-
Thông tin
-
Quiz
Giải Hóa học 10 Bài 4: Mô hình nguyên tử và Orbital nguyên tử | Cánh diều
Hóa 10 bài 4: Mô hình nguyên tử và Orbital nguyên tử được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là giải Hóa 10 bài 4 trang 21 sách Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Chủ đề 1: Cấu tạo nguyên tử (CD) 4 tài liệu
Hóa học 10 540 tài liệu
Giải Hóa học 10 Bài 4: Mô hình nguyên tử và Orbital nguyên tử | Cánh diều
Hóa 10 bài 4: Mô hình nguyên tử và Orbital nguyên tử được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là giải Hóa 10 bài 4 trang 21 sách Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Chủ đề: Chủ đề 1: Cấu tạo nguyên tử (CD) 4 tài liệu
Môn: Hóa học 10 540 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Hóa học 10
Preview text:
Giải Hóa 10 Bài 4: Mô hình nguyên tử và Orbital nguyên tử
Trả lời câu hỏi và thảo luận Hóa 10 bài 4 Cánh diều Câu 1
Electron chuyển từ lớp gần hạt nhân ra lớp xa hạt nhân thì phải thu hay giải phóng năng lượng? Giải thích. Gợi ý đáp án
Electron ở càng xa hạt nhân thì năng lượng càng cao
=> Electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng thấp hơn electron ở xa hạt nhân
=> Electron cần phải thu năng lượng để có thể chuyển từ lớp gần ra lớp xa hạt nhân Câu 2
Theo em, xác suất tìm thấy electron trong toàn phần không gian bên ngoài đám mây là khoảng bao nhiêu phần trăm. Gợi ý đáp án
Xác suất tìm thấy electron trong toàn phần không gian bên ngoài đám mây là khoảng 10% Câu 3
Khái niệm AO xuất phát từ mô hình Rutherford – Bohr hay mô hình hiện đại về nguyên tử? Gợi ý đáp án
Khái niệm AO xuất phát từ mô hình hiện đại nguyên tử.
Giải SGK Hóa 10 bài 4 trang 25 sách Cánh diều Bài 1
Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mô hình Rutherford – Bohr?
(a). Electron quay xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời.
(b). Electron không chuyển động theo quỹ đạo cố định mà trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân.
(c). Electron không bị hút vào hạt nhân do còn chịu tác dụng của lực quán tính li tâm. Gợi ý đáp án
(a) Đúng vì theo mô hình Rutherford – Bohr thì electron quay xung quanh hạt nhân theo những
quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời.
(b) Sai vì theo mô hình hiện đại thì electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo
những quỹ đạo cố định.
(c) Đúng vì theo mô hình Rutherford – Bohr, các electron mang điện tích âm nhưng không bị
hút vào hạt nhân bởi lực hút này cân bằng với lực quán tính li tâm. Bài 2
Nguyên tử Li (Z = 3) có 2 electron ở lớp K và 1 electron ở lớp L. So sánh năng lượng của
electron giữa hai lớp theo mô hình Rutherford – Bohr. Gợi ý đáp án
Năng lượng của electron của lớp K thấp hơn năng lượng của electron ở lớp L. Bài 3
Sử dụng mô hình Rutherford – Bohr, hãy cho biết khi electron của nguyên tử H hấp thụ một
năng lượng phù hợp, electron đó sẽ chuyển ra xa hay tiến gần vào hạt nhân hơn. Giải thích. Gợi ý đáp án
Electron của nguyên tử H hấp thụ một năng lượng phù hợp, electron đó sẽ chuyển ra xa hạt
nhân hơn do năng lượng càng cao thì electron ở càng xa hạt nhân Bài 4
Từ khái niệm: Orbital nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác
suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%). Phát biểu sau đây có đúng
không: Xác suất tìm thấy electron tại mỗi điểm trong không gian của AO là 90%. Gợi ý đáp án
Đúng vì xác suất tìm thấy electron trong khu vực không gian của AO là lớn nhất (khoảng 90%). Bài 5
Trả lời những câu hỏi sau đây liên quan đến mô hình Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại về nguyên tử.
a) Vì sao còn gọi mô hình Rutherford – Bohr là mô hình hành tinh nguyên tử?
b) Theo mô hình hiện đại, orbital p có hình số tám nổi với hai phần (còn gọi là hai thùy) giống
hệt nhau. Xác suất tìm thấy electron ở mỗi thùy là khoảng bao nhiêu phần trăm?
c) So sánh sự giống và khác nhau giữa mô hình Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại về nguyên tử. Gợi ý đáp án
a) Vì mô hình biểu diễn electron quay xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo giống như các
hành tinh quay xung quanh Mặt Trời nên được gọi là mô hình hành tinh nguyên tử.
b) Xác suất tìm thấy electron ở mỗi thùy của orbital p là khoảng 90%.
Giống nhau: Cả hai đều mô tả sự chuyển động của electron xung quanh hạt nhân. Khác nhau:
Mô hình Rutherford - Bohr.: Electron chuyển động theo quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời
Mô hình hiện đại về nguyên tử: Electron chuyển động không theo quỹ đạo cố định.