-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 27: Acetic acid
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Giải Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 27: Acetic acid có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Khoa học tự nhiên 9 165 tài liệu
Giải Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 27: Acetic acid
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Giải Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 27: Acetic acid có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Chương 8: Ethylic aalcohol và Acetic acid (KNTT) 2 tài liệu
Môn: Khoa học tự nhiên 9 165 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Khoa học tự nhiên 9
- Chương 3: Điện (KNTT) (3)
- Chương 4: Điện từ (KNTT) (2)
- Chương 5: Năng lượng với cuộc sống (KNTT) (2)
- Chương 6: Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại (KNTT) (4)
- Chương 7: Giới thiệu về chất hữu cơ. Hydrocarbon và nguồn nhiên liệu (KNTT) (4)
- Chương 9: Lipid. Carbohydrate. Protein. Polymer (KNTT) (5)
- Chương 10: Khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất (KNTT) (3)
- Chương 11: Di truyền học mendel. Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền (KNTT) (6)
- Chương 12: Di truyền nhiễm sắc thể (KNTT) (5)
- Chương 13: Di truyền học với con người và đời sống (KNTT) (2)
Preview text:
Bài 27: Acetic acid
I. Công thức và đặc điểm cấu tạo II. Tính chất hóa học III. Điều chế IV. Ứng dụng
Mở đầu trang 123 Bài 27 KHTN 9: Giấm là gia vị quen thuộc được sử dụng phổ
biến trong chế biến thực phẩm. Chất nào đã tạo nên vị chua của giấm? Trả lời:
Chất tạo nên vị chua của giấm là CH3 – COOH (acetic acid).
I. Công thức và đặc điểm cấu tạo
Hoạt động trang 123 KHTN 9: Dựa vào mô hình phân tử acetic acid (Hình 27.1),
hãy viết công thức phân tử, công thức cấu tạo của acetic acid và so sánh với alkane
cùng số nguyên tử carbon về thành phần nguyên tố, nhóm nguyên tử liên kết trực
tiếp với nguyên tử carbon. Trả lời:
Công thức phân tử của acetic acid là: C2H4O2.
Công thức cấu tạo của acetic acid là:
Alkane cùng số nguyên tử carbon với acetic acid là: C2H6. So sánh CH3COOH với C2H6: - Thành phần nguyên tố:
+ C2H6 gồm nguyên tố C và H.
+ CH3COOH gồm nguyên tố C, H và O.
- Nhóm nguyên tử liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon:
+ Với C2H6 là nhóm hydrogen (-H)
+ Với CH3COOH là nhóm –OH và nhóm =O.
Câu hỏi trang 123 KHTN 9: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính chất hóa học
đặc trưng giống acetic acid? A. CH3OH B. CH3CHO C. HCOOH D. CH3COOC2H5 Trả lời:
Chất có tính chất hóa học đặc trưng giống acetic acid là HCOOH vì chúng đều thuộc loại acid.
II. Tính chất hóa học
Hoạt động trang 124 KHTN 9: Thí nghiệm: Tìm hiểu tính chất hoá học của acetic acid
Chuẩn bị: dung dịch acetic acid 10%, dung dịch NaOH 10%, Mg, CuO, đá vôi đập
nhỏ, ống nghiệm, giấy quỳ tím (hoặc giấy chỉ thị pH), phenolphthalein, đèn cồn, ống hút nhỏ giọt. Tiến hành:
1. Phản ứng với chất chỉ thị:
Lấy một mẩu giấy quỳ, nhỏ vài giọt dung dịch acetic acid lên mẩu giấy quỳ.
2. Phản ứng với kim loại:
Cho khoảng 2 mL dung dịch acetic acid 10% vào ống nghiệm, thêm tiếp một mảnh Mg vào ống nghiệm.
3. Phản ứng với oxide kim loại:
- Cho vào ống nghiệm một ít bột CuO (khoảng 1/3 thìa thuỷ tinh), sau đó nhỏ khoảng
2 mL dung dịch acetic acid vào ống nghiệm.
- Đun nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. 4. Phản ứng với base:
- Cho vào ống nghiệm 1 mL dung dịch NaOH 10%, thêm tiếp vài giọt
phenolphthalein vào ống nghiệm, lắc đều.
- Nhỏ từ từ dung dịch acetic acid 10% vào ống nghiệm cho tới khi mất màu.
5. Phản ứng với đá vôi:
Cho vào ống nghiệm khoảng 1 thìa thuỷ tinh đá vôi đập nhỏ, thêm tiếp khoảng 1 mL
dung dịch acetic acid 10% vào ống nghiệm.
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Quan sát hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm trên và từ các kiến thức đã học
về acid, hãy nêu tính chất hoá học của acetic acid.
2. Giải thích các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm trên Trả lời:
1. Tính chất hoá học của acetic acid:
- Làm đổi màu chất chỉ thị acid như giấy quỳ (sang màu đỏ) và giấy chỉ thị pH.
- Phản ứng với kim loại giải phóng khí hydrogen.
2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2
Phản ứng với oxide kim loại tạo thành muối và nước.
2CH3COOH + CuO →(CH3COO)2Cu + H2O
- Phản ứng với base tạo muối và nước.
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
- Phản ứng với muối carbonate, giải phóng khí carbon dioxide.
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O 2. Giải thích
- Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ vì CH33COOH là acid nên cũng có tính chất
giống với acid thông thường.
- Phản ứng với kim loại: ta thấy chất rắn tan, có bọt khí không màu (H2) thoát ra.
