-
Thông tin
-
Quiz
Giải Hoạt động trải nghiệm 10: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường tự nhiên | Chân trời sáng tạo
Soạn Hoạt động trải nghiệm Lớp 10 Chân trời sáng tạo Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường tự nhiên được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK.
HĐ trải nghiệm - hướng nghiệp 10 226 tài liệu
Giải Hoạt động trải nghiệm 10: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường tự nhiên | Chân trời sáng tạo
Soạn Hoạt động trải nghiệm Lớp 10 Chân trời sáng tạo Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường tự nhiên được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK.
Chủ đề: Chủ đề 9: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường tự nhiên (CTST) 6 tài liệu
Môn: HĐ trải nghiệm - hướng nghiệp 10 226 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của HĐ trải nghiệm - hướng nghiệp 10
- Chủ đề 1: Thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người học sinh (CTST) (9)
- Chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống (CTST) (7)
- Chủ đề 3: Giữ gìn truyền thống nhà trường (CTST) (8)
- Chủ đề 4: Thực hiện trách nhiệm với gia đình (CTST) (7)
- Chủ đề 5: Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân và phát triển kinh tế gia đình (CTST) (6)
- Chủ đề 6: Vận động cộng đồng cùng tham gia các hoạt động xã hội (CTST) (7)
- Chủ đề 7: Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương (CTST) (7)
- Chủ đề 8: Định hướng học tập và rèn luyện theo nhóm nghề lựa chọn (CTST) (8)
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 (19)
- Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghệm 10 (18)
Preview text:
Nhiệm vụ 1
Tìm hiểu những việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự
Câu 1. Chỉ ra những việc làm giúp bảo tồn hoặc gây hại cảnh quan thiên nhiên va giải
thích lí do của những việc làm đó. Lời giải:
- HS đưa ra những việc làm giúp bảo tồn hoặc gây hại cảnh quan thiên nhiên và giải
thích lí do của những việc làm đó. Việc làm Lí do
Không chặt phá cây (Bảo tồn) Giữ gìn cây xanh
Xả rác ra khu vui chơi (Gây hại)
Làm ô nhiễm môi trường.
Câu 2. Thu thập thông tin về những việc làm của các cá nhân, tổ chức trong việc bảo
vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên Lời giải:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá
nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác
để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
- Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng
lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú
trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho
bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của
ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí
cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp
cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc
đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý
chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công
nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân
lực về bảo vệ môi trường.
- Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân
có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản
lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
- Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và
thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ 2
Nhận xét, đánh giá những việc làm của tổ chức, cá nhân ở địa phương trong bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
Câu 1. Từ nhiệm vụ 1, hãy đưa ra nhận xét, đánh giá những việc làm của tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
Câu 2. Nêu và nhận xét những việc làm, thói quen giúp bảo tồn hoặc gây hại cảnh
quan thiên nhiên của bản thân và các thành viên trong gia đình em. Lời giải:
Hs nhận xét những việc làm, thói quen bản thân và các thành viên trong gia đình em
giúp bảo tồn hoặc gây hại cảnh quan thiên nhiên Gợi ý: - Giữ gìn cây xanh.
- Sử dụng năng lượng sạch.
- Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên.
- Rút các phích khỏi ổ cắm. Nhiệm vụ 3
Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương và tác động của con
người đến môi trường tự nhiên.
Câu 1. Tìm hiểu và mô tả thực trạng môi trường tự nhiên tại địa phương Lời giải:
- Lựa chọn một vấn để về ô nhiễm: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí,...
- Có thể tìm hiểu qua phỏng vấn, quan sát trực tiếp kèm chụp hình/ quay phim thực tế,
tìm thông tin trên báo đài địa phương..
- Mô tả thực trạng: ở đâu, (những) cái gì/ đối tượng nào (rác thải, loại rác thải, lượng
rác thải nhựa,.. .; nước; đất; sinh vật; không khí/ khói/ bụi,...), mức độ ô nhiễm thế nào
(nhiều ít như thế nào, màu sắc/ mùi/ vị ra sao,...);...
Câu 2. Chỉ ra các nguyên nhân thực trạng Lời giải: - Ý thức con người. - Xả thải bừa bãi.
- Không có quy trình xử lí nước thải.
- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển.
Câu 3. Đề xuất các giải pháp em thấy khả thi để khắc phục thực trạng trên. Lời giải:
- Phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định;
- Hạn chế sử dụng xe ô tô/ xe gắn máy cá nhân.
- Tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng;...
Câu 4. Lập báo cáo, thuyết trình về thực trạng, nguyên nhân của thực trạng và đề xuất
giải pháp bảo vệ môi trường. Lời giải:
- HS lập báo cáo, thuyết trình về thực trạng, nguyên nhân của thực trạng và đề xuất
giải pháp bảo vệ môi trường.
- Lựa chọn hình thức phù hợp để trình bày. Thực
Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu trạng
cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên
đất liền ngày càng cạn kiệt càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển,
khai thác biển, làm giàu từ biển, nhưng thường đi kèm với đó lại là các
phương thức khai thác thiếu tính bền vững; các họat động khai thác chủ
yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được các
mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, hoặc
không có hoặc thiếu những qui hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với
cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong
bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia
tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất, Vấn đề khai thác tài nguyên
và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng
trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi
trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động. Nguyên
i) Ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ đất liền và từ biển, nhân
(ii) Phá hủy nơi cư trú tự nhiên,
(iii) Khai thác và đánh bắt cá quá mức,
(iv) Tác động của biến đổi khí hậu,
(v) Cuối cùng, các mối đe dọa đối với môi trường đó là: sự xâm nhập của
các loài ngoại lai và các mối đe cộng hưởng của các mối đe dọa kể trên.
Đề xuất Tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa giải
phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ pháp
môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái
Đất sẽ ngày càng tươi đẹp. Nhiệm vụ 4
Lập kế hoạch tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đề xuất những việc làm cụ
thể để bảo vệ môi trường tự nhiên.
Câu 1. Xây dựng và chia sẻ kế hoạch tuyên truyền về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Lời giải:
- Bước 1. Xác định các đổi tượng để tuyên truyền: học sinh, người lớn, cộng đồng lớn,...
- Bước 2. Xác định nội dung cần tuyên truyền. Ví dụ: kêu gọi bảo vệ nguồn nước;
trồng cây xanh, bảo vệ rừng;kêu gọi giữ gìn sự đa dạng sinh học bằng cách không săn
bắt bất hợp pháp; tuyên truyền về tác hại của thuốc trừ sâu,....
- Bước 3. Chọn cách thể hiện nội dung: vẽ tranh, làm video clip ngắn, viết truyện
ngắn, viết kịch, sáng tác bài hát, viết “rap? tờ rơi, áp phích, trò chơi,....
- Bước 4. Chọn kênh thông tin để tuyên truyền: mạng xã hội, phát tờ rơi, tuyên truyển
miệng, sân khấu hoá, trình bày trong sinh hoạt dưới cờ,...
- Bước 5. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật dụng cho (những) cách đá chọn.
- Bước 6. Lên kế hoạch tuyên truyền.
Câu 2. Đề xuất những giải pháp và việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên. Lời giải:
- Đề xuất những giải pháp và việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên: + Trồng cây xanh.
+ Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên.
+ Sử dụng năng lượng sạch. + Tiết kiệm điện.
+ Hạn chế sử dụng túi nilon. + Tiết kiệm giấy.
+ Ưu tiên sản phẩm tái chế. Nhiệm vụ 5
Tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường tự nhiên
Câu 1. Thực hiện kế hoạch tuyên truyền để mọi người chung tay để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Lời giải:
HS Thực hiện kế hoạch tuyên truyền
Câu 2. Thuyết trình về kết quả, ý nghĩa của việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường tự nhiên Lời giải: Gợi ý 1
Bài thuyết minh chung tay vì môi trường Xanh - Sạch - Đẹp
Xin mời quý vị cùng lắng nghe bản tin tuyên truyền bảo vệ môi trường của trường THPT Hùng An!
Như chúng ta đã biết, hiện nay, cùng với các vấn đề như bùng nổ dân số, xung đột vũ
trang hay nạn khủng bố, thì ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề thời sự được cả
thế giới quan tâm bởi những ảnh hưởng vô cùng to lớn của chúng tới con người. Đến
với Hội thi hôm nay, em xin được tham gia thuyết trình với chủ đề: Chung tay vì một
môi trường xanh - sạch - đẹp.
Vậy môi trường là gì? Vâng, môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí,
đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Môi trường tự nhiên vẫn đang từng
phút cung cấp cho cuộc sống con người những nguồn lợi vô giá. Thế nhưng, con
người đã và đang làm gì để đền đáp, bảo vệ cho môi trường, cái nôi nuôi dưỡng sự
sống của chính mình? Câu hỏi ấy tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại làm cho ta phải
giật mình một khi trả lời.
