụ: Vải thiều bóc
lấy cùi, sấy sẽ bảo quản được lâu.
- Nâng cao thu nhập và phục vụ sản xuất. Ví dụ: đỗ xanh chế biến làm bánh đậu.
Luyện tập 2 trang 111 SGK Công nghệ 10 KNTT: Mô tả một số phương pháp
chế biến sản phẩm trồng trọt ở gia đình và địa phương em? Lời giải
* Phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt ở gia đình em: sấy chuối dẻo
- Chuối lột vỏ, thái thành nhiều lát mỏng rồi cho vào thau nước đá có hòa nước cốt chanh trong 10 phút.
- Sau đó, vớt chuối ra rổ để ráo nước.
- Làm nóng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 180 độ C trong 15 phút.
- Lót giấy nến và xếp chuối vào nồi chiên không dầu, sau đó sấy ở 150 độ C trong 5
phút. Khi phần chuối se mặt lại, bạn lật mặt chuối rồi sấy tiếp 5 phút.
- Sau 5 phút, giảm nhiệt độ xuống 100 độ C và sấy mỗi mặt 10 phút.
- Sau 10 phút, quét mật ong, tiếp tục sấy mỗi mặt 8 phút là hoàn tất.
* Phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt ở địa phương em: sấy khô vải thiều
Khi lò nóng, bạn xếp vải vào nồi chiên không dầu, sấy ở nhiệt độ 80 độ C trong 30
phút. Khi đủ thời gian bạn mở ra kiểm tra và lập lại thêm 7 lần sấy 80 độ C trong 30
phút. Tức tổng thời gian sấy là 4 tiếng. Vậy là món vải sấy đã hoàn thành rồi, bạn để
nguội rồi thưởng thức và phần còn lại thì cất bảo quản nha.
Luyện tập 3 trang 111 SGK Công nghệ 10 KNTT: So sánh ưu nhược điểm của
công nghệ sấy lạnh xử lí bằng áp suất cao và chiên chân không? Lời giải So sánh Công nghệ sấy
Xử lí bằng áp suất Chiên chân lạnh cao không Giống nhau - Chi phí đầu tư cao
- Thời gian bảo quản dài
- Đảm bảo giá trị dinh dưỡng của sản phẩm Khác nhau - Phạm vi hẹp - Không phù hợp với - Quy mô lớn rau
Vận dụng 1 trang 111 SGK Công nghệ 10 KNTT: Vận dụng kiến thức về chế
biến sản phẩm trồng trọt vào thực tiễn ở gia đình và địa phương em để nâng cao giá
trị của sản phẩm trồng trọt. Lời giải
Vận dụng kiến thức về chế biến sản phẩm trồng trọt vào thực tiễn ở gia đình và địa
phương em để nâng cao giá trị của sản phẩm trồng trọt:
- Đối với một số loại rau, quả như: dưa chuột, bắp cải em sẽ sử dụng phương pháp
muối chua để thay đổi bữa ăn, giúp món ăn phong phú hơn
- Đối với cây ăn quả như vải thiều, em sẽ bảo quản bằng cách sấy khô để cất giữ lâu hơn.
Vận dụng 2 trang 111 SGK Công nghệ 10 KNTT: Thực hiện chế biến xi rô từ các
loại quả phổ biến ở gia đình em? Lời giải
Chế biến xi rô từ các loại quả phổ biến ở gia đình em: Bước 1:
Quả tươi ngon được lựa chọn cẩn thận, loại bỏ những quả bị giập, bị sâu bệnh. bỏ
cuống, Rửa sạch quả và để ráo nước.
Một số quả cần sơ chế hoặc gọt vỏ, xắt lát (thơm, xoài, sấu…) Bước 2:
Xếp vào lọ thủy tinh, cứ 1 lớp quả 1 lớp đường,
Chú ý dành 1 phần đường phủ kín lớp quả trên cùng nhằm hạn chế sự lây nhiễm của
vi sinh vật. Sau đó đậy lọ thật kín Bước 3:
Sau 20 – 30 ngày nước quả được chiết ra tạo thành xi rô.
Gạn dịch chiết vào lọ thủy tinh sạch khác để tiện sử dụng.