-
Thông tin
-
Quiz
Giải Địa lí 6 Bài 21: Biển và đại dương | kết nối tri thức
Giải Địa lí lớp 6 Bài 21: Biển và đại dương giúp các em học sinh lớp 6 nhanh chóng trả lời toàn bộ các câu hỏi hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng của Bài 21 SGK Địa lí 6 trang 163, 164, 165, 166 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Qua đó, các em biết cách xác định trên bản đồ các đại dương thế giới, trình bày được các hiện tượng sóng, thủy triều, dòng biển
Chương 5: Nước trên Trái Đất (KNTT) 10 tài liệu
Địa Lí 6 433 tài liệu
Giải Địa lí 6 Bài 21: Biển và đại dương | kết nối tri thức
Giải Địa lí lớp 6 Bài 21: Biển và đại dương giúp các em học sinh lớp 6 nhanh chóng trả lời toàn bộ các câu hỏi hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng của Bài 21 SGK Địa lí 6 trang 163, 164, 165, 166 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Qua đó, các em biết cách xác định trên bản đồ các đại dương thế giới, trình bày được các hiện tượng sóng, thủy triều, dòng biển
Chủ đề: Chương 5: Nước trên Trái Đất (KNTT) 10 tài liệu
Môn: Địa Lí 6 433 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Địa Lí 6
Preview text:
Soạn Địa 6 Bài 21: Biển và đại dương
Phần nội dung bài học
1. Đại dương thế giới
Xác định vị trí các đại dương trên hình 1. Cho biết mỗi đại dương tiếp giáp với các châu lục nào. Trả lời:
Mỗi đại dương tiếp giáp với các châu lục: 1
2. Độ muối, nhiệt độ của nước biển
Dựa vào thông tin trong mục 2, em hãy nhận xét sự thay đổi của độ muối và
nhiệt độ giữa vùng biển nhiệt đới với vùng biển ôn đới. Trả lời: 2
Độ muối và nhiệt độ của nước biển không giống nhau, tùy thuộc vào lượng
nước sông chảy vào nhiều hay ít, lượng mưa và độ bốc hơi lớn hay nhỏ,... * Độ muối:
● Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35-36‰
● Ở vùng biển ôn đới, độ muối trung bình khoảng 34-35‰ * Nhiệt độ:
● Ở vùng biển nhiệt đới nhiệt độ trung bình trên nước biển khoảng 24-27°C
● Ở vùng biển ôn đới nhiệt độ trung bình trên nước biển khoảng 16-18°C
3. Một số dạng vận động của nước biển và đại dương
Đọc thông tin trong mục a, b và quan sát hình 2, em hãy trình bày hiện tượng
sóng biển và hiện tượng thủy triều (biểu hiện, nguyên nhân...) Trả lời:
* Hiện tượng sóng biển:
● Nguyên nhân chính gây ra sóng là gió. Gió càng mạnh, sóng biển càng
lớn. Hướng sóng biển lan truyền phụ thuộc vào hướng gió.
● Biểu hiện: các phần nước chuyển động theo chiều thẳng đứng, do tác
động của gió thổi ngang, nên các đợt sóng hình thành từ ngoài khơi xô vào bờ.
* Hiện tượng thủy triều:
● Biểu hiện: nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày. Mỗi
tháng có hai lần thuỷ triều lên, xuống lớn nhất (triều cường) là các ngày
trăng tròn hoặc không trăng; đồng thời có hai lần thuỷ triều lên, xuống
nhỏ nhất (triều kém) là các ngày trăng khuyết. 3
● Nguyên nhân: do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất.
Em hãy cho biết thế nào là dòng biển. Trả lời:
Dòng biển: là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các
dòng chảy trong các biển và đại dương.
Dựa vào hình 3, em hãy kể tên hai dòng biển nóng và hai dòng biển lạnh ở
Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Trả lời: - Ở Thái Bình Dương: + Các dòng biển nóng là
● dòng biển Bắc Xích Đạo,
● dòng biển Nam Xích Đạo,
● dòng biển Cư-rô-si-ô, 4
● dòng biển Đông Ô-xtrây-li-a,
● dòng biển Bắc Thái Bình Dương. + Các dòng lạnh là
● dòng biển Ca-li-phoóc-ni-a, ● dòng biển Pê-ru, ● dòng biển Bê-rinh. - Ở Đại Tây Dương: + Các dòng biển nóng là
● dòng biển Gơn-xtơ-rim,
● dòng biển Bắc Đại Tây Dương,
● dòng biển Bắc Xích Đạo, ● dòng biển Guy-a-na,
● dòng biển Nam Xích Đạo, ● dòng biển Bra-xin.
+ Các dòng biển lạnh là ● dòng biển Ca-na-ri, ● dòng biển Ben-ghê-la, ● dòng biển Phôn-len.
