Giải GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em - Chân Trời Sáng Tạo

Giải GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em - Chân Trời Sáng Tạo được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Giáo dục công dân 6 399 tài liệu

Thông tin:
10 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Giải GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em - Chân Trời Sáng Tạo

Giải GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em - Chân Trời Sáng Tạo được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

63 32 lượt tải Tải xuống
Giáo dục công dân lớp 6 bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
I. Khởi động GDCD 6 trang 44
Em hãy quan t và cho biết các hình ảnh dưới đây nói đến những quyền nào
của trẻ em?
1. Bạn học sinh trên có quyền viết thư đó không? Vì sao?
2. Hãy nêu quyền của trẻ em mà em biết?
Gợi ý trả lời
1. Bạn học sinh trên có quyền viết thư đó. trẻ em cũng có quyền bày tý
kiến và hội họp.
2. Những quyền của trẻ em như:
Quyền được học tập.
Quyền được bảo vệ.
Quyền được vui chơi.
Quyền được chăm sóc.
II. Khám phá GDCD 6 trang 44, 45, 46
Khám phá 1
Em hãy đọc và cho biết các hình nh dưới đây nói đến những quyền o ca
trẻ em?
Gợi ý trả lời
Các hình ảnh dưới đây nói đến những quyền của trẻ em là:
Hình 1: Quyền được học tập.
Hình 2: Quyền được bảo vệ.
Hình 3: Quyền được vui chơi.
Hình 4: Quyền được chăm sóc.
Khám phá 2
Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Thông tin 1:
Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989
Nhóm quyền được sống còn: những quyền được sống được đáp ứng
nhng nhu cầu bản nhất để tồn tại phát triển, được nuôi dưỡng, được
chăm sóc sức khỏe.
Nhóm quyền được phát triển: những quyn đáp ng các nhu cầu phát triển
đầy đủ nhất vtinh thần và đạo đức, được học tập, vui chơi, tham gia các hoạt
động văn hóa, tiếp nhận thông tin...
Nhóm quyền được bo vệ: là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các nh
thức xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy, bị bỏ rơi, bắt cóc và buôn n...
Nhóm quyền được tham gia: là những quyn được tham gia vàoc vấn đề có
liên quan đến cuộc sống của mình, được tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng...
Thông tin 2:
Luật trẻ em năm 2016
Trích khoản 1 Điều 37. Bổn phận của trẻ em đối với gia đình
1. nh trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu thương, quan tâm, chia
sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.
Trích khon 3 Điều 38. Bổn phn của trẻ em đối với nhà trường, sở trợ giúp
xã hội và cơ sở giáo dục khác.
3. Rèn luyn đạo đức, ý thức tự học, thực hin nghĩa vụ học tập, rèn luyn theo
chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
Trích khoản 1 Điều 39. Bổn phận của trẻ em đối với cng đồng, xã hội
1. Tôn trng, lpp vi người lớn tuổi, quan tâm, giúp đỡ người già, người
khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp
với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.
Trích khoản 1 Điều 40. Bổn phận của trẻ em đối với quê hương đất nước
1. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng bảo vệ Tổ
quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử của dân tộc; giữ gìn bn sắc dân tộc, phát
huy phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đp của qhương, đất
nước.
Trích khoản 1, 2 Điều 41. Bổn phận của trẻ em đối với bản thân
1. trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm,
tài sản của bản thân
2. Sống trung thực, khiêm tốn, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.
1. Dựa o thông tin 1 thông tin 2, em hãy cho biết có những quyn bổn
phận cơ bản nào?
2. Em hãy nêu ý nghĩa của việc thực hin quyền và bn phận cơ bản của trẻ em.
Gợi ý trả lời
1. Dựa o thông tin 1 thông tin 2, trẻ em nhng quyền và bổn phận
bản sau:
- Những quyền cơ bn của trẻ em:
Quyền được sống còn.
Quyền được phát triển.
Quyền được bảo vệ.
Quyền được tham gia.
- Bổn phận cơ bản của trẻ em:
Kính trọng, lễ phép, hiếu tho với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm,
chia sẻ tình cảm, nguyện vọng vi cha mẹ và các thành viên trong gia
đình, dòng họ.
Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nghĩa vụ học tập, n luyện
theo chương trình, kế hoạch go dục của nhà trường, cơ s giáo dục khác
Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, nời
khuyết tật, ph nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù
hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.
