Giải Lịch Sử 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc | Cánh diều

Soạn Sử 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang Âu Lạc sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 83→85 thuộc chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam.

Môn:

Lịch Sử 10 440 tài liệu

Thông tin:
4 trang 10 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Giải Lịch Sử 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc | Cánh diều

Soạn Sử 10 Bài 12: Văn minh Văn Lang Âu Lạc sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 83→85 thuộc chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam.

122 61 lượt tải Tải xuống
Trả lời câu hỏi nội dung bài học Sử 10 Bài 12
1. Cơ sở hình thành
Câu hỏi trang 84: Đọc thông tin quan sát Lược đồ 12, hãy nêu sở điều kiện tự
nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang Âu Lạc.
Gợi ý đáp án
- Cơ sở điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
+ Hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).
+ Phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc ngày nay phía đông giáp biển những yếu tố
vị trí địa lí thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh khác.
+ Các dòng sông lớn (sông Hồng, sông Mã…) đã bồi đắp phù sa, hình thành các vùng
đồng bằng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định cư sinh sống
+ Khí hậu nhiệt đới m gió mùa thuận lợi đdân trồng trọt, chăn nuôi, bảo đảm
nguồn thức ăn đa dạng.
+ Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (sắt, đồng, chi, thiếc,...) là cơ sở để dân
chế tác các loại hình công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt
Câu hỏi trang 84: Đọc thông tin quan sát các hình 12.2, 12.3 hãy nêu cơ sở hội
hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
Gợi ý đáp án
- Cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang Âu Lạc:
+ hội sự phân hoá thành: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, tì. Quý tộc
những người giàu, thế lực. Nông dân tự do sinh sống trong các công nông thôn
và chiếm đại đa số dân cư. Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
+ Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng
cư dân Việt cổ.
2. Những thành tựu tiêu biểu
Câu hỏi trang 85 SGK Sử 10 CD: Đọc thông tin, liệu quan sát các hình 12.4,
12.5 hãy nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của dân nền văn minh Văn
Lang Âu Lạc.
Gợi ý đáp án
- Thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của dân nền văn minh Văn Lang Âu
Lạc:
+ Nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của cư dân bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, các loại
rau, củ, quả, gia súc, gia cầm (lợn, gà, vịt,...) và các loại thuỷ sản (cá, tôm, cua,...)
+ Về trang phục, nam thường đóng khố, mình trần; nữ mặc áo, váy, yếm che ngực
đều đi chân đất. Vào dịp lễ hội, trang phục thêm đồ trang sức, như vòng, nhân,
khuyên tai, mũ gắn lông vũ,...
+ Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sản làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
+ Phương thức di chuyển trên sông nước chủ yếu là dùng thuyền, bè.
Giải Luyện tập, vận dụng Lịch sử 10 Bài 12 trang 85
Luyện tập 1
Hãy kể tên một số di chỉ, hiện vật khảo cổ tiêu biểu minh chứng cho sự tồn tại của nền
văn minh Văn Lang Âu Lạc.
Gợi ý đáp án
- Một số di chỉ minh chứng cho sự tồn tại của nền văn minh Văn Lang Âu Lạc:
+ Di chỉ khảo cổ Văn hóa Đông Sơn (gồm 2 khu vực chính là ven bờ Nam sông Mã và
trong làng cổ Đông Sơn nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa).
+ Khu di tích Cổ Loa (thuộc địa phận huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay).
- Một số hiện vật minh chứng cho sự tồn tại của nền văn minh Văn Lang Âu Lạc:
+ Trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam).
+ Lưỡi cày đồng, tượng đồng hình trâu có người cưỡi (thuộc văn hóa Đông Sơn)
+ Thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái).
+ Mũi tên đồng thành Cổ Loa…
Luyện tập 2
Hãy nêu những biểu hiện về sự kế thừa phát triển của ớc Âu Lạc so với nước
Văn Lang.
Gợi ý đáp án
- Biểu hiện về sự kế thừa và phát triển của nước Âu Lạc so với nước Văn Lang:
+ Lãnh thổ mở rộng hơn trên sở hòa hợp, thống nhất giữa người Tây Âu Lạc
Việt
+ Người Âu Lạc biết chế tạo ra nỏ và đã có thể xây dựng được thành Cổ Loa kiên cố.
Vận dụng
Sưu tầm tư liệu để giới thiệu với thầy cô và bạn học về lễ hội Đền Hùng.
Gợi ý đáp án
* Giới thiệu về lễ hội Đền Hùng:
- Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm từ ngày mồng 6 đến
ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
- Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đã trở thành lễ hội mang tính văn hoá tâm
linh lớn nhất Việt Nam; hàng năm đến ngày Giỗ Tổ tổ chức LHội, con cháu
trên mọi miền Tổ quốc hành ơng về với tấm lòng thành kính dâng lên Tổ tiên, tỏ
lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng và các bậc tiền nhân của dân tộc.
- Lễ hội Đền ng chyếu gồm hai phần: Phần Lễ phần Hội. Phần Lễ được tiến
hành với nghi thức trang nghiêm, trọng thể tại đền Thượng; phần Hội được diễn ra với
nhiều hoạt động văn hóa phong phú mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc dưới chân núi
Hùng.
+ Trong phần Lễ: từ chiều mồng 9, các làng ớc kiệu dâng lễ bánh giày, bánh chưng
đã tập trung đông đủ dưới cổng Công Quán. Sáng sớm hôm sau, các đoàn đại biểu xếp
hàng chỉnh tề đi sau cỗ kiệu rước lễ vật lần lượt đi lên đền trong tiếng nhạc của
phường bát âm đội múa sinh tiền. Tới trước cửa đền Thượng, đoàn đại biểu dừng
lại kính cẩn dâng lễ vào Thượng cung. Đồng chí lãnh đạo Tỉnh Phú Thọ thay mặt cho
nhân dân cả nước (năm chẵn đồng chí nguyên thủ quốc gia hoặc lãnh đạo Bộ Văn
hóa, Thể thao Du lịch) kính cẩn đọc diễn văn Lễ Tổ. Toàn bộ nội dung nh lễ
được truyền tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình để đồng bào cả nước theo dõi lễ
hội. Trong thời gian tiến hành nghi lễ, toàn bộ diễn trường tạm ngừng các hoạt động
để đảm bảo tính linh thiêng và nghiêm trang của Lễ Hội.
+ Phần Hội: diễn ra ng bừng náo nhiệt xung quanh khu vực núi Hùng, như: đấu vật,
bắn nỏ, rước kiệu, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, thi kéo lửa thổi cơm, trò
diễn “Bách nghệ khôi hài” và Trò Trám của làng Tứ Xã, rước lúa thần… Ngoài ra còn
các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp như: Chèo, kịch nói, hát quan
họ, hát Xoan….
- Lễ hội Đền Hùng đã hình thành từ rất sớmsự tồn tại của nó luôn gắn chặt với quá
trình phát triển của lịch sử dân tộc. Với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" đạo
"Ăn quả nhớ người trồng cây", các Vua Hùng cùng các nhân vật liên quan thời kỳ
Hùng Vương luôn được nhân dân ở các làng, xã trên phạm vi cả nước tôn thờ.
| 1/4

Preview text:


Trả lời câu hỏi nội dung bài học Sử 10 Bài 12
1. Cơ sở hình thành
Câu hỏi trang 84: Đọc thông tin và quan sát Lược đồ 12, hãy nêu cơ sở điều kiện tự
nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. Gợi ý đáp án
- Cơ sở điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
+ Hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).
+ Phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc ngày nay và phía đông giáp biển là những yếu tố
vị trí địa lí thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh khác.
+ Các dòng sông lớn (sông Hồng, sông Mã…) đã bồi đắp phù sa, hình thành các vùng
đồng bằng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định cư sinh sống
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi để cư dân trồng trọt, chăn nuôi, bảo đảm
nguồn thức ăn đa dạng.
+ Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (sắt, đồng, chi, thiếc,...) là cơ sở để cư dân
chế tác các loại hình công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt
Câu hỏi trang 84: Đọc thông tin và quan sát các hình 12.2, 12.3 hãy nêu cơ sở xã hội
hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. Gợi ý đáp án
- Cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
+ Xã hội có sự phân hoá thành: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì. Quý tộc là
những người giàu, có thế lực. Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn
và chiếm đại đa số dân cư. Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
+ Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ.
2. Những thành tựu tiêu biểu
Câu hỏi trang 85 SGK Sử 10 CD: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 12.4,
12.5 hãy nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. Gợi ý đáp án
- Thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
+ Nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của cư dân bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, các loại
rau, củ, quả, gia súc, gia cầm (lợn, gà, vịt,...) và các loại thuỷ sản (cá, tôm, cua,...)
+ Về trang phục, nam thường đóng khố, mình trần; nữ mặc áo, váy, yếm che ngực và
đều đi chân đất. Vào dịp lễ hội, trang phục có thêm đồ trang sức, như vòng, nhân,
khuyên tai, mũ gắn lông vũ,...
+ Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sản làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
+ Phương thức di chuyển trên sông nước chủ yếu là dùng thuyền, bè.
Giải Luyện tập, vận dụng Lịch sử 10 Bài 12 trang 85 Luyện tập 1
Hãy kể tên một số di chỉ, hiện vật khảo cổ tiêu biểu minh chứng cho sự tồn tại của nền
văn minh Văn Lang – Âu Lạc. Gợi ý đáp án
- Một số di chỉ minh chứng cho sự tồn tại của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
+ Di chỉ khảo cổ Văn hóa Đông Sơn (gồm 2 khu vực chính là ven bờ Nam sông Mã và
trong làng cổ Đông Sơn – nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa).
+ Khu di tích Cổ Loa (thuộc địa phận huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay).
- Một số hiện vật minh chứng cho sự tồn tại của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
+ Trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam).
+ Lưỡi cày đồng, tượng đồng hình trâu có người cưỡi (thuộc văn hóa Đông Sơn)
+ Thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái).
+ Mũi tên đồng thành Cổ Loa… Luyện tập 2
Hãy nêu những biểu hiện về sự kế thừa và phát triển của nước Âu Lạc so với nước Văn Lang. Gợi ý đáp án
- Biểu hiện về sự kế thừa và phát triển của nước Âu Lạc so với nước Văn Lang:
+ Lãnh thổ mở rộng hơn trên cơ sở hòa hợp, thống nhất giữa người Tây Âu và Lạc Việt
+ Người Âu Lạc biết chế tạo ra nỏ và đã có thể xây dựng được thành Cổ Loa kiên cố. Vận dụng
Sưu tầm tư liệu để giới thiệu với thầy cô và bạn học về lễ hội Đền Hùng. Gợi ý đáp án
* Giới thiệu về lễ hội Đền Hùng:
- Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm từ ngày mồng 6 đến
ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
- Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đã trở thành lễ hội mang tính văn hoá tâm
linh lớn nhất ở Việt Nam; hàng năm đến ngày Giỗ Tổ và tổ chức Lễ Hội, con cháu
trên mọi miền Tổ quốc hành hương về với tấm lòng thành kính dâng lên Tổ tiên, tỏ
lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng và các bậc tiền nhân của dân tộc.
- Lễ hội Đền Hùng chủ yếu gồm hai phần: Phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ được tiến
hành với nghi thức trang nghiêm, trọng thể tại đền Thượng; phần Hội được diễn ra với
nhiều hoạt động văn hóa phong phú mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc dưới chân núi Hùng.
+ Trong phần Lễ: từ chiều mồng 9, các làng rước kiệu dâng lễ bánh giày, bánh chưng
đã tập trung đông đủ dưới cổng Công Quán. Sáng sớm hôm sau, các đoàn đại biểu xếp
hàng chỉnh tề đi sau cỗ kiệu rước lễ vật lần lượt đi lên đền trong tiếng nhạc của
phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước cửa đền Thượng, đoàn đại biểu dừng
lại kính cẩn dâng lễ vào Thượng cung. Đồng chí lãnh đạo Tỉnh Phú Thọ thay mặt cho
nhân dân cả nước (năm chẵn là đồng chí nguyên thủ quốc gia hoặc lãnh đạo Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch) kính cẩn đọc diễn văn Lễ Tổ. Toàn bộ nội dung hành lễ
được truyền tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình để đồng bào cả nước theo dõi lễ
hội. Trong thời gian tiến hành nghi lễ, toàn bộ diễn trường tạm ngừng các hoạt động
để đảm bảo tính linh thiêng và nghiêm trang của Lễ Hội.
+ Phần Hội: diễn ra tưng bừng náo nhiệt xung quanh khu vực núi Hùng, như: đấu vật,
bắn nỏ, rước kiệu, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, thi kéo lửa thổi cơm, trò
diễn “Bách nghệ khôi hài” và Trò Trám của làng Tứ Xã, rước lúa thần… Ngoài ra còn
có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp như: Chèo, kịch nói, hát quan họ, hát Xoan….
- Lễ hội Đền Hùng đã hình thành từ rất sớm và sự tồn tại của nó luôn gắn chặt với quá
trình phát triển của lịch sử dân tộc. Với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và đạo
lý "Ăn quả nhớ người trồng cây", các Vua Hùng cùng các nhân vật liên quan thời kỳ
Hùng Vương luôn được nhân dân ở các làng, xã trên phạm vi cả nước tôn thờ.