Bạn có thấy chăng nước mắt của những dòng sông? Bạn có nghe chăng sự nghẹn ngào
của biển cả? Ai đó có nghe không tiếng gào thét của núi rừng? Có một thời đó là
những vẻ đẹp, là nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca, nhạc, họa, là những điều kỳ diệu
mà tạo hóa đã tặng cho con người. Thế nhưng, con người ngày càng quay cuồng trong
guồng quay chóng mặt của cơ chế thị trường, của những cạnh tranh khốc liệt, của lòng
tham không đáy thì núi rừng ngày càng bị tàn phá, biển cả, sông ngòi càng ô nhiễm,
nhiều đô thị khói bụi mù mịt, nước thải đen ngòm, rác có ở khắp nơi. Có thể thấy
rằng, con người đã và đang xúc phạm tới tự nhiên và tất nhiên chúng ta phải trả giá.
Ngay giờ đây, khi chúng ta đang ngồi bên nhau bàn về môi trường thì nước mắt miền
Trung vẫn chưa khô bởi sự tàn phá của cơn áp thấp nhiệt đới. Bầu không khí đau
thương, tang tóc khắp mấy tỉnh miền Trung làm chúng ta không thể không xót xa.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Theo em, đó là những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Ô nhiễm mặt nước
Thứ 2: Ô nhiễm nước ngầm
Thứ 3. Ô nhiễm không khí do môi trường sống:
Thứ 4. Khai khoáng công nghiệp
Thứ 5. Nước thải không được xử lý
Thứ 6. Ô nhiễm không khí ở các đô thị
Khí thải từ xe máy, ô tô, các nhà máy điện, khu công nghiệp chứa nhiều hợp chất độc
hại và bụi mịn. Những chất này khi phản ứng với ánh sáng mặt trời hình thành những
hợp chất mới, ví dụ ozon, loại khí này ở gần mặt đất rất độc hại. Ngoài ra, nhận thức
về bảo vệ môi trường trong tầng lớp dân cư còn nhiều hạn chế, trình độ dân trí thấp,
kết cấu hạ tầng cơ sở chưa đồng đều nên công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường chưa cao.
Theo dự đoán của WHO, mỗi năm có khoảng 865.000 trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí gây nên.
Đứng trước một thực tại cấp thiết đáng lo ngại, chính quyền các cấp và nhân dân trong
huyện Bắc Quang chúng ta cũng đã chính thức bắt tay vào nhiệm vụ tìm lại sự trong
lành, khỏe mạnh cho môi trường sống. Hàng ngày, các công nhân của công ty vệ sinh
môi trường thị xã phải len lỏi vào hầu hết các ngõ ngách của thị trấn Việt Quang để
thu gom và xử lý rác thải. Từ hình ảnh những người công nhân phải ngày ngày đối
mặt với biết bao rác bẩn, trong đó có không ít những mầm bệnh nguy hiểm, mỗi
chúng ta hãy tự xây dựng cho mình ý thức vứt rác đúng nơi quy định, vừa là để giúp
đỡ những người công nhân vệ sinh, vừa là để bảo vệ cuộc sống của chính mình. Hằng
năm, huyện chúng ta còn rất tích cực tham gia Tết trồng cây, bảo vệ rừng đồi, tuyên
truyền phát động phong trào tự dọn vệ sinh tới từng khu dân cư... Tất cả những việc
làm đó đã và đang góp phần làm cho huyện ta ngày càng thân thiện với môi trường.
Nói riêng về trường THPT Hùng An, một ngôi trường luôn được đánh giá là xanh,
sạch, đẹp, thì việc tuyên truyền, nhắc nhở học sinh bảo vệ môi trường luôn rất được
Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, nhất là từ khi thực hiện cuộc vận động xây dựng
"trường học thân thiện, học sinh tích cực" với một trong những tiêu chí quan trọng
nhất là giữ gìn vệ sinh môi trường.