2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2
- Phản ứng với oxide kim loại: ta thấy bột CuO (màu đen) tan dần và xuất hiện dung dịch màu xanh.
2CH3COOH + CuO →(CH3COO)2Cu + H2O
- Phản ứng với base: ta thấy mất màu hồng của dung dịch ban đầu vì acetic acid đã
phản ứng với NaOH để sinh ra muối và nước.
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
- Phản ứng với đá vôi: ta thấy chất rắn tan ra, có bọt khí thoát ra (CO2)
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2+ H2O
Câu hỏi 1 trang 125 KHTN 9: Ấm đun nước sử dụng một thời gian có thể có lớp
cặn (chứa CaCO3) bám vào đáy và thành ấm. Có thể loại bỏ lớp cặn này bằng giấm ăn. Hãy giải thích. Trả lời:
Có thể loại bỏ lớp cặn chứa CaCO3 bằng giấm ăn vì thành phần của giấm ăn có
chứa acetic acid phản ứng được với CaCO3.
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
Câu hỏi 2 trang 125 KHTN 9: Acetic acid có thể tác dụng được với những chất nào
trong các chất sau đây: Zn, KOH, ZnO, NaCl, MgCO3, Cu? Viết các phương trình hoá học (nếu có). Trả lời:
Acetic acid có thể tác dụng được với các chất sau: Zn, KOH, ZnO, MgCO3. Phương trình hóa học:
2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2
CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O
2CH3COOH + ZnO →(CH3COO)2Zn + H2O
2CH3COOH + MgCO3 → (CH3COO)2Mg + CO2 + H2O
Hoạt động trang 125 KHTN 9: Nghiên cứu phản ứng ester hoá của acetic acid với ethylic alcohol
Phản ứng ester hoá của acetic acid và ethylic alcohol được thực hiện như sau:
- Cho 2 mL ethylic alcohol và 2 mL acetic acid đặc vào ống nghiệm, lắc đều hỗn hợp.
- Thêm 1 mL dung dịch H2SO4 đặc, lắc nhẹ để các chất trộn đều với nhau.
- Kẹp ống nghiệm rồi đặt vào cốc nước nóng (khoảng 60°C -70°C), thỉnh thoảng lắc
ống nghiệm để trộn đều hỗn hợp. Sau khoảng 5 phút, để nguội hỗn hợp rồi đổ sang
ống nghiệm khác chứa 5 mL dung dịch muối ăn bão hoà thấy xuất hiện lớp chất lỏng
ở phía trên, không màu, có mùi thơm nhẹ.
Chú ý: Dung dịch H2SO4 đặc có thể gây bỏng nên cần thận trọng khi sử dụng.
Thực hiện yêu cầu sau:
Dựa vào dấu hiệu nào để khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra giữa acetic acid và ethylic alcohol? Trả lời:
Dấu hiệu để khẳng định có phản ứng hóa học xảy ra giữa acetic acid và ethylic
alcohol là xuất hiện lớp chất lỏng ở phía trên, không màu, có mùi thơm nhẹ. Phương trình hóa học:
Câu hỏi trang 125 KHTN 9: Propyl acetate là một ester có mùi thơm đặc trưng của
quả lê. Propyl acetate thu được khi đun nóng acetic acid với propyl alcohol
(CH3CH2CH2OH) có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. Trả lời: Phương trình hóa học: III. Điều chế
Câu hỏi 1 trang 126 KHTN 9: Khi để các loại rượu có độ cồn thấp (rượu vang, rượu
mơ, rượu sâm panh, …) tiếp xúc với không khí, sau một thời gian thì các loại rượu
này có vị chua. Hãy giải thích. Trả lời:
Khi để các loại rượu có độ cồn thấp (rượu vang, rượu mơ, rượu sâm panh, …) tiếp
xúc với không khí, sau một thời gian thì các loại rượu này có vị chua vì ethylic
alcohol trong rượu tiếp xúc với không khí bị lên men tạo ra acetic acid có vị chua. C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O IV. Ứng dụng
Câu hỏi trang 126 KHTN 9: Em hãy tìm hiểu và trình bày trước lớp cách làm giấm
từ quả chín hoặc từ tinh bột. Trả lời: Cách làm giấm táo: 1. Nguyên liệu - Táo mèo (200g)
- Nước ấm 1 lít (40 – 50oC) - Chuối chín (1 trái) 2. Dụng cụ
- Hũ đựng thể tích 2 lít, thau, khăn xô (vải mùng hoặc giấy thấm dầu) … 3. Cách chế biến Bước 1: Rửa táo mèo
- Cắt bỏ phần đầu và phần đuôi của táo mèo.
- Cắt đôi quả táo và cho ngay vào một thau nước muối pha loãng.
- Ngâm táo khoảng 10 – 15 phút trong nước muối loãng thì vớt ra rổ để thật ráo nước. Bước 2: Làm giấm táo
- Cho hết số táo đã rửa sạch vào hũ, cho thêm 1 trái chuối chín để nguyên hoặc cắt
thành từng khúc đều được.
- Đổ nước ấm vào hũ sao cho nước ngập hết phần táo. Sau đó dùng khăn, vải mùng
hoặc giấy thấm dầu đậy kín nắp hũ. Việc làm này sẽ giúp giấm có sự trao đổi khí để
giấm lên men nhanh hơn và không bị hỏng.
- Để hũ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và ngâm trong khoảng 30 - 35
ngày là có thể sử dụng được.