Giải KHTN Lớp 6 Bài 19: Đa dạng thực vật | Cánh diều
Soạn KHTN 6 Cánh diều Bài 19 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 19 Đa dạng thực vật mời các bạn theo dõi nhé.
Chủ đề: Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống (CD)
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải KHTN 6 Bài 19: Đa dạng thực vật I. Phần mở đầu
❓ Kể tên thực vật và chia chúng ra thành các nhóm có đặc điểm giống nhau (ví
dụ: cùng ở nước hoặc ở cạn, cùng là cây lấy hoa hoặc cây lấy gỗ,…) Trả lời:
- Các loại cây: xoài, mít, keo, bạch đàn, hoa hồng, hoa cúc, cải thảo, cải bắp, bèo lục bình, hoa súng - Phân loại: Nhóm cây Tên cây Cây ở nước Bèo lục bình, hoa súng Cây ở cạn
Xoài, mít, keo, bạch đàn, hoa hồng, hoa cúc, cải thảo, cải bắp Cây ăn quả Xoài, mít Cây lấy hoa Hoa hồng, hoa cúc Cây lấy lá Cải thảo, cải bắp
II. Các nhóm thực vật
❓Quan sát hình 19.1, nêu tên các nhóm thực vật và đặc điểm phân chia. Trả lời: Tên nhóm thực vật
Đặc điểm phân chia Thực vật không có Chưa có hệ mạch mạch dẫn
Thực vật có mạch dẫn Có hệ mạch nhưng chưa xuất hiện hoa và hạt không hạt 1 Thực vật hạt trần
Có hệ mạch, không có hoa và có hạt trần Thực vật hạt kín
Có hệ mạch, có hoa và có hạt kín
III. Thực vật không có mạch dẫn
❓Quan sát hình 19.2 và cho biết những đặc điểm giúp em nhận biết cây rêu. Trả lời:
Đặc điểm nhận biết cây rêu:
- Thường sống ở nơi ẩm ướt, bám trên thân các cây gỗ, trên đá. - Có lá và túi bào tử - Có rễ giả
IV. Thực vật có mạch dẫn, không có hạt
❓ Quan sát hình 19.3 và nêu đặc điểm của cây dương xỉ. Trả lời:
Cây dương xỉ cổ đại hay còn gọi là dương xỉ rừng, dương xỉ thân gỗ và có kích thước
lớn gấp trăm lần những cây dương xỉ mọc ở bờ, bụi rậm. Cây được tìm thấy rất nhiều
ở các khu vực rừng nhiệt đới, rừng ẩm ướt và ở Việt Nam cây dương xỉ cổ đại rất phổ biến.
Dương xỉ cổ đại có thân gỗ to, chiều cao trung bình khi phát triển khoảng tầm 20 -
30m. Lá dương xỉ dạng kép, xẻ lông chim có màu xanh đậm rất đẹp. Chính vì thân cây
lớn nên lá dương xỉ vươn dài khoảng tầm 1m là lá bình thường, có thể những lá lớn
hơn độ vươn dài lên tới 4m. Trên cuốn lá chính có nhiều lá phụ và được xé nhỏ ra
nhiều lá phụ khác nữa trông rất mềm mại.
