-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải KHTN Lớp 6: Bài tập Chủ đề 3 và 4 | Cánh diều
Bài tập chủ đề 3, 4 KHTN 6 Cánh diều được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Vậy sau đây là câu trả lời 8 Bài tập chủ đề 3, 4 KHTN 6 Cánh diều mời các bạn theo dõi nhé.
Chủ đề 4: Oxygen và không khí (CD) 5 tài liệu
Khoa học tự nhiên 6 1.8 K tài liệu
Giải KHTN Lớp 6: Bài tập Chủ đề 3 và 4 | Cánh diều
Bài tập chủ đề 3, 4 KHTN 6 Cánh diều được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Vậy sau đây là câu trả lời 8 Bài tập chủ đề 3, 4 KHTN 6 Cánh diều mời các bạn theo dõi nhé.
Chủ đề: Chủ đề 4: Oxygen và không khí (CD) 5 tài liệu
Môn: Khoa học tự nhiên 6 1.8 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Khoa học tự nhiên 6
Preview text:
Giải KHTN 6 Bài tập Chủ đề 3 và 4 Câu 1
Trong các phát biểu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể hoặc chỉ chất?
Chỉ ra vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống và vật không sống.
a) Trong không khí, oxygen chiếm khoảng 1/5 về thể tích.
b) Hạt thóc, củ khoai và quả chuối đều có chứa tinh bột.
c) Khí ăn một quả cam, cơ thể chúng ta được bổ sung nước, chất xơ, vitamin C và đường glucose. Gợi ý đáp án:
Vật thể: hạt thóc, củ khoai, quả chuối, nước, quả cam
Chất: oxygen, tinh bột, chất xơ, vitamin C, đường glucose
Vật thể tự nhiên: hạt thóc, củ khoai, quả chuối, nước, quả cam Vật thể nhân tạo:
Vật sống: hạt thóc, củ khoai, quả chuối Vật không sống: nước Câu 2
Một bạn học sinh đang nghiên cứu tính chất của một mẫu chất. Mẫu chất đó có
thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định. Theo em, mẫu chất đó đang ở thể nào? Gợi ý đáp án:
Mẫu chất đó đang ở thể khí Câu 3
Người ta bơm khí vào săm, lốp (vỏ) xe ô tô, xe máy, xe đạp để giảm xóc khi di
chuyển, chống mòn lốp, chống hỏng vành và giảm ma sát. Nếu thay chất khí
bằng chất lỏng hoặc chất rắn có được không? Vì sao? Gợi ý đáp án:
Không. Vì nếu thay chất khí bằng chất rắn, hoặc lỏng sẽ không có tác dụng
giảm xóc ngược lại làm bánh nặng và khó di chuyển hơn Câu 4
Những phát biểu nào sau đây mô tả tính chất vật lí, tính chất hoá học? a) Nước sôi ở 100 °C.
b) Xăng cháy trong động cơ xe máy.
c) Lưu huỳnh là chất rắn, có màu vàng.
d) Con dao sắt bị gỉ sau một thời gian tiếp xúc với oxygen và hơi nước trong không khí.
e) Ở nhiệt độ phòng, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị. Gợi ý đáp án:
Tính chất vật lí: a, c, e Tính chất hóa học: b, d Câu 5
Em hãy đề xuất một thí nghiệm đơn giản để phân biệt bình chứa khí oxygen với bình chứa khí nitơ. Gợi ý đáp án:
Đưa que đóm đang cháy vào các lọ chứ khí trên:
- Nếu que đóm bùng cháy mãnh liệt hơn thì lọ đó chứa khí oxi
- Ở lọ còn lại là nitơ làm que đóm vụt tắt Câu 6
Giải thích vì sao em không được dùng nước để dập đám cháy gây ra a) do xăng, đầu. b) do điện. Gợi ý đáp án:
a. Nguyên nhân là vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nên khi xăng dầu cháy nếu ta dập
bằng nước thì nó sẽ lan tỏa nổi trên mặt nước khiến đám cháy còn lan rộng lớn
và khó dập tắt hơn. Do đó khi ngọn lửa do xăng dầu cháy người ta hay thường
dùng vải dày trùm hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với oxi.
b. Vì nước là chất dẫn điện Câu 7
Hoả hoạn (cháy) thường gây tác hại nghiêm trọng tới tính mạng và tài sản của con người.
Theo em, phải có những biện pháp nào để phòng cháy trong gia đình? Gợi ý đáp án:
Biện pháp phòng cháy trong gia đình cơ bản, đơn giản nhất chính là luôn có
sẵn một bình chữa cháy trong nhà. Khi xuất hiện đám cháy, bạn có thể chủ
động dập tắt lửa hoặc hạn chế ngọn lửa lan rộng, có thêm thời gian thoát hiểm
cũng như chờ đợi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến.
Hệ thống điện trong gia đình cần lắp đặt đúng kỹ thuật, quy chuẩn. Tuyệt đối
không tự ý lắp thêm các thiết bị tiêu thụ điện không rõ nguồn gốc xuất xứ tránh
quá tải nguồn điện gây chập cháy.
Các thiết bị điện như lò sưởi, bếp điện cần chú ý tắt nguồn sau khi không sử
dụng,. Đồng thời tránh xa các vật dễ cháy, dễ bắt điện, bắt nhiệt. Trước khi ra
khỏi nhà cần kiểm tra kỹ, ngắt điện khi không có ai.