Nhà trường đã mua thùng rác đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong trường tạo thuận lợi
cho học sinh trong việc làm vệ sinh. Không những vậy, trong khi nhiều trường học
khác thuê nhân công quét dọn thì Ban giám hiệu nhà trường lại giao nhiệm vụ làm vệ
sinh bảo vệ môi trường đến từng lớp, từng cá nhân với hình thức khen chê, thưởng
phạt xứng đáng, điều đó không chỉ giúp môi trường luôn sạch sẽ mà còn góp phần tạo
ra không khí thi đua sôi nổi giữa các lớp, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức bảo
vệ môi trường cho học sinh. Bên cạnh đó, nội dung bảo vệ môi trường đã được thầy
cô giảng dạy thông qua các môn học Văn, Sử, Địa, GDCD... Sự giáo dục đó sẽ theo
chúng em về từng khu dân cư, góp phần hình thành ý thức tự giác, nêu cao tinh thần
trách nhiệm chung. Ngoài ra, tuổi trẻ trường THPT Hùng An còn tham gia dọn vệ sinh
các di tích lịch sử trên địa bàn xã Hùng An, phần nào giúp giữ gìn và phát huy những
giá trị, ý nghĩa của di tích này
Đối với cá nhân em, mỗi khi có dịp cũng rất tích cực tham gia dọn vệ sinh khu dân cư,
trồng thêm nhiều cây xanh, hạn chế sử dụng túi ni lông, tiết kiệm năng lượng và luôn
sẵn sàng làm một tuyên truyền viên tích cực cho công tác bảo vệ môi trường
Tuy nhiên, ngoài việc tiếp tục thực hiện tốt những gì chúng ta đã làm được, dưới góc
độ của một học sinh, hiểu biết còn có phần hạn hẹp, em cũng xin đưa ra một số ý kiến của cá nhân mình
Thứ nhất, cần tăng cường công tác quản lý của nhà nước, hoàn chỉnh hệ thống pháp
luật về bảo vệ môi trường, ban hành chính sách phát triển gắn với bảo vệ môi trường
Thứ hai, thường xuyên giáo dục, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cả trong nhà
trường và ngoài xã hội. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả chúng ta, mọi sự
cưỡng ép đều không mang lại kết quả. Nếu ai cũng ý thức được rằng bảo vệ môi
trường là bảo vệ cuộc sống của chính mình thì vấn đề này sẽ không còn nan giải nữa
Thứ ba, chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế
trong vấn đề bảo vệ môi trường như tiếp cận công nghệ động cơ tiết kiệm nhiên liệu
chạy bằng nhiên liệu sạch, thay thế dần năng lượng hóa thạch bằng các năng lượng
ánh sáng, thủy triều, năng lượng gió...nghiên cứu và sử dụng rộng rãi các loại thiết bị
tiết kiệm năng lượng trong gia đình, nhà trường, công sở và các địa điểm công
cộng...tái chế rác thải, sử dụng phân hữu cơ, mô hình VAC trong nông nghiệp...
Kính thưa quý vị, cùng với việc môi trường bị ô nhiễm, trái đất của chúng ta đang
ngày một nóng lên, thiên nhiên đã nổi giận, môi trường sống của chúng ta đã không
còn đủ kiên nhẫn nữa. Nếu quý vị đã có ý thức bảo vệ môi trường, xin hãy tiếp tục,
còn nếu chưa thì cũng đừng quá lo lắng, hãy thay đổi thói quen ngay từ bây giờ. Chỉ
có như vậy thì môi trường tự nhiên mới mãi là cái nôi êm ái của mỗi chúng ta. Gợi ý 2
Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia
đang đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi
trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm
trọng, cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia. Mục đích của bài viết
này nhằm tìm hiểu thực trạng các vấn đề tài nguyên, môi trường biển đang đối mặt
hiện nay và tổng kết một số hướng giải pháp cụ thể đang được áp dụng tại nhiều nước
nhằm hướng đến quản lý bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
Tổng quan vấn đề tài nguyên, môi trường biển thế giới và khu vực
Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu phát triển
kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt
càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển, nhưng
thường đi kèm với đó lại là các phương thức khai thác thiếu tính bền vững; các họat
động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được
các mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, hoặc không có
hoặc thiếu những qui hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo
của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu
với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất, Vấn đề
khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng
đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường
biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động.
Kết quả nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, FAO và các tổ chức quốc tế khác đều chỉ ra
rằng, hiện khoảng hơn 80% lượng cá toàn cầu đã bị khai thác, trong đó có đến 25%
lượng cá toàn cầu bị khai thác quá mức (overexploited) hoặc bị khai cạn kiệt
(depleted), trong khi nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt
khi sản lượng đánh bắt giảm đến 90% trong những năm gần đây.