Phần luyện tập và vận dụng Luyện tập
Câu 1: Em hãy phân biệt ba dạng vận động của nước biển và đại dương: sóng,
thủy triều và dòng biển. Trả lời: 5
Có 3 sự vận động chính: Vận dụng
Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
Câu 2. Hãy nêu tác động của sóng và thủy triều với cuộc sống người dân ven biển. Trả lời:
Tác động của sóng và thủy triều với cuộc sống người dân ven biển: - Tác động tích cực: + Sóng biển:
● Sóng biển giúp chạy tua bin phát điện, giúp tiết kiệm năng lượng, giúp
nước ta có các bãi biển đẹp thu hút nhiều khách du lịch ● Điều hòa khí hậu
● Đưa chất dinh dưỡng từ sâu dưới đáy đại dương lên mặt nước
● Giữ vững cân bằng sinh học trong cả đại dương và lục địa
● Tham gia một phần vào tuần hoàn nước và trao đổi nước giữa các đại dương 6
● Một phần nào đó đóng góp vào lịch sử loài người qua các cuộc di dân
bằng đường biển (VD như dẫn người ĐNA đến các quần đảo trên Thái Bình Dương) + Thủy triều;
● Lợi dụng thuỷ triều để thả đáy, khai thác thuỷ sản theo sự lên xuống của
thuỷ triều, không tốn kém năng lượng và sức lực
● Nghề nuôi trồng thủy sản cho năng suất cao, có sự đóng góp đáng kể của
thuỷ triều do sự lưu thông nước trong các ao hồ, đầm, kênh, rạch mỗi khi thuỷ triều lên, xuống.
● Trong công nghiệp người ta cũng đã lợi dụng mực nước triều lên xuống
để lấy nước tưới ruộng và tiêu nước mỗi khi úng ngập, thau chua rửa
mặn, xổ phèn trong từng vùng quy hoạch. - Tác động tiêu cực:
+ Sóng: sóng thần gây thiệt hại cả về người và của
+ Thủy triều: Mùa lũ thuỷ triều lên làm thoát lũ chậm, triều truyền sâu vào dòng
sông gây ngập mặn đồng ruộng vùng hạ du. Trong mùa bão có thể xảy ra nước
dâng mạnh cùng với thuỷ triều, khi triều lên có thể ảnh hưởng sâu vào vùng
đồng bằng ven biển, thuỷ triều cũng có liên quan trực tiếp đến quá trình chuyển
tải bồi tích bùn cát, thay đổi dòng dẫn vùng hạ du. Vùng đồng bằng sông Cửu
Long với ảnh hưởng phức tạp của thuỷ triều, lũ xâm nhập mặn do nước dâng
gây ảnh hưởng không nhỏ đến phân vùng nông nghiệp và thuỷ lợi.
Câu 3. Hãy sưu tầm tư liệu về ảnh hưởng của dòng biển nóng và dòng biển lạnh
đối với các vùng ven bờ nơi chúng chảy qua. Trả lời: 7
Ảnh hưởng của dòng biển nóng và dòng biển lạnh đối với các vùng ven bờ nơi chúng chảy qua:
- Dòng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua:
● Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và
tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.
● Dòng lạnh làm giảm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua
dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua
dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ.
- Ảnh hưởng tới sự di cư và phân tán của rất nhiều loại sinh vật
- Có vai trò trong các quá trình địa chất, địa mạo: di chuyển trầm tích biển, tham
gia vào quá trình mài mòn và xâm thực bờ biển, tham gia vào quá trình hình
thành địa hình đáy biển (trực tiếp cũng như gián tiếp). Vai trò di chuyển vật chất
này hiện nay còn thể hiện rõ ở việc di chuyển các loại rác thải, dầu loang
- Các loại dòng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, áp suất, độ ẩm vùng
ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.
Lý thuyết Biển và đại dương
1. Đại dương thế giới
• Đại dương thế giới là lớp nước liên tục, bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất.
• Các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
2. Độ muối, nhiệt độ của nước biển 8 - Độ muối
• Nước ở biển và đại dương có vị mặn.
• Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35-36%o.
• Ở vùng biển ôn đới, độ muối trung bình khoảng 34-35%o. - Nhiệt độ
• Ở vùng biển nhiệt đới nhiệt độ trung bình trên nước biển dao động từ 24- 270C.
• Ở vùng biển ôn đới nhiệt độ trung bình trên nước biển dao động từ 16- 180C.
3. Một số dạng vận động của nước biển và đại dương a) Sóng biển
• Khái niệm: Là sự chuyển động tại chỗ của các lớp nước trên mặt.
• Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do tác động của gió. Gió thổi
càng mạnh và thời gian càng lâu thì sóng biển càng lớn.
• Biểu hiện: Sóng bạc đầu, sóng lừng, sóng thần,… b) Thuỷ triều
• Khái niệm: Là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các
khối nước trong các biển và đại dương.
• Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
• Biểu hiện: Triều cường, triều kém. c) Dòng biển 9
• Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo
thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
• Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do tác động của các loại gió thổi
thường xuyên trên bề mặt Trái Đất.
• Biểu hiện: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh. 10