-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 3 Vẽ kĩ thuật cơ sở CD
Giải Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 3 Vẽ kĩ thuật cơ sở CD được tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn học sinh cùng quý thấy cô cùng tham khảo theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Chủ đề 3: Vẽ kĩ thuật cơ sở (CD)
Môn: Công nghệ 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 3 Vẽ kĩ thuật cơ sở CD
Câu hỏi 1 trang 63 SGK Công nghệ 10 CD
Hãy kể tên các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật. Lời giải
Các tiêu chuẩn trình bày của bản vẽ kĩ thuật:
- Khổ giấy: A0 đến A4 quy định theo TCVN 7285 : 2003
- Nét vẽ: theo TCVN 8 -24 : 2002
+ Nét liền đậm : đường bao thấy, cạnh thấy, khung vẽ, khung tên
+ Nét liền mảnh: đường kích thước và đường gióng; đường gạch mặt cắt
+ Nét lượn sóng: đường giới hạn một phần hình cắt.
+ Nét đứt mảnh: đường bao khuất, cạnh khuất
+ Nét gạch dài - chấm - mảnh: đường tâm, đường trục đối xứng
+ Nét gạch dài - chấm - đậm: vị trí của mặt cắt.
- Tỉ lệ: theo TCVN 7286 : 2003:
+ Tỉ lệ phóng to: 2:1; 5:1; 10:1; 20:1; 50:1,..
+ Tỉ lệ nguyên hình : 1:1
+ Tỉ lệ thu nhỏ: 1:2; 1:5; 1:10; 1:20; 1:50; ...
- Chữ viết: theo TCVN 7284-0:2003 : rõ ràng, thống nhất tránh nhầm lẫn:
+ Chiều cao chữ hoa (h) được quy định như sau: 1,8; 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14 và 20 mm.
+ Chiều rộng nét chữ thường lấy bằng h/10.
+ Bản vẽ khổ giấy A4 thường sử dụng khổ chữ 2,5 và 5 chp chữ thường hoặc 3,5 và 7 cho chữ hoa.
- Ghi kích thước: theo TCVN 7583-1:2006 quy định quy tắc ghi kích thước trên các
bản vẽ kĩ thuật: Mỗi kích thước chỉ được ghi một lần trên bản vẽ và được ghi trên
hình chiếu thể hiện rõ nhất cấu tạo của phần tử được ghi; Đơn vị đo kích thước dài
là milimet và không cần ghi đơn vị trên bản vẽ.
Câu hỏi 2 trang 63 SGK Công nghệ 10 CD
Hãy xác định các kích thước ghi không đúng tiêu chuẩn trên hình 03.1 và trình bày cách ghi lại cho đúng Lời giải
Đường gióng: nét liền mảnh
Kích thường đường kính: cần bổ sung kí hiệu Ø trước số đo.
Câu hỏi 3 trang 63 SGK Công nghệ 10 CD
Hình chiếu vuông góc là gì? Cho biết sự khác nhau về vị trí các hình biểu diễn khi
sử dụng phương pháp góc chiếu thứ nhất và phương pháp góc chiếu thứ ba. Lời giải
Hình chiếu vuông góc là: hình chiếu hợp với mặt phẳng một góc 90 độ. So sánh:
PP góc chiếu thứ nhất
PP góc chiếu thứ ba
Nằm sau mặt phẳng chiếu đối với
Vị trí vật Nằm trước mặt phẳng chiếu đối người quan sát thể với người quan sát.
Hình chiếu bằng đặt dưới hình Hình chiếu bằng đặt trên hình
Vị trí các chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt
hình chiếu bên phải hình chiếu đứng.
bên trái hình chiếu đứng.
Câu hỏi 4 trang 63 SGK Công nghệ 10 CD
Cho vật thể (hình 03.2a). Hãy cho biết hình 03.2b và hình 03.2c, hình nào bố trí
đúng các hình chiếu vuông góc của vật thể? Tại sao? Lời giải
- Hình (c) bố trí đúng các hình chiếu vuông góc của vật thể.
- Giải thích: Vì hình chiếu bằng phải nằm dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh
phải nằm bên phải hình chiếu đứng.
Câu hỏi 5 trang 63 SGK Công nghệ 10 CD
Mặt cắt, hình cắt dùng để làm gì? Quan sát hình 03.2 và cho biết đâu là hình cắt
đúng của vật thể hình 03.2a và giải thích tại sao? Lời giải
- Hình cắt và mặt cắt dùng để biểu diễn hình dạng và cấu tạo bên trong của vật thể.
Đối với vật thể có nhiều phần rỗng bên trong, nếu không sử dụng hình cắt và mặt
cắt thì hình vẽ có nhiều nét đứt làm bản vẽ không rõ ràng, sáng sủa.
- Hình 03.3a là hình cắt đúng của vật thể hình 03.2a . Vì đường gạch mặt cắt được
vẽ bằng nét liền mảnh, song song và nghiêng 45o sso với đường bao hoặc đường trục.