-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Lịch sử 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam | Cánh diều
Soạn Sử 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 112→120 thuộc chủ đề 7: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Chủ đề: Chủ đề 7: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (CD)
Môn: Lịch Sử 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Trả lời câu hỏi nội dung bài học Sử 10 Bài 16
1. Thành phần dân tộc theo dân số
Câu hỏi trang 112: Đọc thông tin và quan sát Bảng 16, các hình 16.1, 16.2 hãy: Kể
tên các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có dân tộc trên 1 triệu người và những dân tộc
thiểu số có dân tộc dưới 5 nghìn người. Gợi ý đáp án
- Các dân tộc thiểu số có trên 1 triệu người là: Tày, Thái, Mường, Hmông, Khơ-me, Nùng.
- Các dân tộc thiểu số có dưới 5000 người là: Lô Lô; Mảng; Cờ Lao; Bố y; Cống;
Ngái; Si La; Pu Péo; Ra Măm; Brâu; Ơ Đu. Câu hỏi trang 112
Đọc thông tin và quan sát Bảng 16, các hình 16.1, 16.2 hãy: Nhận xét về cơ cấu dân số
theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Gợi ý đáp án
Nhận xét cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay:
+ Trong cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay, dân tộc Kinh có dân số lớn nhất, chiếm
khoảng 85.3% tổng số dân
+ 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm khoảng 14.7% dân số.
2. Ngữ hệ và phân chia tộc người theo ngữ hệ
Câu hỏi trang 112 SGK Sử 10 CD: Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 16.1 hãy: Trình bày khái niệm ngữ hệ Gợi ý đáp án
- Ngữ hệ là một nhóm các ngon ngữ có cùng nguồn gốc với nhau. Quan hệ đó được
xác định bởi những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vị cơ bản, âm vị và thanh điệu….
- Ngữ hệ còn được gọi là dòng ngôn ngữ
Giải Luyện tập, vận dụng Lịch sử 10 Bài 16 trang 120 Luyện tập 1
Thành phần dân tộc theo dân số và phân chia tộc người theo ngữ hệ được thể hiện như thế nào? Gợi ý đáp án
- Thành phần dân tộc theo dân số:
+ Trong cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay, dân tộc Kinh có dân số lớn nhất, chiếm
khoảng 85.3% tổng số dân
+ 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm khoảng 14.7% dân số.
- Phân chia tộc người theo ngữ hệ: Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào 8 nhóm
ngôn ngữ tộc người, thuộc 5 ngữ hệ khác nhau: - Ngữ hệ Nam Á, gồm:
+ Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường: người Kinh, người Thổ, người Chứt
+ Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme: người Khơ-me, Ba-na, Xơ-đăng, Hrê, Cơho,
Mnông, Xtiêng, Khơ-mú; Bru-Vân Kiều, Cơ tu, Giẻ Triêng, Tà Ôi, Mạ, Chơ-ro, Xinh- mun…
- Ngữ hệ Mông – Dao, gồm nhóm ngôn ngữ Hmông, Dao: Hmông, Dao, Pà Thẻn.
- Ngữ hệ Thái – Kađai, gồm:
+ Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái: Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Dáy, Lào, Lự, Bố Ý
+ Nhóm ngôn ngữ Kađai: La Chi, La Ha, Cờ Lao, Pu-péo
- Ngữ hệ Nam Đảo gồm nhóm ngôn ngữ Mã Lai – Đa đảo: Gia-rai, Ê-đê, Chăm, Ra- giai, Chu-ru…
- Ngữ hệ Hán – Tạng, gồm:
+ Nhóm ngôn ngữ Hán: Hoa, Sán Dìu, Ngái
+ Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến: Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Cống, Si La… Luyện tập 2
Trình bày những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Gợi ý đáp án
a/ Nét chính về đời sống vật chất - Hoạt động kinh tế
+ Nông nghiệp: Hoạt động sản xuất chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, nhưng có sự khác
nhau về hình thức giữa đồng bằng và miền núi.
+ Thủ công nghiệp: cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam phát triển các nghề thủ công
như nghề gốm, dệt, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy,... từ sớm; một số nghề đạt đến trình độ cao
+ Thương nghiệp: chợ vừa là nơi trao đổi, buôn bán các mặt hàng, vừa là nơi giao lưu
văn hoá và thể hiện tính cộng đồng. - Đời sống vật chất
+ Ăn: lương thực, thực phẩm chính là: gạo nếp, gạo tẻ, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải
sản…. khẩu vị của các dân tộc ở mỗi vùng, miền có sự khác nhau.
+ Mặc: trang phục truyền thống của các tộc người có sự khác biệt nhất định, phù hợp
với tập quán và điều kiện sống của từng dân tộc.
+ Ở: nhà ở truyền thống của người Kinh là nhà trệt; các dân tộc thiểu số thường dựng nhà sàn - Phương tiện đi lại:
+ Trước đây: phương tiện đi lại truyền thống của người Kinh là ngựa, xe ngựa, xe kéo
tay, trên đường thuỷ có thuyền, bè, mảng, ghe, tàu,... Các dân tộc thiểu số thường sử
dụng: ngựa, voi, trâu/ bò…
+ Trong xã hội hiện đại, xe đạp, xe máy và ô tô là phương tiện giao thông phổ biến.
Tàu hoả, máy bay cũng trở thành phương tiện đi lại quen thuộc của người dân Việt Nam.
b/ Nét chính về đời sống tinh thần - Tín ngưỡng, tôn giáo
+ Tín ngưỡng: Các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có tục thờ cúng tổ
tiên, thờ các vị thần tự nhiên, thực hiện nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp,...
với những cách thức khác nhau.
+ Tôn giáo: tại Việt Nam có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới là Phật
giáo, Đạo giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo,... Mức độ đậm nhạt của các tôn
giáo này khác nhau tùy theo tiến trình lịch sử, theo vùng miền và theo tộc người…
- Phong tục, tập quán, lễ hội của các tộc người có sự khác biệt, tạo nên những nét bản sắc văn hóa độc đáo. - Nghệ thuật
+ Các loại hình nghệ thuật biểu diễn của dân tộc Kinh rất đa dạng, tiêu biểu như nghệ
thuật múa rối nước, chèo, tuồng, đờn ca tài tử, ca trù, hát xoan, dân ca quan họ,...
+ Mỗi dân tộc thiểu số lại có những làn điệu, điệu múa và nhạc cụ riêng. Vận dụng
Sưu tầm tư liệu, giới thiệu về đời sống vật chất và tinh thần của một hoặc một số dân
tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Gợi ý đáp án
(*) Giới thiệu về dân tộc Thái Tên dân tộc: Thái
Nhóm dân tộc địa phương: Thái Đen, Thái Trắng
Dân số: 1.820.950 (năm 2019).
Ngôn ngữ: thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (ngữ hệ Thái – Ka Đai) Đời sống vật chất: - Ăn:
+ Lương thực, thực phẩm chính gồm: gạo nếp, gạo tẻ; thị gia súc, gia cầm, cá… trên
mâm cơm hằng ngày của họ phổ biến món ớt giã trộn muối, tỏi, có rau thơm, mùi, là hành, gọi chung là chéo.
+ Ưa thức ăn có các vị: cay, chua, đắng, chát, bùi, ít dùng các món ngọt, lợ, đậm, nồng…
+ Người Thái có thói quen uống rượu cần; hút thuốc lào bằng điếu ống tre, nứa - Trang phục:
+ Các cô gái Thái mặc áo cánh ngắn, đủ màu sắc, đính khuy bạc, áo bó sát thân, ăn
nhịp với chiếc váy vải màu thâm, hình ống; thắt eo bằng dải lụa màu xanh lá cây; đeo
dây xà tích bạc ở bên hông. Phụ nữ Thái Ðen đội khăn piêu với các hình hoa văn thêu
nhiều màu sắc rực rỡ.
+ Nam giới người Thái mặc quần cắt để thắt lưng; áo cánh xẻ ngực có túi ở hai bên
gấu; ở áo của người Thái Trắng có thêm một túi bên ngực trái; cài khuy tết bằng dây
vải. Màu quần áo phổ biến là đen, có thể màu gạch non, hoa kẻ sọc hoặc trắng. Ngày
lễ mặc áo đen dài, xẻ nách, bên trong có một lần áo trắng, tương tự để mặc lót. Bình
thường quấn khăn đen theo kiểu mỏ rìu. Khi vào lễ cuốn dải khăn dài một sải tay.
- Nhà ở: người Thái ở nhà sàn, dáng vẻ khác nhau:
+ Nhà mái tròn khum hình mai rùa, hai đầu mai rùa, hai đầu mái hồi có khau cút;
+ Nhà 4 mái mặt bằng sàn hình chữ nhật gần vuông, hiên có lan can;
+ Nhà sàn dài, cao, mỗi gian hồi làm tiền sảnh;
+ Nhà mái thấp, hẹp lòng, gần giống nhà người Mường.
- Phương tiện vận chuyển:
+ Gánh là phổ biến, ngoài ra gùi theo kiểu chằng dây đeo vắt qua trán,
+ Người Thái dùng ngựa cưỡi, thồ hàng.
+ Ở dọc các con sông lớn họ rất nổi tiếng trong việc xuôi ngược bằng thuyền đuôi én.
Quan hệ xã hội: Cơ cấu xã hội cổ truyền được gọi là bản mường hay theo chế độ phìa
tạo Tông tộc Thái gọi là Ðằm. Mỗi người có 3 quan hệ dòng họ trọng yếu:
+ ẢI Noong (tất cả các thành viên nam sinh ra từ một ông tổ bốn đời).
+ Lung Ta (tất cả các thành viên nam thuộc họ vợ của các thế hệ).
+ Nhinh Xao (tất cả các thành viên nam thuộc họ người đến làm rể). Đời sống tinh thần:
- Cưới xin: Trước kia người Thái theo chế độ hôn nhân mua bán và ở rể nên việc lấy
vợ và lấy chồng phải qua nhiều bước, trong đó có 2 bước cơ bản:
+ Cưới lên (gọi là: đong khửn) - đưa rể đến cư trú nhà vợ - là bước thử thách phẩm
giá, lao động của chàng rể. Người Thái Ðen có tục búi tóc ngược lên đỉnh đầu cho
người vợ ngay sau lễ cưới này. Tục ở rể từ 8 đến 12 năm.
+ Cưới xuống (gọi là: đong lông) đưa gia đình trở về với họ cha.
- Ma chay: Lễ tang có 2 bước cơ bản:
+ Pông là bước phúng viếng tiễn đưa hồn người chết lên cõi hư vô, đưa thi thể ra rừng
chôn (Thái Trắng) hoặc thiêu (Thái Ðen).
+ Xống là bước gọi ma trở về ngụ ở gian thờ cúng tổ tiên ở trong nhà.
- Lễ tết: Người Thái ăn tết theo âm lịch.
- Văn nghệ: Người Thái có các điệu xoè, các loại sáo lam và tiêu, có hát thơ, đối đáp giao duyên phong phú.
- Trò chơi: Trò chơi của người Thái phổ biến là ném còn, kéo co, đua ngựa, dạo
thuyền, bắn nỏ, múa xoè, chơi quay và quả mák lẹ. Nhiều trò chơi cho trẻ em.