Bên cạnh thực trạng nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản biển, tài nguyên dầu khí và
những nguồn tài nguyên biển không tái tạo khác đang bị khai thác quá mức, thiếu tính
bền vững, nạn phá hủy rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn cũng ngày một tăng ở
nhiều nơi trên thế giới. Theo ước tính, cỏ biển đã mất 30 – 60% và rừng ngập mặn –
chiếm 1/3 diện tích rừng thế giới – mất đến 70% và khoảng 11% các rạn san hô trên
toàn cầu đã bị phá hủy hoàn toàn trước năm 1998. Trong vòng 20 năm qua, các nước
Đông Nam Á đã mất đi 12% số rạn san hô, 48% số rạn san hô khác đang trong tình
trạng suy thoái nghiêm trọng. Các rạn san hô thường là môi trường sống của khoàng
1/4 các loài cá, đồng thời còn là nơi cư trú của các loài sinh vật biển khác. Sự mất dần
của các rạn san hô và sẽ khiến lượng cá bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí còn dẫn
đến sự tuyệt chủng của một số sinh vật biển do chúng không còn nơi để cư trú và sinh
sản. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà còn gây phát
sinh nhiều vấn đề kinh tế-xã hội do sự thiếu hụt thực phẩm cung cấp cho những cư
dân sống ở các đảo và các vùng ven biển, kéo theo những cuộc di dân hàng loạt từ các
vùng ven biển vào các vùng trung tâm…
Cùng với sự suy giảm, cạn kiệt nhiều nguồn lợi biển do khai thác, sử dụng không hợp
lý và thiếu tính bền vững, môi trường biển ở nhiều khu vực trên trái đất đang chịu
nhiều thách thức và các mối đe dọa trầm trọng khi dân cư ven biển ngày càng tăng,
các họat động kinh tế ven biển ngày càng phát triển, nhiều cửa sông ven biển bị ô
nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị thải ra cùng với nạn phá hủy
rừng ngập mặn ngày càng tăng, và sự gia tăng về tần suất và mức độ ảnh hưởng của
thiên tai bão lũ do biến đổi khí hậu ….
Trong một báo cáo của Trung tâm về các giải pháp đại dương (Center for Ocean
Solutions) xuất bản vào tháng 5 năm 2009 với tựa đề “Hệ sinh thái và Con người của
Thái Bình dương: Các mối đe dọa và Cơ hội hành động”, với sự tham gia của hơn 30
nhà khoa học thuộc các lĩnh vực tự nhiên, vật lý và xã hội, từ nguồn thông tin, dữ liệu
phân tích tổng hợp của 3400 bài báo, báo cáo khoa học của hơn 50 quốc gia và vùng
lãnh thổ, báo cáo đã nêu chi tiết về các mối đe dọa chính đối với môi trường biển và
đại dương, các ảnh hưởng của chúng và đưa ra lộ trình cùng với các biện pháp đối phó
với những mối đe dọa này. Theo kết quả nghiên cứu tổng hợp từ báo cáo, trong các
mối đe dọa chính mà môi trường biển đang phải đối mặt tại 50 quốc gia và vùng lãnh
thổ này gặp phải, tại các nước giàu cũng như nước nghèo, tại các quốc gia, quần đảo,
khu vực đông hay thưa dân cư đều có một điểm rất chung ớ mức rất phổ biến và đang
ở mức độ báo động đó là:
(i) Ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ đất liền và từ biển,
(ii) Phá hủy nơi cư trú tự nhiên,
(iii) Khai thác và đánh bắt cá quá mức,
(iv) Tác động của biến đổi khí hậu,
(v) Cuối cùng, các mối đe dọa đối với môi trường đó là: sự xâm nhập của các loài
ngoại lai và các mối đe cộng hưởng của các mối đe dọa kể trên. Nhiệm vụ 6
Thực hiện những việc làm, hoạt động để bảo vệ môi trường tự nhiên
Câu 1. Thực hiện một số việc làm theo kế hoạch đã đưa ra cho bản thân (mục 2,
nhiệm vụ 4). Chia sẻ về quá trình thực hiện. Lời giải:
Học sinh tự thực hiện kế hoạch đã đưa ra cho bản thân
Câu 2. Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường với cộng đồng Lời giải:
- HS chủ động tham gia những hoạt động bảo vệ môi trường với cộng đồng.
+ Cuộc thi bảo vệ rừng xanh.
+ Tham gia trồng cây gây rừng.
+ Thi đua lập kế hoạch nhỏ