Giải Công nghệ lớp 4 Bài 2: Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến | Kết nối tri thức
Giải Công nghệ 4 Bài 2: Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Công nghệ 4 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 11, 12, 13, 14, 15, 16. Với lời giải trình bày rõ ràng, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 2 Phần Một: Công nghệ và đời sống.
Chủ đề: Phần 1: Công nghệ và đời sống (KNTT)
Môn: Công nghệ 4
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Công nghệ lớp 4 Bài 2: Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến
1. Một số loại hoa phổ biến a) Hoa hồng Khám phá
Em hãy quan sát và mô tả đặc điểm lá, hoa của các loại hoa hồng trong Hình 1
bằng cách sử dụng các thẻ gợi ý sau: 1. Màu xanh 2. Mép hình răng cưa 3. Mọc đơn lẻ 4. Mọc thành chùm 5. Màu đỏ 6. Màu hồng 7. Màu trắng 8. Có gai 1 Trả lời
- Hình a: Hoa màu đỏ, lá màu xanh, có gai, mép hình răng cưa, mọc đơn lẻ.
- Hình b: Hoa màu trắng, lá màu xanh, mọc thành chùm. Luyện tập
Hãy giới thiệu với các bạn một loại hoa hồng mà em biết. Trả lời
Cây hoa hồng bụi: cây mọc thành bụi thẳng đứng, thân cứng cáp, phát triển
thành bụi lớn, thân to, chiều ca từ 0,5m đến 2m. Một số cây hoa hồng bụi mọc
dạng thấp tạo lớp phủ mặt đất tốt trong khi những cây khác có tác dụng tốt để
tạo thành hàng rào trang trí cảnh quan. b) Hoa đào Khám phá 2
Em hãy quan sát Hình 2 và nêu những đặc điểm khác nhau giữa hai loại hoa đào
trong hình. Em có biết hoa đào thường nở vào mùa nào trong năm? Trả lời
* Sự khác nhau giữa đào bích (hình a) và đào phai (hình b) là:
Giống nhau: Đào phai và đào bích đều thuộc họ cây đào Prunus persica (peach
blossom) - loài cây thân gỗ, có rụng lá và chiều cao trung bình có thể đạt tới 10m. Khác nhau: Đào bích:
- Hoa rải đều khắp các cành, kể cả cành tăm nhỏ xíu.
- Hoa kép, có màu đỏ thắm. Đào phai:
- Hoa màu nhạt, phơn phớt hồng.
- Có loại cánh kép, có loại cánh đơn, trông mỏng manh và thanh nha.
* Hoa đào thường nở vào mùa xuân. c) Hoa mai 3 Khám phá
Em hãy quan sát Hình 3 và nêu đặc điểm của hoa mai. Trả lời
Đặc điểm của hoa mai là: •
Dáng vẻ thanh cao, thuộc loại cây đa niên •
Cây thân gỗ, nên thân cứng cáp, cành hơi giòn nhưng vẫn có thể uốn để
tạo dáng cây. Thân cây xù xì và nhiều cành nhiều nhánh. •
Lá mai vàng là lá đơn, mọc xen kẽ so le, có phiến lá dạng hình trứng
thuôn dài. Lá có màu xanh biếc nhưng mặt dưới của lá màu hơi ánh vàng. •
Hoa mai vàng là loại hoa lưỡng tính. Hoa mọc ra từ các nách lá và tạo thành từng chùm. Luyện tập
Hãy giới thiệu với bạn về một số loại hoa thường được trưng bày trong dịp tết
Nguyên đán của Việt Nam. Trả lời
Một số loại hoa thường được trưng bày trong dịp tết Nguyên đán của Việt Nam là: 4 • Hoa đào. • Hoa mai. d) Hoa sen Khám phá
Em hãy quan sát Hình 4 và mô tả đặc điểm của cây hoa sen. Trả lời
Đặc điểm của cây hoa sen là: •
Cây hoa sen sống dưới nước. • Hoa nở vào mùa hè. •
Cánh hoa thường có màu hồng, màu trắng, màu vàng. • Nhị hoa có màu vàng. Luyện tập
Đọc và cho biết, câu ca dao sau mô tả những bộ phận nào của cây hoa sen.
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng,..." Trả lời 5
Câu ca dao sau mô tả bộ phận lá sen, bông sen và nhị sen. Vận dụng
Thảo luận với bạn và cho biết hoa sen thường được trồng ở đâu và nở vào mùa nào trong năm? Trả lời
Hoa sen thường sống ở dưới nước và nở vào mùa hè.
2. Một số loại cây cảnh phổ biến Khám phá Quan sát Hình 5:
- Gọi tên các loại cây cảnh có trong hình bằng cách sử dụng các thẻ gợi ý dưới đây.
- Mô tả đặc điểm nhận biết các loại cây trong hình. 1. Cây thiết mộc lan 2. Cây trạng nguyên 3. Cây cọ cảnh 4. Cây sống đời 5. Cây xương rồng 6. Cây sanh 11 Trả lời a. Cây xương rồng 6 •
Họ cây xương rồng thường là các loài cây thân mọng nước, hai lá mầm
và có hoa giống như sen đá. •
Mọc thành bụi, lá có dạng gai, mức độ thoát hơi nước thấp. •
Ưa sáng, không yêu cầu nhiều nước. b. Cây thiết mộc lan •
Thuộc loại cây gỗ thân cột, có đặc tính rất đặc biệt đó là khi bị cắt hoặc
cưa thì sẽ đâm chồi, nhánh quanh vị trí bị cắt. •
Lá của cây thiết mộc lan mọc thành hình nơ, bóng mượt và có màu sẫm. •
Phiến lá có sọc rộng và nhạt màu hơn, ngả vàng ở phần trung tâm. •
Lá của cây dài khoảng 1m và có chiều rộng 10cm. c. Cây sống đời •
Thuộc dạng cây bụi thấp, thân tròn nhẵn và có các đốm tía xung quanh thân. •
Các lá cây mọc đối xứng nhau, phiến lá dày và mọng nước, có màu xanh đậm. •
Hoa phổ biến nhất có màu đỏ hoặc màu hồng. Hoa nở thành từng cụm
trên ngon của nhánh cây tạo thành từng xúm tròn. •
Cây ưa nắng nhưng vẫn phát triển tốt ở môi trường bóng râm trong thời gian dài. d. Cây sanh •
Thuộc dòng thân gỗ, có tuổi thọ lâu năm, chiều cao cây trung bình từ 15- 20m. •
Khả năng sinh trưởng mạnh, cho ra nhiều vành lá và nhánh. •
Tán lá cây rậm rạp, um tùm, vô cùng xanh tốt. e. Cây cọ cảnh •
Có kích thước nhỏ hơn, chiều cao trung bình từ 0,5 - 2m. •
Thân cây thuộc loại thân gỗ, màu xám, có các vết sẹo do cành già bị rụng để lại. 7 •
Mép lá cọ quạt có hình răng cưa, bề mặt xếp thành nếp và có gân hình chân vịt. •
Cuống lá thon dài, có gai nhọn mọc dọc. g. Cây trạng nguyên •
Loại cây cảnh bụi, thân gỗ nhỏ và thường cao từ 0,6 - 4m. •
Lá cây trạng nguyên màu đỏ phía trên sau đó chuyển dần thành màu xanh
khi trưởng thành, lá có hình răng cưa. Luyện tập
Quan sát và mô tả một loại cây cảnh có trong khuôn viên trường học của em. Trả lời
Cây hoa ngũ sắc có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng chúng có nhiều màu hoa:
trắng, hồng, vàng, đỏ, cam,... Cây có sức sống khỏe, dễ chăm sóc.
Ngũ sắc hiện nay được nhiều công trình lớn sử dụng làm cây trồng nền bởi
chúng có sức sống mãnh liệt, cây có chiều cao vừa phải, trồng lâu năm thì cây cao lên đến 1m. Vận dụng
Em hãy kể thêm một số loại cây cảnh mà em biết và hướng dẫn cho bạn đặc
điểm nhận biết các loại cây cảnh đó. 8