Yêu quê hương, đất nước, yêu đng bào, có ý thức xây dng và bảo vệ
Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử ca dân tộc; giữ gìn bản sắc dân
tộc, phát huy phong tục, tập qn, truyền thng và văn hóa tốt đẹp của
quê hương, đất nước.
Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân
phẩm, tài sản của bản thân
Sống trung thực, khiêm tốn, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể
2. Ý nghĩa của việc thực hiện quyền và bổn phận cơ bản ca trẻ em: Trẻ em như
búp trên cành, rất cần có sự bảo vệ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương của cha
mẹ, ông và của cộng đồng. Trẻ em được hưởng các nhóm quyền khác nhau,
đảm bảo được sự tôn trọng, quan tâm của cộng đồng quc tế đối với trẻ em, tạo
điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện. Đi cùng với quyền và bn phận và
trách nhiệm của trẻ em, trẻ cũng cần tự nhận thức bn thân nh có nhng trách
nhiệm đối với gia đình, ông bà, cha mẹ và toàn xã hội. Bổn phận và trách nhiệm
giúp trẻ em nhận ra c giá trị tốt đp, hình thành nên tính cách, tư duy, nhân
cách của trẻ. vậy, quyền bổn phận của trẻ em rất quan trng, hình thành
nhân cách của trẻ em, tương lai sẽ trở thành người công dân có ích cho xã hội.
III. Luyện tập GDCD 6 trang 46, 47
Em hãy đc các tình huống sau và trlời câu hỏi:
Tình huống 1
Gần cuối năm, Thanh Ngân rất muốn cùng bạn trong lớp tham gia hoạt động
trải nghiệm một khu di tích văn hóa quốc gia. Thanh Ngân trình bày với b
mẹ mong mun của mình và xin phép đăng kí để đi cùng. Thế nhưng bố mẹ bạn
ấy không đồng ý, nói rằng nơi đó rất xa không an toàn. Bố mẹ xin phép
giáo cho Thanh Ngân nhà vì bị say xe. Thanh Ngân rất buồn ý không
hài lòng với bố mẹ.
1. Theo em, Thanh Ngân quyn tham gia hoạt động tham quan tuổi này
không? Vì sao?
2. Nếu là Thanh Ngân, em sẽ ứng xử như thế nào?
Gợi ý trả lời
1. Theo em Thanh Ngân có quyền tham gia hoạt động tham quan ở tuổi này. Vì
trẻ em cũng quyn tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, cần được bố mẹ
tôn trọng những quyết định của bản thân.
2. Nếu là Thanh Ngân em sẽ ứng xnhư sau: Em sẽ cố gắng thuyết phục bố mẹ,
giải tch cho b mẹ biết v mc đích của chuyến đi đó; sau đó em nói lên
nhng mong muốn của nh, em mun đi dã ngoại bên ngoài đ mở mang kiến
thức, học hỏi thêm nhng cái hay, cái mới từ bên ngoài...
Tình huống 2
Ngày Thắm học hết tiểu học, bố Thắm quyết định cho bạn nghhọc để phụ
mẹ bán hàng. Khi các Hội phụ nữ phường đến động vn gia đình cho
Thắm được đi học tbố Thắm bảo rằng: “B mẹ có quyền quyết đnh việc học
của con i.”
1. Theo em, bố mẹ có quyền quyết định việc học ca con cái hay không?
2. Nếu là thắm, em sẽ ứng xử như thế nào?
Gợi ý trả lời
1. Theo em b mẹ quyền quyết định việc học của con cái nhưng phải tôn
trọng ý kiến và lựa chọn của con cái.
2. Nếu Thắm em sẽ nói với bố mẹ em cũng quyền học tập và quyền t do
vì vậy mong bố mẹ tôn trọng ý kiến của mình hơn.
Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến sau:
Học sinh chcần học tập tốt không cần phải tham gia c hoạt động của gia
đình và xã hội.
Gợi ý trả lời
Quan điểm của em về ý kiến trên: “Học sinh chỉ cần học tập tốt không cần
phải tham gia các hoạt đng của gia đình và xã hội.”
Em không đồng ý với quan điểm trên. Vì học sinh ngoài việc cố gắng chăm chỉ
học tập thật tốt, thì còn bổn phận tham gia c hoạt động của gia đình, như
giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà, chăm sóc ông khi về nhà, tham gia các hoạt
động tập thca lớp, ca tường và của xã hội. Nếu học sinh ch biết học tập mà
không tham gia c hoạt động khác thì sẽ không có kiến thức bên ngoài, không
phát triển nhng kỹ năng không tạo được giá trị cho bản thân. Tđó phát
triển bản thân mộtch toàn diện nhất.
IV. Vận dụng GDCD 6 trang 47
Vận dụng 1
Em hãy làm sản phẩm trang trí ý nghĩa thhiện quyền trẻ em theo gợi ý
dưới đây:
Trang trí các biểu tưng thể hiện quyền trẻ em bằng ch vẽ, xé dán,...
Gợi ý trả lời
Bức tranh thể hiện quyền bảo vệ của trẻ em, trẻ em cần được bảo vệ khỏi các
cuộc bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại đến thân thể, xâm hại nh
dục...
Vận dụng 2
Viết thư tư vấn cho bn.
Một bạn trong lớp em thường xuyên bị bdưng đánh mỗi khi uống u say
và dọa sẽ bắt bn phải nghỉ học. Em hãy vận dụng những kiến thức về quyền trẻ
em, viết thư gửi các chú trong Hội bảo vệ quyền trẻ em giải quyết vấn đề
bạn ấy gặp phải.
Gợi ý trả lời
Mu 1:
Các cô chú Hi Bo V quyn tr em thân mến!
Trước tiên cháu xin t gii thiu v bn thân, cháu Linh hc sinh lp 6K
trường THCS Nguyn Du. Hôm nay cháu viết bức thư này muốn gửi đến cô chú
để nh s giúp đ của chú đến vi bn ng lp vi cháu tên là Thu. Trong
mt ln nói chuyn, bạn cháu đã chia sẻ vi cháu v s vic b ng bn y
mi khi uống rượu say đu s bt bn y ngh học và nguy cơ bạn y s b ngh
hc vì b ép buộc. Như cháu được biết, được đến trưng và hc tp mt trong
nhng quyền bn của chúng cháu, nhưng hôm nay s vic đó xy ra khiến
cháu rt bi ri, không biết làm gì đ giúp đỡ bn Thu. vy hôm nay, cháu
viết bức tnày gửi đến các chú thuc Hi Bo V quyn tr em để c
chú th can thip giúp đỡ bạn cháu, đ bạn được tiếp tục đến trường vi
chúng cháu . Khi nhận được bức ty, cháu mong s nhận được phn hi
sm t phía các cô chú. Cháu xin cảm ơn cô chú nhiu !
Người viết
Linh
Nguyn Th Huyn Linh
Mu 2:
Hà Nội, ngày ....tháng .....m .....
Lan thân mến!
Kể tngày Lan cùng gia đình chuyển về sống quê, mình chưa được gặp bạn
lần nào. Mình nhớ Lan nhiều, mình rất mun biết do y Lan sống thế nào?
May quá! Hôm nay, mình gặp bác Hải gần nhà Lan n chơi, mình đã hỏi thăm
Lan thì được bác cho biết: Lan thường xun b bố đánh đe dọa nghỉ học…,
mình cùng thương bạn. Thế mình lên phòng, viết thư này gửi bạn như một
lời động viên, bạn hãy cố gắng lên nhé!
Đầu tiên, mình xin chia sẻ với Lan một số kinh nghiệm đ giải quyết nh thế
ngay lúc đó để bố đỡ la mắng, đánh đập bạn như: Khi bố Lan la mắng thì bạn
hãy giữ bình nh, bạn đừng cãi lại; lúc bị mắng bạn sẽ cảm thấy căng thẳng
tổn thương, trong trường hợp này, Lan nên hít thở sâu và nhịp nhàng sẽ giúp
bạn trở nên bình nh thả lỏng hơn; nếu sự mắng nhiếc tiếp tục diễn ra đến
mức độ bạn hn toàn không thchịu nổi thì bạn n tìm cách khéo léo để
rời khỏi đó; Ngoài ra nếu tình trạng la mắng, đánh đập cứ kéo dài bị đe
dọa ngh học, thì nh muốn khun bạn nên mạnh mẽ nhờ người tn hoặc
nhng chú làm xã phường hiểu biết pháp luật để đứng ra bảo vệ bạn, tránh
hành vi bị ngược đãi. Bởi chúng ta đang sống một đất nước xã hội chủ nghĩa,
một đất nước quyền và bảo vệ quyền con người, đặc biệt là với trẻ em chúng
ta quyền được chăm sóc, được nuôi dưỡng, học tập vui chơi…là điu
chính đáng.
Mình mong mọi điu tốt đẹp sẽ đến với bạn, bạn hãy thật mạnh mẽ để vượt qua
khó kn này nhé! Nếu nh thể giúp được gì t Lan cứ bn thư cho mình
nhé. Mong sớm nhn được tin từ bạn…
Bạn thân của Lan
Hoa
| 1/10

Preview text:

Giáo dục công dân lớp 6 bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
I. Khởi động GDCD 6 trang 44
❓Em hãy quan sát và cho biết các hình ảnh dưới đây nói đến những quyền nào của trẻ em?
1. Bạn học sinh trên có quyền viết thư đó không? Vì sao?
2. Hãy nêu quyền của trẻ em mà em biết? Gợi ý trả lời
1. Bạn học sinh trên có quyền viết thư đó. Vì trẻ em cũng có quyền bày tỏ ý kiến và hội họp.
2. Những quyền của trẻ em như:
● Quyền được học tập.
● Quyền được bảo vệ.
● Quyền được vui chơi.
● Quyền được chăm sóc.
II. Khám phá GDCD 6 trang 44, 45, 46 Khám phá 1
❓Em hãy đọc và cho biết các hình ảnh dưới đây nói đến những quyền nào của trẻ em? Gợi ý trả lời
Các hình ảnh dưới đây nói đến những quyền của trẻ em là:
● Hình 1: Quyền được học tập.
● Hình 2: Quyền được bảo vệ.
● Hình 3: Quyền được vui chơi.
● Hình 4: Quyền được chăm sóc. Khám phá 2
❓Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: Thông tin 1:
Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989
Nhóm quyền được sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng
những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển, được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe.
Nhóm quyền được phát triển: là những quyền đáp ứng các nhu cầu phát triển
đầy đủ nhất về tinh thần và đạo đức, được học tập, vui chơi, tham gia các hoạt
động văn hóa, tiếp nhận thông tin...
Nhóm quyền được bảo vệ: là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các hình
thức xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy, bị bỏ rơi, bắt cóc và buôn bán...
Nhóm quyền được tham gia: là những quyền được tham gia vào các vấn đề có
liên quan đến cuộc sống của mình, được tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng... Thông tin 2: Luật trẻ em năm 2016
Trích khoản 1 Điều 37. Bổn phận của trẻ em đối với gia đình
1. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu thương, quan tâm, chia
sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.
Trích khoản 3 Điều 38. Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp
xã hội và cơ sở giáo dục khác.
3. Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nghĩa vụ học tập, rèn luyện theo
chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
Trích khoản 1 Điều 39. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội
1. Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi, quan tâm, giúp đỡ người già, người
khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp
với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.
Trích khoản 1 Điều 40. Bổn phận của trẻ em đối với quê hương đất nước
1. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử của dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát
huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
Trích khoản 1, 2 Điều 41. Bổn phận của trẻ em đối với bản thân
1. Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân
2. Sống trung thực, khiêm tốn, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.
1. Dựa vào thông tin 1 và thông tin 2, em hãy cho biết có những quyền và bổn phận cơ bản nào?
2. Em hãy nêu ý nghĩa của việc thực hiện quyền và bổn phận cơ bản của trẻ em. Gợi ý trả lời
1. Dựa vào thông tin 1 và thông tin 2, trẻ em có những quyền và bổn phận cơ bản sau:
- Những quyền cơ bản của trẻ em:
● Quyền được sống còn.
● Quyền được phát triển.
● Quyền được bảo vệ.
● Quyền được tham gia.
- Bổn phận cơ bản của trẻ em:
● Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm,
chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.
● Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nghĩa vụ học tập, rèn luyện
theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác
● Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người
khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù
hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.
● Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử của dân tộc; giữ gìn bản sắc dân
tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
● Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân
phẩm, tài sản của bản thân
● Sống trung thực, khiêm tốn, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể
2. Ý nghĩa của việc thực hiện quyền và bổn phận cơ bản của trẻ em: Trẻ em như
búp trên cành, rất cần có sự bảo vệ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương của cha
mẹ, ông bà và của cộng đồng. Trẻ em được hưởng các nhóm quyền khác nhau,
đảm bảo được sự tôn trọng, quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, tạo
điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện. Đi cùng với quyền và bổn phận và
trách nhiệm của trẻ em, trẻ cũng cần tự nhận thức bản thân mình có những trách
nhiệm đối với gia đình, ông bà, cha mẹ và toàn xã hội. Bổn phận và trách nhiệm
giúp trẻ em nhận ra các giá trị tốt đẹp, hình thành nên tính cách, tư duy, nhân
cách của trẻ. Vì vậy, quyền và bổn phận của trẻ em rất quan trọng, hình thành
nhân cách của trẻ em, tương lai sẽ trở thành người công dân có ích cho xã hội.
III. Luyện tập GDCD 6 trang 46, 47
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi: Tình huống 1
Gần cuối năm, Thanh Ngân rất muốn cùng bạn bè trong lớp tham gia hoạt động
trải nghiệm ở một khu di tích văn hóa quốc gia. Thanh Ngân trình bày với bố
mẹ mong muốn của mình và xin phép đăng kí để đi cùng. Thế nhưng bố mẹ bạn
ấy không đồng ý, nói rằng nơi đó rất xa và không an toàn. Bố mẹ xin phép cô
giáo cho Thanh Ngân ở nhà vì bị say xe. Thanh Ngân rất buồn và có ý không hài lòng với bố mẹ.
1. Theo em, Thanh Ngân có quyền tham gia hoạt động tham quan ở tuổi này không? Vì sao?
2. Nếu là Thanh Ngân, em sẽ ứng xử như thế nào? Gợi ý trả lời
1. Theo em Thanh Ngân có quyền tham gia hoạt động tham quan ở tuổi này. Vì
trẻ em cũng có quyền tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, cần được bố mẹ
tôn trọng những quyết định của bản thân.
2. Nếu là Thanh Ngân em sẽ ứng xử như sau: Em sẽ cố gắng thuyết phục bố mẹ,
giải thích cho bố mẹ biết về mục đích của chuyến đi đó; sau đó em nói lên
những mong muốn của mình, em muốn đi dã ngoại bên ngoài để mở mang kiến
thức, học hỏi thêm những cái hay, cái mới từ bên ngoài... Tình huống 2
❓Ngày Thắm học hết tiểu học, bố Thắm quyết định cho bạn nghỉ học để phụ
mẹ bán hàng. Khi các cô ở Hội phụ nữ phường đến động viên gia đình cho
Thắm được đi học thì bố Thắm bảo rằng: “Bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái.”
1. Theo em, bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái hay không?
2. Nếu là thắm, em sẽ ứng xử như thế nào? Gợi ý trả lời
1. Theo em bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái nhưng phải tôn
trọng ý kiến và lựa chọn của con cái.
2. Nếu là Thắm em sẽ nói với bố mẹ em cũng có quyền học tập và quyền tự do
vì vậy mong bố mẹ tôn trọng ý kiến của mình hơn.
Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến sau:
Học sinh chỉ cần học tập tốt mà không cần phải tham gia các hoạt động của gia đình và xã hội. Gợi ý trả lời
Quan điểm của em về ý kiến trên: “Học sinh chỉ cần học tập tốt mà không cần
phải tham gia các hoạt động của gia đình và xã hội.”
Em không đồng ý với quan điểm trên. Vì học sinh ngoài việc cố gắng chăm chỉ
học tập thật tốt, thì còn có bổn phận tham gia các hoạt động của gia đình, như
giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà, chăm sóc ông bà khi về nhà, tham gia các hoạt
động tập thể của lớp, của tường và của xã hội. Nếu học sinh chỉ biết học tập mà
không tham gia các hoạt động khác thì sẽ không có kiến thức bên ngoài, không
phát triển những kỹ năng và không tạo được giá trị cho bản thân. Từ đó phát
triển bản thân một cách toàn diện nhất.
IV. Vận dụng GDCD 6 trang 47 Vận dụng 1
❓Em hãy làm sản phẩm trang trí có ý nghĩa thể hiện quyền trẻ em theo gợi ý dưới đây:
Trang trí các biểu tượng thể hiện quyền trẻ em bằng cách vẽ, xé dán,... Gợi ý trả lời
Bức tranh thể hiện quyền bảo vệ của trẻ em, trẻ em cần được bảo vệ khỏi các
cuộc bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại đến thân thể, xâm hại tình dục... Vận dụng 2
❓Viết thư tư vấn cho bạn.
Một bạn trong lớp em thường xuyên bị bố dượng đánh mỗi khi uống rượu say
và dọa sẽ bắt bạn phải nghỉ học. Em hãy vận dụng những kiến thức về quyền trẻ
em, viết thư gửi các cô chú trong Hội bảo vệ quyền trẻ em giải quyết vấn đề mà bạn ấy gặp phải. Gợi ý trả lời Mẫu 1:
Các cô chú Hội Bảo Vệ quyền trẻ em thân mến!
Trước tiên cháu xin tự giới thiệu về bản thân, cháu là Linh là học sinh lớp 6K
trường THCS Nguyễn Du. Hôm nay cháu viết bức thư này muốn gửi đến cô chú
để nhờ sự giúp đỡ của cô chú đến với bạn cùng lớp với cháu tên là Thu. Trong
một lần nói chuyện, bạn cháu đã chia sẻ với cháu về sự việc bố dượng bạn ấy
mỗi khi uống rượu say đều sẽ bắt bạn ấy nghỉ học và nguy cơ bạn ấy sẽ bị nghỉ
học vì bị ép buộc. Như cháu được biết, được đến trường và học tập là một trong
những quyền cơ bản của chúng cháu, nhưng hôm nay sự việc đó xảy ra khiến
cháu rất bối rối, không biết làm gì để giúp đỡ bạn Thu. Vì vậy hôm nay, cháu
viết bức thư này gửi đến các cô chú thuộc Hội Bảo Vệ quyền trẻ em để các cô
chú có thể can thiệp giúp đỡ bạn cháu, để bạn được tiếp tục đến trường với
chúng cháu ạ. Khi nhận được bức thư này, cháu mong sẽ nhận được phản hồi
sớm từ phía các cô chú. Cháu xin cảm ơn cô chú nhiều ạ! Người viết Linh
Nguyễn Thị Huyền Linh Mẫu 2:
Hà Nội, ngày ....tháng .....năm ..... Lan thân mến!
Kể từ ngày Lan cùng gia đình chuyển về sống ở quê, mình chưa được gặp bạn
lần nào. Mình nhớ Lan nhiều, mình rất muốn biết dạo này Lan sống thế nào?
May quá! Hôm nay, mình gặp bác Hải gần nhà Lan lên chơi, mình đã hỏi thăm
Lan thì được bác cho biết: Lan thường xuyên bị bố đánh và đe dọa nghỉ học…,
mình vô cùng thương bạn. Thế là mình lên phòng, viết thư này gửi bạn như một
lời động viên, bạn hãy cố gắng lên nhé!
Đầu tiên, mình xin chia sẻ với Lan một số kinh nghiệm để giải quyết tình thế
ngay lúc đó để bố đỡ la mắng, đánh đập bạn như: Khi bố Lan la mắng thì bạn
hãy giữ bình tĩnh, bạn đừng cãi lại; lúc bị mắng bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và
tổn thương, trong trường hợp này, Lan nên hít thở sâu và nhịp nhàng sẽ giúp
bạn trở nên bình tĩnh và thả lỏng hơn; nếu sự mắng nhiếc tiếp tục diễn ra đến
mức độ mà bạn hoàn toàn không thể chịu nổi thì bạn nên tìm cách khéo léo để
rời khỏi đó; … Ngoài ra nếu tình trạng la mắng, đánh đập cứ kéo dài và bị đe
dọa nghỉ học, thì mình muốn khuyên bạn nên mạnh mẽ nhờ người thân hoặc
những cô chú làm ở xã phường hiểu biết pháp luật để đứng ra bảo vệ bạn, tránh
hành vi bị ngược đãi. Bởi chúng ta đang sống ở một đất nước xã hội chủ nghĩa,
một đất nước vì quyền và bảo vệ quyền con người, đặc biệt là với trẻ em chúng
ta có quyền được chăm sóc, được nuôi dưỡng, học tập và vui chơi…là điều chính đáng.
Mình mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với bạn, bạn hãy thật mạnh mẽ để vượt qua
khó khăn này nhé! Nếu mình có thể giúp được gì thì Lan cứ biên thư cho mình
nhé. Mong sớm nhận được tin từ bạn… Bạn thân của Lan Hoa