Đặc điểm của cây dương xỉ: 2
- Sống ở nơi có khí hậu nóng ẩm - Có lá, thân, rễ thật - Chưa có hoa và hạt
-Sinh sản bằng bào tử nằm trong ổ túi bào tử ở mặt dưới lá
❓Nêu đặc điểm giúp em phân biệt cây rêu và cây dương xỉ. Trả lời:
Đặc điểm phân biệt cây rêu và cây dương xỉ là:
- Rêu chưa có hệ mạch dẫn, có rễ giả
-Dương xỉ có hệ mạch dẫn, có rễ thật
V. Thực vật có mạch dẫn, không có hạt, không có hoa
❓Nêu những đặc điểm giúp em nhận biết cây thông. Gợi ý 1 Trả lời:
Đặc điểm nhận biết cây thông:
- Phần lớn có lá hình kim
- Có mạch dẫn, có hạt, không có hoa
- Các hạt nằm trên những lá noãn xếp liền nhau thành nón
- Có hai loại nón là nón đực và nón cái Gợi ý 2 Gợi ý 2 3
Cây Thông, với sự đa dạng trong từng loại, mang đến một bức tranh thiên nhiên đầy
màu sắc và sự thú vị. Mặc dù mỗi loại cây Thông có những đặc điểm riêng biệt về
hình dáng và màu sắc, nhưng chúng cũng chia sẻ những nét đặc trưng chung mà bạn
có thể dễ dàng nhận biết:
Thân cây: Được làm từ chất gỗ chắc chắn, thân cây Thông chứa một lượng nhựa màu
vàng tinh khiết. Đứng dưới tán cây và nhìn lên, bạn sẽ thấy thân cây vươn cao khoảng
30 – 35m, với hình dáng thẳng và tròn. Đặc trưng thú vị nhất có lẽ là vỏ cây – một lớp
bọc dày, có bề mặt sần sùi và màu sắc độc đáo nâu đỏ.
Lá cây: Là biểu tượng cho nhóm thực vật lá kim, lá của cây Thông có một màu xanh
đậm, cảm giác cứng cáp khi chạm vào và có chiều dài dao động từ 15 – 25cm. Điểm
đáng chú ý là khả năng giữ màu xanh của lá trong một thời gian dài, tạo nên vẻ đẹp bền vững.
Quả: Khi nhìn từ xa, bạn sẽ thấy hình dáng giống một tháp nhỏ. Được cấu tạo từ nhiều
lớp vảy xếp chồng lên nhau, quả Thông có kết cấu cứng cáp, màu nâu và không có
gai. Điểm đặc biệt là quả có thể tồn tại trong một thời gian rất lâu, chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của cây.
Hạt: Với hình dáng giống trái xoan và bề mặt hơi dẹt, hạt Thông được bao bọc bởi
một lớp vỏ mỏng, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên và hấp dẫn.
VI. Thực vật có mạch kín, có hạt và có hoa
❓ Nêu những đặc điểm giúp em nhận biết được cây hạt kín và cho biết môi
trường sống của chúng. Trả lời:
- Đặc điểm nhận biết cây hạt kín: + Có hạt nằm trong quả
+ Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản đầy đủ (có rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt) 4 - Môi trường sống:
+ Thực vật hạt kín mọc khắp nói, cả ở trên cạn và dưới nước, ở trên vùng núi cao hoặc nơi có tuyết bao phủ.
❓Kể tên thực vật có ở môi trường xung quanh em và cho biết chúng thuộc nhóm
nào trong số những nhóm thực vật đã học. Trả lời:
- Một số thực vật quanh em: cây bàng, cây hoa hồng, cây thông, rêu, cây chanh, cây đào, cây rau bợ… - Phân loại: Nhóm thực vật Tên cây
Thực vật chưa có hệ mạch Rêu
Thực vật có hệ mạch không có hạt Rau bợ Thực vật hạt trần Cây thông Thực vật hạt kín
Cây bàng, hoa hồng, cây canh, cây đào
❓Nêu sự giống và khác nhau giữa thực vật hạt trần với thực vật hạt kín theo gợi ý trong bảng 19.1. Trả lời: Đặc điểm
Thực vật hạt trần Thực vật hạt kín Rễ Rễ thật Rễ thật Thân có hệ mạch Cơ quan Thân Thân có hệ mạch dẫn dẫn sinh dưỡng Hình dạng lá đa Lá Chủ yếu lá lá kim dạng 5 Nón Có nón Không có nón Cơ quan Hoa Không có hoa Có hoa sinh sản Quả Không có quả Có quả Hạt Hạt trần Hạt kín 6
Document Outline
- Giải KHTN 6 Bài 19: Đa dạng thực vật
- I. Phần mở đầu
- II. Các nhóm thực vật
- III. Thực vật không có mạch dẫn
- IV. Thực vật có mạch dẫn, không có hạt
- V. Thực vật có mạch dẫn, không có hạt, không có hoa
- VI. Thực vật có mạch kín, có hạt và có hoa