Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường | Chân trời sáng tạo
Giải Bài 3 Thị trường và chức năng của thị trường trang 18→22 giúp các bạn học sinh nhận biết được khái niệm, chức năng của thị trường. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố vốn kiến thức.
Chủ đề: Chủ đề 2: Thị trường và cơ chế thị trường (CTST)
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải KTPL 10: Thị trường và chức năng của thị trường
Trả lời câu hỏi phần Mở đầu
Chia sẻ hiểu biết của bản thân về một số loại thị trường ở địa phương sinh sống. Gợi ý đáp án
Một số loại thị trường ở địa phương em:
+ Thị trường hàng hóa: Hàng ngày, tại khu chợ trung tâm của xã bày bán rất nhiều các
mặt hàng như tôm, thịt, cá, giò, rau,…phục vụ bữa ăn của người dân, người bán người mua tấp nập.
+ Thị trường dịch vụ: Các cửa hàng dịch vụ như cắt tóc, gội đầu, massage, làm móng,
chăm sóc da,…mọc lên như nấm, phục vụ nhu cầu của người dân.
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập Luyện tập 1
Em hãy phân biệt thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ. Cho ví dụ. Gợi ý đáp án
Thị trường hàng hóa
Thị trường dịch vụ
Đối tượng trao đổi mua bán là những Đối tượng trao đổi mua bán là những
mặt hàng vật chất mà khách hàng có
tiện nghi, lợi ích hoặc phương tiện
thể nhìn thấy hoặc chạm vào.
được cung cấp bởi người khác.
Ví dụ: Thị trường cà phê, thị trường
Ví dụ: Thị trường chứng khoán, thị lúa gạo,… trường du lịch,… Luyện tập 2
Hãy thảo luận cùng các bạn và cho biết em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào
dưới đây. Giải thích vì sao.
a. Các nhân tố cơ bản của thị trường bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng và tiền tệ.
b. Các giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ có thể diễn ra mà không cần gắn với một
không gian, thời gian cụ thể nào.
c. Thị trường có các quan hệ như hàng hoá – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu.
d. Thị trường là nơi người sản xuất và người tiêu dùng gặp nhau trực tiếp để trao đổi
hàng hoá, dịch vụ gắn với không gian, thời gian cụ thể. Gợi ý đáp án
- Ý kiến a - Em không đồng ý với ý kiến này vì các yếu tố cơ bản của thị trường bao
gồm người sản xuất, người tiêu dùng, hàng hóa và tiền tệ.
- Ý kiến b - Em đồng ý với ý kiến này vì ở bất kì nơi đâu, tại bất cứ thời điểm nào các
giao dịch hàng hóa, dịch vụ hoàn toàn có thể được diễn ra.
- Ý kiến c - Em không đồng ý với ý kiến này vì thị trường còn có các quan hệ khác
như quan hệ cạnh tranh, hợp tác; quan hệ trong nước, ngoài nước; quan hệ giá trị, giá trị sử dụng.
- Ý kiến d - Em không đồng ý với ý kiến này vì có những mặt hàng hóa, dịch vụ mà
người sản xuất và người tiêu dùng có thể gặp nhau gián tiếp để trao đổi như thị trường chứng khoán,… Luyện tập 3
Em hãy đọc các trường hợp sau và trình bày ý kiến theo gợi ý. Trường hợp 1.
Gạo thơm A là mặt hàng đã thành thương hiệu nổi tiếng của địa phương. Vừa rồi, do
ảnh hưởng bởi thời tiết nên sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá bán tăng cao. Anh B đã
trộn vào một số loại gạo khác không rõ nguồn gốc, rồi đưa về các thành phố lớn tiêu
thụ kiếm lời trong khi vẫn sử dụng thương hiệu Gạo thơm A để quảng bá sản phẩm.
- Em có nhận xét gì về việc làm của anh B?
- Theo em, việc làm ấy ảnh hưởng thế nào đến thương hiệu Gạo thơm A trên thị trường? Trường hợp 2.
Người dân ở địa phương H chuyên canh cà phê. Gần đây, giá thu mua cà phê xuống
thấp khiến cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy giá maccadamia đang
rất cao, nhiều hộ gia đình đã chặt cà phê và chuyển sang trồng cây maccadamia.
- Em có nhận xét gì về việc làm của người dân ở địa phương H?
- Việc làm này ảnh hưởng như thế nào đến thị trường cà phê? Gợi ý đáp án *Trường hợp 1:
- Việc làm của anh B đang làm ảnh hưởng đến thương hiệu và chất lượng của mặt
hàng gạo thơm A của địa phương, việc làm này có thể gây ảnh hưởng xấu đến thương
hiệu cũng như sức khỏe người tiêu dùng.
- Việc làm của anh B có thể nhận được những nhận xét, đánh giá không tích cực về
mặt hàng gạo thơm A khi tung ra thị trường, người tiêu dùng sẽ quay đầu với mặt
hàng này, khiến cho thương hiệu gạo thơm A có thể không còn đứng vững trên thị
trường được nữa, làm ảnh hưởng và liên lụy tới các hộ gia đình làm ăn chân chính khác tại địa phương. *Trường hợp 2:
- Việc làm của người dân địa phương H đang chạy theo giá cả của thị trường, việc
chặt cà phê và chuyển sang trồng cây macaddamia sẽ làm thị trường cà phê và thị
trường maccadiamia xảy ra biến động.
- Việc làm này làm cho nguồn cung ứng cà phê ra thị trường bị giảm sút đáng kể, cung
ứng ít hơn nhu cầu vì vậy rất dễ xảy ra khả năng giá cà phê tăng cao. Luyện tập 4
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Ông T tâm sự với ông H về việc thu mua dừa ở địa phương:
– Đến đợt thu hoạch rồi mà sao tôi không thấy thương lái vào mua dừa khô ông nhỉ?
Nghe vậy, ông H buồn bã nói: Nhận thấy giá dừa cao nên bà con ở các xã trong huyện
đồ xô trồng dừa, sản lượng cung cấp quá nhiều. Thêm nữa, các công ti chế biến dừa
khô lại không có nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu nên thừa hàng rồi... Ông T trầm ngâm:
– Thật thế hả ông? Năm ngoái trúng mùa, tôi còn tính mua thêm đất trồng thêm nữa đấy. Ông H lắc đầu:
– May mà không mua nhé! Chứ không thì không biết sao mà cứu. Ông T ậm ừ đáp:
– Thật đúng là thị trường... Câu hỏi:
- Chức năng nào của thị trường được thể hiện trong câu trả lời của ông H?
- Người trồng dừa vận dụng chức năng của thị trường như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế? Gợi ý đáp án
- Chức năng điều tiết, kích thích sản xuất được thể hiện trong câu trả lời của ông H.
- Người trồng dừa cần vận dụng chức năng cung cấp thông tin để tìm hiểu các thông
tin về nguồn cung, cầu của thị trường dừa khô để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Trả lời câu hỏi phần Vận dụng Vận dụng 1
Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về chức năng của thị trường. Gợi ý đáp án Vận dụng 2
Em hãy tìm hiểu và viết bài nhận xét về một loại thị trường hàng hóa ở địa phương
theo gợi ý: giá cả, chất lượng, mẫu mã, địa điểm mua bán,... Gợi ý đáp án
(*) Bài viết tham khảo
- Thị trường may mặc ở địa phương em là một trong những thị trường đang được phát
triển một cách sôi động.
+ Hiện nay, nhu cầu được mặc đẹp được đặt lên cao khi thu nhập của người tiêu dùng
được cải thiện rõ rệt. Vì vậy, thị trường may mặc đã cung ứng ra thị trường rất nhiều
loại mặt hàng với mẫu mã, màu sắc đa dạng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng
như quần áo công sở, quần áo đi biển, quần áo mặc ở nhà,…