Để thực hiện biện pháp phòng cháy trong gia đình nên có cầu dao tự động hoặc
các thiết bị bảo vệ điện nếu xảy ra sự có có thể tự động ngắt nguồn điện, hạn
chế rủi ro xuống mức thấp nhất.
Không tích trữ những chất nguy hiểm gây cháy, nổ với số lượng lớn trong nhà
như xăng, dầu, bình ga mini...
Khi sử dụng gas cần lưu ý: khóa van bình gas sau khi sử dụng, tránh trường
hợp chỉ khóa van bếp mà quên khóa van bình gas.
Việc thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã vào những ngày lễ, Tết tại mỗi gia đình
cần cách xa những nơi có chứa chất nguy hiểm cháy, nổ; có người canh để chống cháy lan. Câu 8
Nêu một số hoạt động của con người gây ô nhiễm không khí. Gợi ý đáp án:
Ô nhiễm không khí là một vấn đề đáng báo động ở nhiều quốc gia trên thế giới
hiện nay. Biểu hiện của tình trạng ô nhiễm là sự thay đổi của các thành phần
trong không khí như khói, bụi, hơi và một số loại khí lạ xâm nhập vào không
khí. Ô nhiễm không khí bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau và vì thế nó cũng
gây ra rất nhiều hậu quả không chỉ là ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà
còn là những tác động tiêu cực đến động, thực vật.
Những hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường như:
+ Đốt cháy nhiên liệu (củi, than, dầu mỏ, dầu khí, khí đốt) trong các hoạt động
giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, các bệnh viện.
+ Sử dụng không đúng cách thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.
+ Do các hoạt động, chất độc hóa học trong chiến tranh, thử vũ khí hạt nhân để
lại chất thải phóng xạ.
+ Không xử lí các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, khai thác
khoáng sản, y tế, các chất thải trong các hộ gia đình. Gợi ý 2
Ô nhiễm môi trường không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí,
do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây nên các mùi lạ,
làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
của con người cũng như động thực vật trên trái đất.
Bởi vì không khí luôn bao quanh chúng ta, không khí cần thiết cho sự sống của
tất cả sinh vật, thực vật trên trái đất. Bởi vậy nếu môi trường không khí bị ô
nhiễm thì tất cả các sinh vật điều bị tác động. Con người là nguyên nhân chính
dẫn đến việc không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng như bây giờ, vì vậy chúng ta
cần phải hành động để khắc phục những hậu quả ô nhiễm mà mình đã gây ra
cũng như cải thiện môi trường sống của chúng ta và các sinh, thực vật trên trái đất này.
Nguyên nhân từ tự nhiên
Ô nhiễm từ bụi, gió: Gió là một trong những nguyên nhân chính gây
nên ô nhiễm môi trường không khí, khi mà các bụi, chất độc hay mùi
hôi thối bị gió đẩy đi hàng trăm kilômét. Điều này làm lan truyền ô
nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sinh, thực vật và con người.
Núi lửa phun trào: Các khí Metan, Lưu Huỳnh, Clo…. nằm sâu trong
các tầng dung nham hàng trăm năm. Tuy nhiên khi núi lửa phun trào sẽ
giải phóng chúng khiến không khí trở nên ô nhiễm nặng.
Bão, lốc xoáy: Trong mỗi trận bão luôn luôn chứa một lượng lớn khí
NOX làm ô nhiễm môi trường cực nặng. Tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn (PM 10,
PM 2.5) tăng cao khi xảy ra các trận bão cát.
Thời điểm giao mùa: Thời điểm giao mùa vào các tháng 10-11 thường
kèm theo sương mù, việc này khiến cho các bụi mịn không không được
giải phóng, bị giữ lại trong sương. Làm cho cả bầu trời đều bị bao phủ
bởi bụi mịn, làm giảm tầm nhìn và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cháy rừng: Những vụ cháy rừng sẽ tạo ra các khí Nito Oxit rất lớn.
Chúng cũng là một trong rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.
Ngoài những nguyên nhân trên thì việc phân hủy xác chết động vật, sóng biển
hay phóng xạ tự nhiên cũng là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.
Nguyên nhân từ con người (nhân tạo)
Chúng ta là nạn nhân của việc ô nhiễm môi trường, tuy nhiên chúng ta cũng
chính là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Rất nhiều các hoạt
động hằng ngày của chúng ta góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường không khí.
Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp
Đây là nguyên nhân chính, gây nhức nhối cho cộng đồng và nhà nước,
không riêng gì Việt Nam mà rất nhiều các nước đang phát triển điều
vướng phải tình trạng này. Khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí
nghiệp trong những khu công nghiệp làm đen ngòm một khoảng trời.
Chúng thải ra các khí Co2, Co, SO2, Nox cùng một số chất hữu cơ khác, với nồng độ cực cao.
Những khu công nghiệp này không chỉ làm ô nhiễm môi trường không
khí mà còn là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cho các
“làng ung thư” được hình thành.
Mưa axit cũng chính là hậu quả của những hoạt động sản xuất công
nghiệp không xử lý thải đúng cách gây nên.
Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hay các hoạt động đốt rơm, rạ,
đốt rừng làm rẫy cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí.
Document Outline
- Giải KHTN 6 Bài tập Chủ đề 3 và 4
- Câu 1
- Câu 2
- Câu 3
- Câu 4
- Câu 5
- Câu 6
- Câu 7
- Câu 8
- Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp