-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Địa lí 10 Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa | Cánh diều
Giải Địa lí 10 Bài 10 Thủy quyển, nước trên lục địa giúp các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng của Bài 10 chương 4 trong sách giáo khoa Địa lí 10 Cánh diều. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Chủ đề: Chương 4: Thủy quyển (CD)
Môn: Địa Lí 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Lý thuyết Thủy quyển, nước trên lục địa
1. Khái niệm thủy quyển
- Thủy quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, phân bố trong các đại dương, trên lục
địa, trong các lớp đất đá, trong khí quyển và cả trong cơ thể sinh vật.
- Mỗi bộ phận của thủy quyển đều có vai trò quan trọng.
+ Nước trong đại dương và băng tuyết giữ ổn định nhiệt độ bề mặt Trái Đất.
+ Lượng nước ngọt trong khí quyển và trên lục địa giúp duy trì sự sống trên đất liền
2. Nước trên lục địa
a. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông b. Hồ c. Nước băng tuyết d. Nước ngầm
3. Các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt
- Sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãnh phí.
- Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt.
- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.
Giải Luyện tập, vận dụng Địa lý 10 bài 10 Luyện tập
Dựa vào bảng 10.2, hãy lựa chọn và trình bày về chế độ nước của một trong các con sông dưới đây.
Bảng 10.2. Lưu lượng dòng chảy tháng trung bình nhiều năm tại một số trạm thuỷ văn trên
các sông ở nước ta (Đơn vị: m3/s) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trạm Hà Nội
1023 906 854 1005 1578 3469 5891 6245 4399 2909 2024 1285 trên sông Hồng (21001’B, 105050’Đ) Yên Thượng trên sông Cả 215
169 150 147 275 419 560 918 1358 1119 561 295 (18041’B, 105023’Đ) Tà Lài trên sông Đồng Nai 96 59 48 71 136 317 522 826 867 730 (11022’B, 107022’Đ) Gợi ý đáp án
- Học sinh lựa chọn 1 trong các con sông để trình bày.
- Chế độ nước của trạm Tà Lài trên sông Đồng Nai.
+ Lưu lượng nước trung bình năm: 4267 m3/s.
+ Mùa lũ kéo dài từ tháng: 7 đến tháng 11 với lưu lượng nước trung bình 3340 m3/s (chiếm
khoảng 78,3% lưu lượng nước cả năm).
+ Mùa cạn kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau với lưu lượng nước trung bình 927 m3/s
(chỉ chiếm 21,7% lưu lượng nước cả năm).
+ Lưu lượng nước lớn nhất là tháng 9 (867 m3/s), nhỏ nhất là tháng 3 (48 m3/s). Vận dụng
Vì sao phải bảo vệ nguồn nước ngọt? Ở địa phương em đã có các biện pháp nào để bảo vệ nguồn nước? Gợi ý đáp án
- Lượng nước ngọt trong khí quyển và trên lục địa chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng giúp duy trì sự
sống trên đất liền. Hiện nay, các nguồn nước ngọt trên Trái Đất đang bị suy giảm do nhiều
nguyên nhân (con người khai thác quá mức, ô nhiễm, biến đổi khí hậu,…) -> Bảo vệ nguồn
nước ngọt là yêu cầu cấp thiết hiện nay của tất cả các quốc gia trên thế giới.
- Một số biện pháp để bảo vệ nguồn nước ở địa phương
+ Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
+ Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
+ Không xả rác, chất thải bẩn vào nguồn nước.
+ Tuyên truyền về tầm quan trọng bảo vệ nguồn nước ngọt,…