-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Công nghệ 11 Bài 5: Vật liệu phi kim loại | Kết nối tri thức
Giải Công nghệ 11 Bài 5: Vật liệu phi kim loại | Kết nối tri thức được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ đồng thời giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Chương 2: Vật liệu cơ khí (KNTT)
Môn: Công nghệ 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài 5: Vật liệu phi kim loại
I. Phân loại vật liệu phi kim loại Khám phá
Quan sát Hình 5.2 em hãy cho biết vật liệu phi kim loại được chia làm mấy loại. Đó là những loại nào? Gợi ý đáp án
Vật liệu phi kim loại được chia làm 3 loại, đó là: - Nhựa nhiệt dẻo - Nhựa nhiệt rắn - Cao su
II. Tính chất cơ bản của vật liệu phi kim loại Khám phá
Câu hỏi: Em hãy trình bày các tính chất của vật liệu phi kim loại. Gợi ý đáp án
Các tính chất của vật liệu phi kim loại: - Tính chất cơ học - Tính chất vật lí - Tính chất hoá học - Tính công nghệ
Kết nối năng lực
Câu hỏi: Đọc sách báo hoặc truy cập internet, ... để tìm hiểu sâu những tính chất của
các loại vật liệu phi kim loại. Gợi ý đáp án
Những tính chất của các loại vật liệu phi kim loại: - Tính chất vật lý:
+ Trạng thái tồn tại: Ở điều kiện thường, phi kim sẽ tồn tại ở cả 3 trạng thái là rắn (P,
C, S,…), lỏng (Br) và khí (H, O, N,…).
+ Tính dẫn điện: Phần lớn các nguyên tố của phi kim không dẫn điện.
+ Tính dẫn nhiệt: Hầu hết các nguyên tố phi kim không dẫn nhiệt.
+ Nhiệt độ nóng chảy: Phi kim có nhiệt độ nóng chảy thấp. - Tính chất hoá học:
+ Tác dụng kim loại : Phi kim có khả năng tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc
oxit; phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối.
Ví dụ: Fe + S -> FeS ( to)
+ Tác dụng hidro : Phi kim có khả năng tác dụng với hidro tạo thành hợp chất khí; oxi
tác dụng với hidro; khí oxi tác dụng với khí hidro tạo thành hơi nước.
Ngoài Clo, thì Hidro cũng có thể tác dụng với nhiều phi kim khác như: C, S, Br,…
+ Tác dụng với oxi : Các phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit.
Ví dụ: 4P + 5O2 -> 2P2O5 ( to) ; S + O2 -> SO2 ( to) - Tính chất điển hình:
+ Tính chất cơ học: Vật liệu phi kim loại có thể nói là loại vật liệu dễ gia công nhờ
tính mềm và nhiệt độ nóng chảy thấp dẫn đến chúng dễ dàng bị thay đổi hình dạng
dưới tác dụng của nhiệt và áp suất.
Bên cạnh đó chúng còn có khả năng biến dạng đàn hồi rất tốt với đại diện điển hình là cao su.
+ Tính chất điện: Là loại vật liệu an toàn bởi khả năng dẫn điện rất kém, vật liệu phi
kim loại thường được chọn lựa để làm những chi tiết cần tính cách điện như vỏ bọc
dây điện, lớp ngoài của ổ cắm điện,…
+ Tính chất nhiệt : Đây là loại vật liệu kém bền nhiệt với nhiệt độ nóng chảy khá là
thấp và dễ dàng tác dụng với nhiệt trong môi trường có nhiệt độ cao dẫn tới tình trang
trương phình như: gỗ bị giãn nở khi nhiệt độ tăng cao, nhiệt độ nóng chảy của nhựa
PVC ~ 80oC, nhựa PE là ~ 120oC,…. Nhưng cũng có những loại vật liệu có nhiệt độ
nóng chả lên đến 2600oC như gốm.
III. Một số vật liệu phi kim loại thông dụng Khám phá
Em hãy kể các công dụng của vật liệu phi kim loại trong ngành cơ khí. Gợi ý đáp án
Các công dụng của vật liệu phi kim loại trong ngành cơ khí: các chi tiết máy, ống cao su, ....
IV. Một số phương pháp đơn giản nhận biết tính chất cơ bản của vật liệu phi kim loại Thực hành
Em hãy cho biết những sản phẩm sau đây làm bằng vật liệu phi kim loại gì: Can đựng
rượu, cốc nhựa uống nước, vỏ công tắc điện, săm xe đạp. Gợi ý đáp án
- Can đựng rượu: chất dẻo nhiệt rắn
- Cốc nhựa uống nước: chết dẻo nhiệt dẻo
- Vỏ công tắc điện: chất dẻo nhiệt rắn - Săm xe đạp: cao su
Giải Vận dụng Công nghệ Cơ khí 11 Bài 5
Em hãy liệt kê các chi tiết máy được làm bằng vật liệu phi kim loại như nhựa nhiệt
dẻo, nhựa nhiệt rắn, cao su. Gợi ý đáp án
Các chi tiết máy được làm bằng vật liệu phi kim loại như nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt
rắn, cao su: các chi tiết chuyển động của máy, các chi tiết cơ động, ....