-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 51: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Giải Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 51: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chương 14: Tiến hóa (KNTT) 3 tài liệu
Khoa học tự nhiên 9 165 tài liệu
Giải Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 51: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Giải Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 51: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Chương 14: Tiến hóa (KNTT) 3 tài liệu
Môn: Khoa học tự nhiên 9 165 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Khoa học tự nhiên 9
- Chương 9: Lipid. Carbohydrate. Protein. Polymer (KNTT) (5)
- Chương 10: Khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất (KNTT) (3)
- Chương 11: Di truyền học mendel. Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền (KNTT) (6)
- Chương 12: Di truyền nhiễm sắc thể (KNTT) (5)
- Chương 13: Di truyền học với con người và đời sống (KNTT) (2)
Preview text:
Bài 51: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất
I. Các giai đoạn phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất
II. Sự phát sinh loài người
Mở đầu trang 219 Bài 51 KHTN 9: Trái Đất khi mới hình thành chỉ gồm các chất
vô cơ mà chưa hề có sự tồn tại của sinh vật. Con người và các sinh vật tồn tại
hiện nay được tạo ra từ đâu và phát triển như thế nào? Trả lời:
Con người và các sinh vật tồn tại hiện nay được tạo ra từ các chất vô cơ và
phát triển qua ba giai đoạn: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.
- Giai đoạn tiến hóa hóa học: Trong giai đoạn này, từ các chất vô cơ tổng hợp
nên các phân tử hữu cơ, đại phân tử hữu cơ theo phương thức hóa học nhờ
nguồn năng lượng tự nhiên.
- Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học: Trong giai đoạn này, các phân tử lớn tập
trung và được bao bọc bởi lớp màng phospholipid kép hình thành nên các tế
bào sơ khai. Các tế bào sơ khai có thể biểu hiện một số đặc tính của sự sống,
bao gồm sinh sản đơn giản và sự chuyển hóa cũng như khả năng duy trì ổn định cấu trúc.
- Giai đoạn tiến hóa sinh học: Điều kiện khí hậu, địa chất biến đổi liên tục tạo
điều kiện cho sự tiến hóa từ tế bào sơ khai hình thành vi khuẩn, vi khuẩn cổ
(sinh vật nhân sơ) và sau đó là nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật (sinh vật
nhân thực). Sinh giới không ngừng tiến hóa đã tạo nên thế giới sinh vật đa
dạng, phong phú như ngày nay.
I. Các giai đoạn phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất
Hoạt động trang 219 KHTN 9: Quan sát Hình 51.1, trả lời các câu hỏi sau:
1. Quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất gồm những giai đoạn nào?
2. Thế giới sinh vật trên Trái Đất có nguồn gốc từ đâu? Trả lời:
1. Quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất gồm 3 giai đoạn sau:
tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.
2. Thế giới sinh vật trên Trái Đất có nguồn gốc từ các chất vô cơ.
Câu hỏi 1 trang 220 KHTN 9: Tiến hóa hóa học là gì? Hãy vẽ sơ đồ khái quát
quá trình tiến hóa hóa học Trả lời:
- Khái niệm: Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp các phân tử hữu cơ, đại
phân tử hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
Câu hỏi 2 trang 220 KHTN 9: Tóm tắt ba sự kiện diễn ra trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học Trả lời:
Ba sự kiện diễn ra trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là:
- Hình thành lớp màng kép: Lớp màng kép được hình thành từ phospholipid
để bảo vệ các phân tử hữu cơ bên trong.
- Hình thành tế bào sơ khai: Trong môi trường nước, lớp màng phospholipid
kép bao bọc các phân tử hữu cơ tạo thành những giọt nhỏ. Chọn lọc tự nhiên
tạo điều kiện cho những giọt nhỏ thể hiện được một số đặc trưng sống tiến
hóa thành tế bào sơ khai.
- Xuất hiện vật liệu di truyền: Phân tử RNA mạch đơn được hình thành nhờ sự
trùng hợp các đơn phân nucleotide. Trong môi trường thích hợp, RNA mang
thông tin di truyền, có khả năng sao chép nhanh và chính xác. Phân tử DNA
mạch kép được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu RNA. DNA mạch kép là nguồn
dự trữ thông tin di truyền ổn định và chính xác hơn RNA.
Hoạt động trang 220 KHTN 9: Quan sát Hình 51.2, trình bày sự xuất hiện cơ thể
đơn bào nhân thực. Trả lời:
Sự xuất hiện cơ thể đơn bào nhân thực như sau: Từ sinh vật đơn bào nhân sơ
nhờ có sự cộng sinh nội bào của vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn quang hợp
hình thành sinh vật nhân thực.
Câu hỏi trang 221 KHTN 9: Đọc thông tin trên kết hợp quan sát Hình 51.3, trình
bày quá trình phát triển của sinh giới. Trả lời:
Quá trình phát triển của sinh giới: Điều kiện khí hậu, địa chất biến đổi liên tục
tạo điều kiện cho sự tiến hóa từ tổ tiên chung (tế bào sơ khai) hình thành vi
khuẩn, vi khuẩn cổ (sinh vật nhân sơ) và sau đó là nguyên sinh, nấm, thực vật,
động vật (sinh vật nhân thực). Sinh giới không ngừng tiến hóa đã tạo nên thế
giới sinh vật đa dạng, phong phú như ngày nay.
II. Sự phát sinh loài người
Hoạt động trang 223 KHTN 9: Quan sát Hình 51.4, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Gọi tên các giai đoạn chính của quá trình phát sinh loài người.
2. Trình bày tóm tắt đặc điểm hình thái, đời sống của các dạng người. Trả lời:
1. Các giai đoạn chính của quá trình phát sinh loài người lần lượt là: Từ tổ tiên
chung tiến hóa thành người Australopithecus → Homo habilis → Homo
erectus → Homo neanderthalensis và Homo sapiens.
2. Đặc điểm hình thái, đời sống của các dạng người là:
- Australopithecus (người vượn phương nam): Họ đi bằng hai chân, thân hơi
khom về phía trước; biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ và tấn công.
- Homo habilis (người khéo léo): Họ sống thành đàn, đi thẳng, cấu trúc bàn
chân gần giống người hiện đại, biết chế tạo và sử dụng công cụ bằng đá. Đời
sống dựa vào săn bắt một số động vật nhỏ và thu hái quả, hạt, củ, lá cây làm thức ăn.
- Homo erectus (người đứng thẳng): Họ đi thẳng, nhanh nhẹn; sống theo tổ
chức xã hội, chưa có nghi thức tôn giáo.
- Homo neanderthalensis (người Neanderthal): Họ đi thẳng gần như người
hiện đại, đã biết dùng lừa thông thạo, sống săn bắt và hái lượm, công cụ
phong phú được chế tác từ đá silic, bước đầu có đời sống văn hóa.
- Homo sapiens (người tinh khôn): Họ có hình thái và bộ xương giống người
hiện nay; biết chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo bằng đá, xương,
sừng; sống thành bộ lạc, có nền văn hóa phức tạp, có mầm mống mĩ thuật và tôn giáo.