-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Địa lí 7 Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a | Cánh diều
Giải bài tập giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a thuộc chương 5 Châu Đại Dương.
Chương 5: Châu Đại Dương (CD) 4 tài liệu
Địa Lí 7 404 tài liệu
Giải Địa lí 7 Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a | Cánh diều
Giải bài tập giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a thuộc chương 5 Châu Đại Dương.
Chủ đề: Chương 5: Châu Đại Dương (CD) 4 tài liệu
Môn: Địa Lí 7 404 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Địa Lí 7
Preview text:
Trả lời câu hỏi nội dung Địa 7 Bài 21
1. Đặc điểm dân cư của Ô-xtrây-li-a Câu hỏi 1
Hãy trình bày đặc điểm dân cư của Ô-xtrây-li-a. Gợi ý đáp án
Đặc điểm dân cư của Ô-xtrây-li-a như sau:
- Người bản địa là chủ nhân đầu tiên.
- Ô-xtrây-li-a đã trở thành đất nước của những người nhập cư từ châu Âu và châu Á từ
thế kỉ XVIII. Người dân bản địa chỉ chiếm khoảng 3% dân số theo thống kê năm 2019.
- Năm 2019, Ô-xtrây-li-a có khoảng 25 triệu người. Có thể thấy dân số ở đây không đông.
- Tỷ lệ gia tăng dân số thấp, chí có 0,9% vào năm 2019.
- Mật độ dân số thấp, chỉ khoảng 3 người/km² vào năm 2019.
- Ở dải ven biển phía đông, đông nam và tây nam là nơi dân cư phân bố chủ yếu.
- Với tỉ lệ dân đô thị khoảng 86% có thể thấy mức độ đô thị hóa cao.
2. Một số vấn đề về lịch sử và văn hóa độc đáo của Ô-xtrây-li-a Câu hỏi 2
Đọc thông tin, hãy trình bày một số vấn đề về lịch sử của Ô-xtrây-li-a. Gợi ý đáp án
Ô-xtrây-li-a có một số vấn đề về lịch sử như:
- Người Hà Lan phát hiện ra Ô-xtrây-li-a vào năm 1606.
- Vương quốc Anh đã đưa tù nhân và di dân đến định cư, khai phá Ô-xtrây-li-a sau khi
thuyền trưởng Giêm-cúc đến Ô-xtrây-li-a vào năm 1770.
- Anh đã thiết lập chế độ thuộc địa tại Ô-xtrây-li-a vào năm 1778.
- Tuy vào năm 1901, Ô-xtrây-li-a giành được độc lập nhưng đến năm 1967, người bản
địa mới được công nhận là công dân.
- Ô-xtrây-li-a thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh. Người đứng đầu nhà nước là Nữ
hoàng Anh thông qua đại diện Toàn quyền Ô-xtrây-li-a. Câu hỏi 3
Đọc thông tin, hãy trình bày đặc điểm văn hóa độc đáo của Ô-xtrây-li-a. Gợi ý đáp án
Ô-xtrây-li-a có những đặc điểm văn hóa độc đáo như:
- Người bản địa có nhiều di sản văn hóa độc đáo.
- Ngoài ra còn có văn hóa từ các dòng nhập cư châu Âu và châu Á.
=> Nền văn hóa đa dạng đã được tạo nên bởi sự chung sống và hòa huyết giữa người
bản địa và người nhập cư.
Trả lời câu hỏi Luyện tập, vận dụng Địa 7 Bài 21 Luyện tập 1
Vì sao Ô-xtrây-li-a là quốc gia có nền văn hóa độc đáo và đa dạng? Gợi ý đáp án
Ô-xtrây-li-a là quốc gia có nền văn hóa độc đáo và đa dạng vì nơi đây là quốc gia đa
dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hóa. Không những thế đất nước này còn tồn tại cộng đồng
dân cư đa sắc tộc (hơn 150 sắc tộc cùng sinh sống) và có sự dung hòa giữa nhiều nét
văn hóa khác nhau trên thế giới với văn hóa bản địa. Vận dụng 2
Hãy thu thập thông tin về phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước
hoặc tài nguyên đất ở Việt Nam. Gợi ý đáp án
Phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam:
- Về khai thác tài nguyên nước ở Việt Nam: Việt Nam khai thác nước chủ yếu từ
nguồn nước mặt, nước ngầm, nước mưa.
- Về sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam:
+ Nước chủ yếu sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
+ Việt Nam xây dựng các hồ chứa nước để kịp thời cung cấp nước vào, phục vụ tưới
tiêu trong nông nghiệp để dự trữ nguồn nước vào mùa khô.
- Về bảo vệ nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam:
+ Tăng hiệu quả sử dụng nước, bảo đảm sử dụng nước bền vững, đáp ứng các nhu cầu
sử dụng nước cho phát triển kinh tế - xã hội.
+ Các vấn đề ô nhiễm tài nguyên nước trên các lưu vực sông, hồ,.. được giải quyết
+ Xây dựng hệ thống xử lí nước thải, tránh thải trực tiếp ra sông, hồ,…
+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, sử dụng tiết kiệm nguồn nước.